Bệnh vi khuẩn ăn thịt người cách phòng tránh là kỹ năng mà ai trong chúng ta cũng cần biết, vì bệnh có thể xuất hiện với bất kỳ ai và những kiến thức đó có thể cứu sống chính bản thân mình khỏi những tình huống nguy hiểm của bệnh.
Bạn đang đọc: Bệnh vi khuẩn ăn thịt người cách phòng tránh hiệu quả nhất
Theo nhận định của nhiều bác sĩ thì bệnh vi khuẩn ăn thịt người vốn là căn bệnh phổ biến vào mùa mưa, xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch,… Gây ra bởi nhóm vi khuẩn burkholderia pseudomallei sống trong môi trường đất bùn và nước ô nhiễm. Nhìn chung ở các trường hợp mắc bệnh thì ở giai đoạn đầu, bệnh khó phát hiện vì các biểu hiện lâm sàng khá giống với các bệnh lý khác nên mọi người dễ bị nhầm lẫn. Vì thế mà bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến mọi người về bệnh vi khuẩn ăn thịt người cách phòng tránh hiệu quả nhất để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Contents
Bệnh Whitmore – bệnh truyền nhiễm ít gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người (Whitmore) theo thống kê thì có rất ít trường hợp mắc bệnh, hiếm lây lan thành dịch và khu vực Đông Nam Á là nơi có số ca mắc cao nhất. Tại Việt Nam, ca mắc bệnh đầu tiên vào năm 1925 sau đó xuất hiện tại các khu vực miền Trung, đặc biệt bệnh có số ca mắc nhiều nhất vào mùa mưa lũ và đã có trường hợp tử vong.
Bệnh hiện nay vẫn chưa có vacxin ngừa bệnh và cách phòng bệnh tối ưu nhất là vệ sinh nơi ở, cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp túc tay không với bùn đất hoặc môi trường nước bị ô nhiễm. Lưu ý tránh để da trầy xước, rách da bị nhiễm bẩn, nên sát trùng da và thực hiện ăn chín uống sôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hơn nữa sau khi nhiễm vi khuẩn, trong giai đoạn đầu bệnh có biểu hiện lâm sàng rất khó đoán, vì thường bị nhầm lẫn với bệnh hô hấp khác, đến khi phát hiện thì bệnh đã kèm theo nhiều biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng,… làm tăng tỷ lệ tử vong.
Các biểu hiện lâm sàng ở từng giai đoạn mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người
Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài trong 21 ngày đầu và không có triệu chứng rõ rệt để xác định bệnh và vi khuẩn B. pseudomallei sẽ âm thầm tấn công cơ thể gây ra bệnh nhiễm trùng. Do đó để giúp mọi người chủ động theo dõi các triệu chứng bất thường trên cơ thể và có cách xử lý kịp thời trước mức độ nguy hiểm của bệnh vi khuẩn ăn thịt người thì bên dưới là một số biểu hiện lâm sàng cụ thể theo từng giai đoạn mắc bệnh:
Thể cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính bệnh phân thành hai biểu hiện: Thường gặp và ít gặp.
Biểu hiện thường gặp
- Bệnh có biểu hiện giống với bệnh viêm phổi như sốt cao, ho có đờm,… Để lâu có thể dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết cũng là dấu hiệu lâm sàng của giai đoạn cấp tính, nếu không phát hiện có thể tiến triển thành sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng và tử vong nhanh chóng.
Biểu hiện ít gặp
- Hệ xương khớp dẫn đến viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng.
- Hệ thần kinh bị ảnh hưởng gây viêm màng não mủ, áp xe não,…
- Da và mô mềm xuất hiện các vết loét da, áp xe dưới da, mụn mủ rải rác, viêm cân mạc,…
- Gây ra ổ áp xe trong ổ bụng tại các cơ quan như gan, lá lách và thắt lưng chậu.
Thể bán cấp và mãn tính
Đối với thể bán cấp và mãn tính thì các biểu hiện sẽ xuất hiện ở phổi và da, cụ thể:
- Ảnh hưởng đến phổi sẽ có các biểu hiện như sốt, ho có đờm, ra mồ hôi, sụt kí bất thường,… Có dấu hiệu giống với lao phổi.
- Ảnh hưởng đến da gây ra các vết lở loét khó lành và các u hạt.
Đối với trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người với các biểu hiện tổn thương ở da, áp xe tuyến mang tai,…
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người cách phòng tránh tối ưu nhất
Các triệu chứng bệnh viêm cân mạc hoại tử hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng bệnh chính thức, vì thể đối với bệnh vi khuẩn ăn thịt người cách phòng tránh tối ưu nhất đó là cần chú ý quy trình xử lý vết thương đúng cách (nếu vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể) và rèn luyện thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày.
Tìm hiểu thêm: Huyệt thiếu phủ trong Đông Y: Vị trí, tác dụng và phương pháp trị bệnh
Quy trình xử lý vết thương
Vết thương hở chính là điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, do đó cần phải vệ sinh vết thương kỹ lưỡng như sau:
- Sau khi bị thương cần xử lý vết thương nhanh chóng bằng cách cầm máu, rửa sạch vết thương bằng vòi nước và thấm khô bằng khăn.
- Dùng gạc y tế, băng keo cá nhân để băng vết thương lại và giữ cho vết thương luôn khô ráo, lưu ý tránh để vết thương tiếp xúc với môi trường nước tự nhiên hay nước bẩn khi đang có vết thương hở. Cần phải thay băng ngày nếu vết thương bị ướt hoặc bẩn.
- Nếu lỡ tiếp xúc với người bị bệnh viêm cân mạc hoại tử khi cơ thể đang có vết thương, cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng đại tràng trái nhỏ: Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị bệnh
Thói quen vệ sinh cơ thể
Chúng ta có thể phòng ngừa bệnh ngay từ những thói quen hàng ngày, bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà bông diệt khuẩn hoặc nước rửa tay chứa cồn (cân nhắc có thể làm khô da tay).
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể, không nên gãi khi mắc các bệnh nấm tay chân vì có thể tạo thành vết thương hở để vi khuẩn xâm nhập.
- Trang bị đồ bảo hộ khi phải làm việc trong môi trường đất bùn, nước và sau đó phải chú ý vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng lại với xà bông.
- Khi cơ thể có các bệnh nền như suy giảm miễn dịch, bệnh tiểu đường, suy gan thì nên hạn chế tiếp xúc với nước bẩn như các vùng đầm lầy, hồ, ao, sông,… vì có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người thuộc nhóm bệnh nguy hiểm, khó phát hiện và phần lớn các trường hợp đều phát hiện trễ dẫn đến xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tăng tỷ lệ tử vong đến 60% đối với các trường hợp nhiễm khuẩn cấp. Hi vọng qua bài viết trên mọi người sẽ trang bị cho mình các thông tin về bệnh vi khuẩn ăn thịt người cách phòng tránh tốt nhất để bảo vệ chính bản thân và gia đình của mình.