Bị đau mắt đỏ uống thuốc gì để bệnh nhanh hồi phục?

Bệnh đau mắt đỏ uống thuốc gì để bệnh nhanh hồi phục? Mặc dù khá lành tính và có khả năng tự phục hồi, nhưng đôi khi người bệnh đau mắt đỏ vẫn cần kết hợp sử dụng thuốc để nhanh khỏi bệnh.

Bạn đang đọc: Bị đau mắt đỏ uống thuốc gì để bệnh nhanh hồi phục?

Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp ở mắt với khả năng lây lan khá nhanh. Bệnh tuy không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian, nhưng sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số trường hợp vẫn cần phải kết hợp sử dụng thuốc khi bệnh lâu ngày chưa khỏi. Vậy người bị đau mắt đỏ uống thuốc gì để bệnh nhanh hồi phục?

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) xảy ra khi lớp kết mạc mi hoặc lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu bị viêm nhiễm. Đây là bệnh lý khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đáng nói, đau mắt đỏ rất dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch chỉ trong thời gian ngắn.

Bị đau mắt đỏ uống thuốc gì để bệnh nhanh hồi phục?

Đau mắt đỏ xảy ra khi lớp kết mạc mi hoặc lớp màng mặt nhãn cầu bị viêm nhiễm

Đau mắt đỏ thường không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau khoảng vài tuần. Nhưng bệnh vẫn có nguy cơ để lại di chứng về sau và sẽ dễ tái đi tái lại nhiều lần vì cơ thể không thể sản sinh ra kháng thể trọn đời.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ là gì?

Trước khi giải đáp cho câu hỏi đau mắt đỏ uống thuốc gì, thì cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau mắt đỏ như:

Do virus

Đây được xem nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, với triệu chứng như ngứa mắt, chảy nước mắt, mi sưng cộm, có ghèn dây và thị lực giảm. Đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan thông qua việc tiếp xúc với dịch tiết. Hầu hết các trường hợp đều có thể tự khỏi, nhưng cần chú ý vệ sinh mắt với nước muối sinh lý thường xuyên để giảm bớt các triệu chứng bệnh và hạn chế lây lan. Trường hợp nặng, có thể cần dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa rủi ro bội nhiễm.

Do vi khuẩn

Khác với virus, đau mắt đỏ do vi khuẩn thường có triệu chứng điển hình ngứa mắt, chảy nước mắt, mắt có nhiều mủ màu vàng hoặc xanh nhạt, bết dính 2 mí mắt,… và cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu không được điều trị đúng cách có thể gây tổn thương nghiêm trọng như thị lực giảm khó phục hồi, loét giác mạc.

Tìm hiểu thêm: Mắt bị cận 0.75 độ có nên đeo kính không?

Bị đau mắt đỏ uống thuốc gì để bệnh nhanh hồi phục?
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng

Dị ứng

Người có cơ địa dễ bị dị ứng cũng có thể gây ra tình trạng đau mắt đỏ. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như do tiếp xúc với phấn hoa, lông thú, bụi,… Nhưng khác với 2 nguyên nhân trên, đau mắt đỏ do dị ứng thường không gây lây lan và người bệnh cần cẩn thận bảo vệ mắt và điều trị dứt điểm.

Đau mắt đỏ uống thuốc gì mau khỏi?

Đau mắt đỏ uống thuốc gì? Trên thực tế, tùy vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung, có một số loại thuốc uống thường được sử dụng để điều trị bệnh như:

Thuốc chống dị ứng

Đối với những trường hợp bị đau mắt đỏ do dị ứng, người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc có thành phần chống dị ứng. Trong đó, thường gặp nhất là các kháng histamin H1 như Diphenhydramin, Antazoline, Clorpheniramin,…

Đa số các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau mắt đỏ chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, người bệnh cần sử dụng ít nhất 4 lần/ngày và không nên dùng quá 2 – 3 ngày liên tục để tránh nguy cơ bị tăng kích ứng. Đối với những người đeo kính áp tròng, nên tháo kính ra và đợi khoảng 10 phút sau mới nhỏ mắt.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả đối với những trường hợp bị viêm kết mạc do vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể sẽ không thể tiêu diệt hết mầm bệnh mà chỉ diệt các vi khuẩn bội nhiễm hoặc virus hoành hành trên kết mạc. Vì vậy, nên sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng có chứa các thành phần như ofloxacin, polymyxin B, neomycin, tobramycin, sulfacetamide,…

Bị đau mắt đỏ uống thuốc gì để bệnh nhanh hồi phục?

>>>>>Xem thêm: Vắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp?

Thuốc kháng sinh có thể mang lại hiệu quả với trường hợp bị viêm kết mạc do vi khuẩn

Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm thường được dùng cho những trường hợp đau mắt đỏ có xuất hiện triệu chứng mắt sưng đỏ do viêm. Các thành phần có khả năng kháng viêm hiệu quả như thuốc kháng viêm NSAID (Indomethacin, diclofenac) hoặc corticosteroid (fluoromethane, prednisolon).

Tuy nhiên, việc sử dụng trong thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, cao huyết áp,…

Những điều cần lưu ý khi uống thuốc trị đau mắt đỏ

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần đảm bảo sử dụng thuốc đúng liều lượng và không tự ý điều chỉnh liều dùng để tránh rủi ro không mong muốn. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể.
  • Bảo quản và sử dụng thuốc đúng cách: Khi dùng thuốc nhỏ mắt, không nên để mắt và đầu nhỏ của lọ thuốc chạm vào nhau. Đồng thời, cần bảo quản và sử dụng thuốc đúng cách.
  • Khám mắt định kỳ: Người bệnh cần tuân thủ lịch khám mắt định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh. Trong trường hợp nếu triệu chứng không thuyên giảm và có dấu hiệu trở nặng, cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Không sử dụng phương pháp dân gian khi chưa có chỉ định của bác sĩ: Việc áp dụng các mẹo dân gian như đắp hành củ, nhỏ sữa mẹ, xông lá trầu mà không có chỉ định của chuyên gia có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, không được tự ý mua thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được cho thắc mắc đau mắt đỏ uống thuốc gì. Nếu có bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có biện pháp điều trị đúng cách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *