Biến chứng tiêm phòng lao và cách xử lý hiệu quả

Lao là bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên và có thể lây từ người qua người thông qua giọt bắn. Lao thường xuất hiện với các triệu chứng ho ra máu, ho có đờm hoặc không đờm, cơ thể bị suy nhược, đau ngực, sốt,… Vaccine phòng lao là lựa chọn hiệu quả để phòng ngừa căn bệnh này. Vậy sau khi tiêm có xảy ra biến chứng tiêm phòng lao hay không?

Bạn đang đọc: Biến chứng tiêm phòng lao và cách xử lý hiệu quả

Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Đây cũng là loại vaccine nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia cho trẻ sơ sinh. Vậy vaccine lao là gì? Biến chứng tiêm phòng lao bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu thông tin sau đây.

Vaccine lao là gì?

Vaccine lao tại Việt Nam hiện nay là BCG (Bacillus Calmette-Guerin). Vaccine này chứa vi khuẩn gây bệnh lao ở dạng bất hoạt độc lực. Vì thế, chúng không có khả năng gây bệnh mà ngược lại còn có tác dụng bảo vệ cơ thể. Cụ thể, vaccine ngăn hình thành các thể lao như lao sơ nhiễm, lao thứ phát, ngăn ngừa bệnh lao diễn biến nặng như lao kê, lao màng não,…

Đối tượng nào cần tiêm phòng lao?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vaccine phòng lao được tiêm cho trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi sau khi sinh. Trên thực tế, đối với những trẻ phát triển ổn định, sức khỏe tốt sẽ thường được tiêm sau khi sinh trong vòng 24 giờ. Đối với những trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe cần được chăm sóc đặc biệt, có thể hoãn việc tiêm vaccine phòng lao BCG đến khi trẻ đạt trạng thái sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn nên tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ sớm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Biến chứng tiêm phòng lao và cách xử lý hiệu quả

Bố mẹ nên tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ sớm để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất

Trẻ được tiêm phòng lao muộn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn đối với những trẻ được tiêm phòng sớm. Bệnh lao có thể xuất hiện ở trẻ sau sinh vài ngày, do hệ miễn dịch lúc này còn yếu. Nếu đã xác định chính xác trẻ bị nhiễm lao, việc tiêm phòng lao lúc này sẽ không cần thiết nữa. Bên cạnh đó, tiêm phòng vaccine lao cho trẻ sau 1 tuổi có thể xảy ra những biến chứng tiêm phòng lao mạnh hơn.

Người lớn không mắc bệnh lao và chưa được tiêm chủng lao nhưng lại tiếp xúc thường xuyên với yếu tố phơi nhiễm cũng nên tiêm phòng lao.

Một số biến chứng tiêm phòng lao có thể xuất hiện

Thông thường, rất hiếm xuất hiện các biến chứng tiêm phòng lao nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi tiêm, người tiêm có thể gặp các phản ứng sau:

  • Trẻ có thể quấy khóc, chán ăn hơn so với bình thường.
  • Phần lớn trẻ chỉ có phản ứng tại chỗ tiêm. Vị trí tiêm sẽ xuất hiện nốt đỏ nhỏ và nốt đỏ này sẽ biến mất trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau tiêm.
  • Trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm vaccine phòng lao, một vài trường hợp có biểu hiện sưng, áp xe tại chỗ, nổi hạch và sốt nhẹ. Các triệu chứng trên sẽ mất trong 1 đến 3 ngày mà không cần can thiệp điều trị.
  • Sau 2 tuần đến 2 tháng, tại vết tiêm có thể xuất hiện vết đỏ da, hóa mủ trắng và mụn mủ này sẽ tự vỡ tạo thành vết loét kéo dài 2 tuần và sau đó tự lành, để lại vết sẹo nhỏ (3 đến 5 mm). Đây cũng là lúc cơ thể của bé đã có miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh lao.
  • Nếu người tiêm sử dụng phải kim tiêm không được vô trùng sẽ xuất hiện áp xe tại chỗ tiêm.
  • Nếu kỹ thuật tiêm không đúng hoặc cơ thể của người tiêm phản ứng quá mạnh với vaccine lao, có thể xuất hiện mụn mủ và để lại vết sẹo to ở vị trí tiêm. Ngoài ra, người tiêm có thể bị nổi hạch lao phản ứng dưới đòn, hạch nách hoặc hạch cổ cùng phía với bên tiêm vaccine. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì phản ứng này chỉ xuất hiện với tỷ lệ 1/100 trẻ.
  • Các phản ứng nặng sau khi tiêm phòng lao xảy ra với tỉ lệ rất thấp, chỉ 1/1.000.000 người bị nhiễm bệnh lao hoặc viêm tủy, các trường hợp này hay xảy ra đối với người nhiễm HIV hoặc bị suy giảm miễn dịch mắc phải.

Tìm hiểu thêm: Đốm nâu trên răng là hiện tượng gì? Làm cách nào loại bỏ?

Biến chứng tiêm phòng lao và cách xử lý hiệu quả
Thông thường, rất hiếm xuất hiện các biến chứng tiêm phòng lao nghiêm trọng

Xử lý biến chứng khi tiêm phòng lao

Tùy theo biến chứng xuất hiện sau khi tiêm phòng lao mà cách xử lý khác nhau như sau:

  • Đối với các phản ứng nhẹ sau khi tiêm như nổi sần, nổi hạch,… sẽ không cần can thiệp điều trị, hiện tượng này sẽ tự mất đi sau vài ngày.
  • Đối với trường hợp trẻ bị sốt nhẹ sau khi tiêm (dưới 38.5 độ), bố mẹ nên hạ nhiệt cho trẻ bằng cách chườm ấm và cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ, ngoài các biện pháp hạ sốt kể trên, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bố mẹ nên hạn chế chạm vào chỗ tiêm khi ôm hoặc bé trẻ. Nếu vị trí tiêm sưng đau, trẻ quấy khóc nhiều, bố mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol với liều 10 – 15mg/kg/lần.
  • Bố mẹ không cần quá lo lắng khi thấy sau khi tiêm 2 tuần đến 2 tháng mà vết tiêm của trẻ còn mưng mủ, bởi đây là biểu hiện bình thường, sau thời gian mưng mủ, mụn mủ sẽ tự vỡ và để lại sẹo. Điều này thể hiện trẻ có đáp ứng tốt với việc tiêm phòng vaccine.

Các biểu hiện cần đưa trẻ đến viện

Theo khuyến cáo của cục Y tế dự phòng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng sau khi chích vaccine lao như:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ và không hạ sốt khi đã dùng thuốc, sốt kéo dài quá 24 giờ, cơn sốt xuất hiện sau 12 tiếng tiêm chủng.
  • Trẻ co giật, phát ban.
  • Trẻ bị nôn trớ, bú kém hoặc bỏ bú.
  • Trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, kém tương tác với bố mẹ, trẻ mệt, li bì, hôn mê.
  • Trẻ có biểu hiện thở nhanh, thở rên, thở ậm ạch, khó thở, tím môi, lạnh chi trên da nổi vân tím.

Ngoài các biểu hiện kể trên, bố mẹ thấy bé yêu của mình có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Biến chứng tiêm phòng lao và cách xử lý hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho dạ dày? Những thực phẩm giúp dạ dày thêm khỏe

Khi trẻ sốt cao trên 39 độ và không hạ sốt khi đã dùng thuốc, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện

Qua bài viết trên, có thể thấy, biến chứng tiêm phòng lao thường rất hiếm xảy ra, một số phản ứng sau tiêm cũng không quá nguy hiểm nếu xử lý kịp thời và đúng cách. Điều quan trọng hơn hết là bố mẹ nên cho con em mình tiêm phòng vaccine phòng lao BCG càng sớm càng tốt để hiệu quả của vaccine được phát huy tốt nhất. Từ đó, bé yêu của bạn sẽ được bảo vệ một cách trọn vẹn hơn.

Hiện nay, Trung tâm tiêm chủng KenShin cung cấp vaccine BCG phòng bệnh lao với giá 150.000 đồng (giá bán lẻ mang tính tham khảo, có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm). Tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh nguy hiểm. Vì vậy, mời bạn liên hệ trực tiếp với Tiêm chủng KenShin qua hotline: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn gói vaccine phù hợp và đặt lịch tiêm chủng nhanh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *