Kẽm đóng vai trò quan trọng trong cơ thể của tất cả chúng ta. Riêng đối với nam giới, kẽm còn cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng. Làm thế nào nhận biết triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới? Bài viết sau đây sẽ giúp các đấng mày râu giải đáp thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới và cách bổ sung hiệu quả
Thiếu kẽm ở nam giới thường kéo theo hiện tượng rụng tóc, nổi mụn, mắt kém hoặc rối loạn chức năng sinh lý. Nắm được biểu hiện thiếu kẽm ở nam giới sẽ giúp bổ sung kẽm kịp thời, hiệu quả để giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh lẫn tự tin hơn trong chuyện gối chăn.
Contents
Tác dụng của kẽm đối với nam giới
Trước khi tìm hiểu các triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới, chúng ta cần biết qua về những tác dụng của kẽm đối với sức khỏe nam giới.
Tăng sức khỏe và ham muốn
Kẽm là một nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản và tình dục của nam giới. Cụ thể, kẽm góp phần vào trong quá trình sản xuất enzyme, quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ sự phát triển của tế bào khỏe mạnh.
Duy trì nồng độ Testosterone
Ở nam giới, testosterone là hormone có tác động lớn đến ngoại hình, quá trình phát triển sinh dục. Loại hormone này được hình thành dưới tác động của kẽm. Kẽm đóng vai trò then chốt trong việc duy trì nồng độ testosterone trong huyết thanh, ngăn ngừa quá trình lão hóa và bảo vệ chống lại chứng rối loạn cương dương.
Bảo vệ tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới, cũng là nơi chứa hàm lượng kẽm cao nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng phì đại tuyến tiền liệt có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm, hay nói cách khác kẽm góp phần bảo vệ nam giới chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Điều này càng nhấn mạnh vai trò của kẽm cũng như nam giới cần phải chú ý bổ sung vi chất này để giúp bảo vệ cơ thể và hệ thống sinh sản của mình.
Tăng cường chất lượng tinh trùng
Chất lượng tinh trùng ở nam giới có mối liên hệ mật thiết với nồng độ kẽm trong tinh dịch. Kẽm giữ vai trò quan trọng đối với khả năng vận động của tinh trùng cũng như góp phần gây biến đổi hình thái và sức khỏe sinh sản tổng thể. Bổ sung kẽm đầy đủ là một trong những biện pháp giúp nam giới chống lại nguy cơ vô sinh do thiếu kẽm.
Bảo vệ tuyến giáp
Ngoài việc bảo vệ sức khỏe sinh sản, kẽm còn góp phần bảo vệ tuyến giáp, điều hòa hoạt động của hormone, ngăn ngừa bệnh suy giáp.
Triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới
Sau khi đã hiểu rõ về tác dụng của kẽm đối với nam giới, điều mà các đấng mày râu quan tâm đó là làm sao để nhận biết triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới. Dưới đây là những biểu hiệu thiếu kẽm ở nam giới phổ biến nhất:
Chán ăn
Triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới phổ biến nhất chính là tình trạng chán ăn. Theo nghiên cứu, kẽm có mối liên quan mật thiết đối với sự thèm ăn ở nam giới. Những người mắc chứng chán ăn do thiếu kẽm nên chú ý bổ sung để nhanh chóng lấy lại cảm giác thèm ăn cho bản thân.
Suy giảm khả năng miễn dịch
Kẽm tham gia điều hòa hệ thống miễn dịch, vì thế khi cơ thể thiếu kẽm sẽ kéo theo khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
Theo nghiên cứu, nếu nam giới bổ sung kẽm sớm sẽ góp phần làm giảm thời gian cũng như cải thiện mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm lạnh.
Giảm cân
Một trong những triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới là tình trạng giảm cân. Do kẽm có vai trò điều chỉnh mức độ ghrelin (hormone đói) và leptin trong cơ thể nên khi cơ thể thiếu kẽm sẽ gây ra cảm giác chán ăn, hấp thụ năng lượng kém.
Tiêu chảy
Tiêu chảy cũng có thể là biểu hiện thiếu kẽm ở nam giới. Do nguyên tố vi lượng này vô cùng cần thiết đối với phản ứng miễn dịch của hệ thực vật đường ruột nên khi thiếu có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Mụn trứng cá
Có lẽ nhiều người chưa biết kẽm đặc biệt quan trọng đối với những người gặp vấn đề về mụn, nhất là mụn trứng cá. Điều này là do kẽm có ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng trao đổi chất của những enzyme trong cơ thể. Thiếu kẽm, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, đồng thời quá trình sừng hóa bình thường của tế bào biểu mô da cũng bị ảnh hưởng.
Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật siêu âm 4D bao nhiêu tiền? Giai đoạn mẹ bầu nên thực hiện siêu âm 4D
Chậm lành vết thương
Do kẽm góp phần thúc đẩy vết thương nhanh lành nên khi nam giới gặp phải tình trạng chậm lành vết thương cũng có thể chính là triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới. Cùng với vitamin C, kẽm tham gia tổng hợp collagen trong cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, đồng thời thúc đẩy vết thương nhanh lành. Mặt khác, cơ thể thiếu kẽm trong thời gian dài còn gây ra một số bệnh lý ngoài da.
Rối loạn chức năng sinh lý
Một triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới điển hình chính là hiện tượng rối loạn chức năng sinh lý. Khi cơ thể nam giới thiếu kẽm sẽ gây ra tình trạng thiếu hormone sinh dục nam, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến yên, đồng thời làm giảm quá trình tổng hợp và bài tiết hormone sinh dục.
Cách bổ sung kẽm cho nam giới hiệu quả
Sau khi đã nắm được các triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới, vấn đề nam giới quan tâm là làm cách nào để bổ sung kẽm một cách hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý cách bổ sung kẽm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo:
Bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày
Chế độ ăn uống có thể giúp nam giới bổ sung nhu cầu kẽm hàng ngày cho cơ thể. Chỉ cần ăn, uống đa dạng các loại thực phẩm tự nhiên giàu kẽm sau đây, nam giới sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng thiếu kẽm:
Hàu sữa
Hàu là một loại hải sản có chứa hàm lượng kẽm rất cao. Cụ thể, trong 100g hàu tươi có chứa hàm lượng kẽm gấp 10 lần so với thịt heo, gấp hơn 50 lần so với cá tươi. Đó là lý do vì sao nam giới được khuyến cáo nên ăn hàu để tăng cường khả năng sinh lý đàn ông.
Sữa, phô mai
Ngoài hàu, sữa và phô mai là hai nguồn thực phẩm giúp bổ sung cho cơ thể hàm lượng kẽm sinh học cao. Quan trọng là cơ thể chúng ta lại có thể hấp thu được hầu hết kẽm có trong các loại thực phẩm này.
Trứng
Trứng cũng là nguồn thực phẩm có thể bổ sung kẽm cho cơ thể (0,55mg kẽm trong một quả trứng vừa). Tuy hàm lượng kẽm trong trứng không nhiều nhưng thực phẩm này lại dễ hấp thu đối với cơ thể.
Các loại quả hạt
Các loại quả hạt (hạt thông, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt phỉ) vừa cung cấp kẽm cho cơ thể vừa mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Bạn có thể ăn chúng riêng lẻ nhưng cũng có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau như làm bánh, ăn kèm với sữa chua,…
Thịt đỏ
Trong tất cả các loại thịt ở động vật bốn chân đều có hàm lượng lớn kẽm. Cụ thể, trong 100g thịt bò sống chứa 4,8 mg kẽm, 20g protein và 10g chất béo. Bổ sung thịt đỏ là biện pháp cung cấp nguồn kẽm cần thiết hàng ngày. Tuy nhiên, lưu ý không ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ gây hại cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết có tắm được không? Lưu ý cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Sử dụng thực phẩm chức năng
Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đủ cung cấp kẽm cho cơ thể thì nam giới có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm chức năng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thực phẩm bổ sung kẽm để chọn lựa, từ viên uống đơn chất cho đến viên uống dạng tổng hợp được chiết xuất từ thành phần tự nhiên giàu kẽm dưới dạng dễ hấp thu nhất. Lưu ý là trước khi bổ sung, nam giới cần tham khảo ý kiến bác sĩ về sản phẩm phù hợp cùng liều lượng bổ sung để mang lại hiệu quả cao nhất.