Răng cửa nằm ở vị trí rất dễ thấy, do đó mà khi bị mất răng cửa vì lý do nào đó, người bệnh cũng sinh ra tâm lý tự ti, ngại giao tiếp. Vậy, phải làm như thế nào? Bị mất răng cửa khắc phục ra sao?
Bạn đang đọc: Bị mất răng cửa phải làm sao? Giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng mất răng cửa?
Thiếu mất đi một chiếc răng trong hàm răng liệu chúng ta có thể chủ quan bỏ qua được không? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết rõ tác hại của việc mất răng, đặc biệt là bị mất răng cửa và cách để khắc phục tình trạng này.
Contents
Chức năng của răng cửa là gì?
Bất cứ chiếc răng nào trong hàm răng đều mang một nhiệm vụ riêng biệt và quan trọng. Riêng nhóm răng cửa có tất cả 4 chiếc răng ở hàm trên và 4 chiếc răng ở hàm dưới. Cấu tạo của răng gồm 3 lớp từ trong ra bên ngoài là tủy răng, ngà răng, men răng. Một số chức năng nổi bật của răng cửa có thể kể đến như:
- Thẩm mỹ: Do nằm ở vị trí có thể dễ dàng quan sát thấy khi nói, cười,… nên hình dạng, màu sắc của răng cửa đặc biệt quan trọng với vẻ đẹp, tính thẩm mỹ của cả khuôn mặt.
- Phát âm: Giữa răng, môi và lưỡi có sự tương quan để giúp việc phát âm được rõ ràng, do đó, nếu thiếu đi răng cửa, khả năng phát âm cũng sẽ bị ảnh hưởng. Phát âm sẽ thiếu đi sự chính xác, nói có hơi gió.
- Ăn uống: Không chỉ riêng các răng hàm làm nhiệm vụ cắn, xé và nghiền nát thức ăn. Răng cửa cũng góp phần giúp thức ăn được xử lý một cách dễ dàng hơn trước khi đưa xuống dạ dày. Vì thế, khả năng ăn uống cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không có răng cửa.
Bị mất răng cửa lâu ngày sẽ sinh ra tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, không chỉ thế người bệnh cũng sinh ra tâm lý chán ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể không được nạp đủ các chất dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
Tác hại của việc bị mất răng cửa
Như đã đề cập ở phần trên, răng cửa mất đi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và ăn uống, giao tiếp của người bệnh. Ngoài ra, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không có biện pháp can thiệp răng bị mất.
- Lệch khớp cắn: Khi một chiếc răng bị mất và để lại khoảng trống, các răng còn lại sẽ có xu hướng bị di chuyển, tình trạng này còn được gọi với một cái tên gọi khác là hiệu ứng Domino. Răng di chuyển sẽ dẫn đến tình trạng răng bị lệch, cản trở đến khớp cắn nếu răng trôi vào khoảng trống do răng mất đi để lại. Răng đối diện cũng sẽ mọc dài ra, lấp vào khoảng trống răng mất. Vì thế, bệnh nhân sẽ có khuynh hướng nhai 1 bên, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn, gương mặt có thể bị lệch, méo do nhai 1 bên quá lâu.
- Tiêu xương hàm: Xương hàm sẽ có hiện tượng bị tiêu biến dần sau khi bị mất răng. Mất bao nhiêu răng thì xương hàm cũng sẽ tiêu đi bấy nhiêu. Đây là tình trạng nguy hiểm và để càng lâu thời gian điều trị sẽ càng kéo dài, phức tạp. Do mất đi xương nâng đỡ các mô nướu và cơ mặt nên vùng nướu răng mất sẽ bị lõm vào, gây nên tình trạng móm răng, lão hóa sớm làm mất thẩm mỹ.
Nắm được rõ các tác hại của việc mất răng, người bệnh không nên chủ quan mà bỏ qua không giải quyết vấn đề khi răng bị mất. Thời gian càng kéo dài sẽ làm cho việc điều trị bệnh thêm khó khăn và chi phí đắt đỏ.
Phải xử lý thế nào khi gặp sự cố gãy, rụng răng cửa?
Nếu gặp phải sự cố bị mất răng cửa, người bệnh nên lập tức đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương và răng. Các bác sĩ sẽ xử lý kịp thời, làm sạch vết thương ngăn không cho nướu răng bị nhiễm trùng, viêm nướu, hạn chế tình trạng tiêu xương. Nếu điều kiện kinh tế cho phép, người bệnh nên trồng lại răng cửa càng sớm càng tốt để tránh gặp phải các rủi ro về sức khỏe răng miệng.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm gen Thalassemia là gì? Những ai nên thực hiện xét nghiệm gen Thalassemia?
Giải pháp khắc phục tình trạng mất răng
Để khắc phục được tình trạng mất răng, bệnh nhân sẽ cần thăm khám nha khoa để nghe các bác sĩ tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp với thể trạng và điều kiện kinh tế. Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng phổ biến như sau:
- Trồng răng cửa giả có thể tháo lắp: Phương pháp này sẽ cố định răng cửa giả vào hàm răng thật bằng các móc kim loại hoặc các mô nướu bằng nhựa. Bệnh nhân có thể dễ dàng tháo ra và vệ sinh nếu lựa chọn phương pháp này. Tuy nhiên, hàm răng giả dễ dàng tháo lắp đồng nghĩa với việc răng sẽ bị lỏng lẻo, bị cộm khi ăn uống, dễ bị rơi rớt và không có chân răng, không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương.
- Làm cầu răng sứ: Để khắc phục tình trạng răng cửa đã mất thì sẽ cần mài 2 răng thật kế cận và phục hình cầu răng lên cả 3 răng. Với phương pháp này, khả năng nhai sẽ lên tới 60 – 80%. Tuy nhiên, nếu mài không chính xác theo tỷ lệ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc lắp cầu răng, răng bị mài cũng dần yếu đi và tình trạng tiêu xương vẫn sẽ xảy ra.
- Trồng răng cửa Implant: Phương pháp này là phương pháp đặc biệt tối ưu khi răng giả có chân răng là trụ Implant đảm bảo giống đến 90% răng thật, khả năng nhai không bị hạn chế, độ bền lâu gần như là vĩnh viễn và quan trọng hơn hết là ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương. Dẫu vậy, đối tượng có sức khỏe không ổn định, mắc các bệnh lý phức tạp như cao huyết áp và có cấu trúc xương không bình thường sẽ không thể thực hiện.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới và cách bổ sung hiệu quả
Việc trồng răng cửa Implant sẽ phức tạp hơn nhiều so với răng hàm. Do đó, việc người bệnh cần lưu ý là hãy lựa chọn các cơ sở y tế, phòng khám Răng Hàm Mặt uy tín để được tư vấn và điều trị đúng hướng, phù hợp với thể trạng để không gây các tác động xấu ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.