Bàng quang tăng hoạt khiến cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng như tiểu mất kiểm soát, mắc tiểu liên tục. Vậy, bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Cùng bài viết bên dưới khám phá top 6 loại thuốc dành cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt nhé!
Bạn đang đọc: Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Top 6 thuốc cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, nhiều người không khỏi thắc mắc bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì hiệu quả.
Contents
Bàng quang tăng hoạt là bệnh gì?
Bàng quang tăng hoạt hay hội chứng OAB là hiện tượng bệnh lý rối loạn chức năng co bóp dẫn đến việc bàng quang bị co lại không đúng thời điểm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tần suất đi tiểu cũng như khả năng kiểm soát của các bệnh nhân.
Bàng quang tăng hoạt có thể gây ra nhiều vấn đề rắc rối cho sinh hoạt của người bệnh cả ngày lẫn đêm.
Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì?
Người bị bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Cần chú ý rằng việc dùng thuốc nên được sử dụng dưới hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bừa bãi. Sau đây là một số loại thuốc cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt tham khảo:
Thuốc giảm triệu chứng
Nếu không thể xác định nguyên nhân chính xác, các bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc giảm triệu chứng. Cụ thể:
- Sử dụng thuốc dịu cơ bàng quang: Từ đó có thể ngăn cản các cơn co thắt bàng quang. Các loại thuốc dịu cơ bàng quang có thể kể đến như: Fesoterodine, darifenacin, oxybutynin,…
- Sử dụng thuốc củng cố nhóm cơ xung quanh cơ quan bàng quang: Nhờ đó cải thiện khả năng kiểm soát cơn co thắt. Có thể kể đến như: Phenylpropanolamin, ephedrin,…
Thuốc kháng cholinergic
Có thể nói rằng loại thuốc thường thấy nhất trong công cuộc điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt là thuốc kháng cholinergic. Đây là loại thuốc có khả năng ngăn chất dẫn truyền thần kinh – acetylcholine tác động tới bàng quang. Sử dụng thuốc kháng cholinergic sẽ phát huy công dụng giảm co thắt dẫn đến buồn tiểu.
Mặt khác, loại thuốc này mang đến nhiều tác dụng phụ bao gồm: Mờ mắt, khô miệng, táo bón. Người cao tuổi là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của loại thuốc này. Không chỉ vậy, thuốc kháng cholinergic có thể làm tình trạng sa sút trí tuệ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, cần có sự chỉ định của các bác sĩ để sử dụng loại thuốc này.
Adrenergic beta-3
Bệnh nhân bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Thuốc adrenergic beta-3 hoạt động làm giãn cơ trơn bên trong thành bàng quang. Từ đó, bàng quang của bệnh nhân có thể chứa được nhiều nước tiểu hơn, giảm tình trạng tiểu nhiều lần.
Tác dụng phụ phổ biến được ghi nhận từ loại thuốc này chính là tăng huyết áp. Vì lẽ đó, chỉ sử dụng thuốc khi có những chỉ định cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc chống co thắt
Thuốc trị bàng quang tăng hoạt có thể là những loại thuốc chống co thắt như oxybutynin, fesoterodine,… Chúng có công dụng giảm co thắt bàng quang. Nhờ vậy có thể kiểm soát tình trạng mắc tiểu nhiều lần cũng như mất kiểm soát trong việc đi tiểu của người bệnh.
Thuốc chống trầm cảm
Một khi các loại thuốc khác không mang đến hiệu quả, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm. Mặc dù các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm, nhưng vẫn có thể làm giảm triệu chứng bệnh bàng quang tăng hoạt.
Cụ thể, thuốc chống trầm cảm giúp giãn hoặc co cơ trơn bàng quang. Thông qua đó giảm thiểu hiện tượng đi tiểu không tự chủ của các bệnh nhân.
Song, thuốc chống trầm cảm vẫn chưa được chính thức công nhận trong quá trình điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt. Thuốc có thể đem đến nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như lo lắng, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục. Vì lẽ đó, bệnh nhân cần được bác sĩ kê đơn khi thực sự cần thiết.
Thuốc bổ sung nội tiết tố
Thuốc bổ sung nội tiết tố cũng là một lựa chọn vô cùng thích hợp cho câu hỏi bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì. Hormone estrogen được cơ thể tạo thành một cách tự nhiên. Estrogen có nhiệm vụ tăng cường hoạt động của các nhóm cơ xung quanh khu vực bàng quang, niệu đạo và âm đạo.
Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh sẽ tiết ra ít estrogen hơn. Vì vậy, làm xuất hiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt do phần mô hỗ trợ niệu đạo và bàng quang đã dần suy yếu. Khi xác định rõ được nguyên nhân này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc bổ sung nội tiết tố nữ.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ ngay tại nhà
Khi nào cần phải thăm khám bác sĩ?
Triệu chứng cần gặp bác sĩ
Cần đến thăm khám bác sĩ sau khi phát hiện ra một số dấu hiệu sau:
- Tiểu lắt nhắt hay tiểu nhiều lần trong ngày.
- Đi tiểu gấp.
- Thường tiểu vào ban đêm kèm theo triệu chứng són tiểu.
Các xét nghiệm bệnh bàng quang
Một số xét nghiệm về bệnh bàng quang mà người bệnh cần phải thực hiện như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu của các bệnh nhân sẽ phục vụ cho quá trình xét nghiệm nhiễm trùng.
- Chụp bàng quang: Kỹ thuật này cho biết tình trạng nước tiểu còn lại ở bàng quang sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Siêu âm: Để đánh giá tình trạng niệu đạo và bàng quang một cách chính xác nhất, phương pháp siêu âm sẽ có thể làm tốt điều này. Các bác sĩ có thể kiểm tra tình hình thông qua hình ảnh nội soi hiển thị trên màn hình máy tính hoặc nhìn trực tiếp ống nội soi.
- Niệu động học: Đây là phương pháp khảo sát và chẩn đoán những vấn đề liên quan tới đường tiểu dưới.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về phương pháp can thiệp động mạch đùi nông
Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì của bạn. Mặt khác, các loại thuốc điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt đều cần có sự chỉ định và đồng ý từ các bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà.