Bán trật đài quay thường gặp ở trẻ nhỏ mới biết đi, là tổn thương do lực tác động kéo giãn lên cẳng tay, làm hạn chế khả năng vận động của khớp khuỷu tay (giả cứng khớp khuỷu). Phụ huynh cần để ý trẻ, nếu phát hiện có biểu hiện cụ thể, hãy thăm khám kịp thời.
Bạn đang đọc: Bán trật đài quay là gì? Phương pháp điều trị và một số lưu ý phụ huynh cần nắm rõ
Đối với người lớn, đài quay to hơn cổ xương quay. Do đó, bán trật đài quay không xảy ra, đài quay không thể trật khỏi dây chằng vòng bao quanh cổ xương quay. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ (khoảng 2 đến 3 tuổi), đài quay không lớn hơn cổ xương quay nên đài quay có thể trật ra khỏi dây chằng vòng, gây ra hiện tượng bán trật đài quay.
Contents
Bán trật đài quay là gì?
Xương quay khớp với đầu xương cánh tay, gồm có rãnh quay và đầu xương trụ. Đầu trên của của xương quay có kích thước nhỏ và tròn nên còn gọi là chỏm. Bề mặt lõm được gọi là đài quay và xung quanh được gọi là vành khăn quay. Bán trật có nghĩa là trật khớp một phần, bán trật đài quay, còn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác như “khuỷu tay bị kéo”, là một chấn thương trật khớp khuỷu tay rất phổ biến ở trẻ em.
Bán trật đài quay xảy ra do các lực liên quan đến việc kéo giãn cẳng tay, chẳng hạn như khi người chăm sóc kéo trẻ ở độ tuổi mới biết đi về phía trước hoặc giữ cổ tay khi trẻ ngã, những hành động này có thể gây ra bán trật đài quay ở trẻ.
Dây chằng vòng là một trong những thành phần chính duy trì sự vững của khớp quay – trụ trên trong động tác sấp – ngửa cẳng tay. Dây chằng vòng còn có một phần hòa chung với hệ phức hợp dây chằng bên ngoài là thành phần chính đóng vai trò giữ vững khớp cánh tay – quay cùng khớp quay – trụ trên, chống lại các lực gây vẹo trong khuỷu. Khi chỏm xương quay trật ra một phần khỏi dây chằng vòng dẫn đến bán trật đài quay, còn các khớp ở khác ở khớp khuỷu vẫn bình thường.
Các triệu chứng của bán trật đài quay có thể bao gồm đau và hạn chế vận động ở khớp quay – tay, hay còn gọi là ở vùng khuỷu tay. Hầu hết các đứa trẻ chưa đủ hiểu hay không thể giải thích được các triệu chứng của mình và biểu hiện là khớp khuỷu tay bị tổn thương hạn chế vận động. Bệnh nhi có thể chỉ cảm thấy đau nhẹ ở vị trí đài quay.
Phương thức điều trị bán trật đài quay
Nếu xuất hiện những biểu hiện khi trẻ cảm thấy đau ở khuỷu tay hay hạn chế vận động, hãy đưa con bạn đến bác sĩ chấn thương chỉnh hình.
Thông thường, một bác sĩ có kinh nghiệm có thể chẩn đoán mà không cần xét nghiệm bổ sung chỉ bằng cách lắng nghe và kiểm tra cơ chế chấn thương cũng như các triệu chứng của trẻ.
X-quang có ít giá trị chẩn đoán vì bán trật đài quay hiếm khi được nhìn thấy trên X-quang. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu chụp chiếu để loại trừ các chấn thương liên quan, chẳng hạn như gãy xương hoặc để phân biệt với tình trạng trật khớp hoàn toàn của đài quay.
Cần đặt tay trẻ ở tư thế thoải mái nhất và không di chuyển tay trẻ khỏi tư thế trước khi gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ nắn chỏm xoay và dây chằng vòng rồi đưa chúng về vị trí ban đầu, thường không cần dùng thuốc giảm đau hoặc gây mê. Trẻ thường cảm thấy dễ chịu ngay sau nắn chỉnh nhưng cơn đau có thể kéo dài về sau. Sau 15 phút hoặc tối đa vài giờ hoạt động, trẻ sẽ có thể cử động bình thường trở lại.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được?
Sau nắn chỉnh, bác sĩ có thể đặt một nẹp cứng hoặc dây treo trên cánh tay của bé để ổn định cho đến khi bé hết đau hoàn toàn và để ổn định dây chằng và bao khớp.
Những điều cần lưu ý với trẻ bị bán trật đài quay
Trẻ em bị bán trật đài quay có nguy cơ tái phát cao, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau chấn thương. Vì vậy, phụ huynh nên cẩn thận khi vui chơi và chăm sóc trẻ, tránh những cử động có thể khiến trẻ bị trật trở lại.
Nếu cha mẹ nhận thấy con mình có những dấu hiệu đau hay hạn chế vận động khớp khuỷu sau kéo giãn đột ngột thì nên nhanh chóng đưa trẻ ngay đến bác sĩ chấn thương chỉnh hình có kinh nghiệm để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Tránh tự điều trị tại gia bằng cách uốn nắn cẳng tay con trẻ.
Khi chơi đùa với trẻ cần tránh các động tác kéo giãn cẳng tay, không nên chơi các trò chơi đu xà cho trẻ đang ở độ tuổi biết đi, và người trông trẻ cần chú ý đến các hoạt động của trẻ vì xương khớp của bé chưa hoàn chỉnh dễ gây ra tình trạng trật khớp khuỷu tay – bán trật đài quay như bài viết miêu tả.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?
Bán trật đài quay là một trong những tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ khi nô đùa hoặc vui chơi. Vì vậy người trông trẻ cần phải chú ý đến những dấu hiệu xảy ra để có hướng điều trị và xử trí kịp thời. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích!