Bạn đã biết gì về xét nghiệm ANA – kháng thể kháng nhân?

Cơ thể mắc các bệnh lý tự miễn sẽ sản sinh ra kháng thể kháng nhân. Nhờ vậy mà y học hiện đại có thể sử dụng xét nghiệm kháng thể ANA để chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống và một số bệnh tự miễn khác.

Bạn đang đọc: Bạn đã biết gì về xét nghiệm ANA – kháng thể kháng nhân?

Kháng thể kháng nhân (antinuclear antibodies – ANA) không hiện diện trong cơ thể của người bình thường. Nó có khả năng gắn kết với những cấu trúc nhất định ở bên trong của nhân tế bào. Nhân tế bào là phần lõi bên trong của tế bào chưa có ADN – chất liệu di truyền. Bài viết dưới đây của KenShin sẽ giúp bạn hiểu rõ về kháng thể này và ứng dụng của nó trong y học.

Thông tin về xét nghiệm kháng thể kháng nhân

Kháng thể ANA là nhóm kháng thể xuất hiện trong máu khi con người mắc bệnh tự miễn. Nhóm kháng thể này sẽ tấn công tế bào của cơ thể. Nó được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và các bệnh tự miễn khác. Một vài kháng thể trong nhóm ANA chỉ đặc trưng cho bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Một số loại khác đặc trưng cho các bệnh tự miễn khác. Thông qua xét nghiệm ANA, bác sĩ có thể tìm thấy kháng thể ANA ở những người mắc bệnh tự miễn, tức là khi hệ miễn dịch gây ra tình trạng viêm chống lại các mô của chính cơ thể họ. Kháng thể chống lại mô của chính mình được gọi là tự kháng thể.

Xét nghiệm định lượng ANA được thực hiện thông qua nhiều xét nghiệm khác nhau như:

  • Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp;
  • Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch có liên kết với enzyme [ELISA].

Nếu lượng kháng thể ANA được phát hiện đạt đến một ngưỡng nhất định thông qua phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp thì sẽ cho kết quả dương tính. Trường hợp nồng độ kháng thể vẫn nằm dưới ngưỡng quy định thì cho kết quả âm tính.

Bạn đã biết gì về xét nghiệm ANA - kháng thể kháng nhân?

Kháng thể kháng nhân trong máu giúp chẩn đoán bệnh tự miễn

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân nếu họ nghi ngờ bệnh nhân mắc một trong những bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp. Kết quả kháng thể ANA dương tính cho thấy bạn đã mắc bệnh tự miễn. Giá trị xét nghiệm có thể là (+) hay (++) tùy theo từng thời điểm. Nếu mức độ bệnh nặng hơn hoặc đang trên đà tiến triển nặng thì tương đương với độ dương tính, tức là (+) nhiều hơn.

Thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng nhân thế nào?

Đối với cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi xuất hiện kháng thể ANA thì các mô trong cơ thể sẽ bị tấn công, đặc biệt là nhân tế bào. Đây chính là phản ứng tự miễn của cơ thể người.

Trường hợp nào được chỉ định xét nghiệm ANA?

Đa số những trường hợp có cơ thể sản sinh kháng thể tự chống lại tế bào của mình đều biểu hiện không rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm đa cơ… hay Lupus ban đỏ hệ thống, các bác sĩ sẽ cho thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng nhân kết hợp một số phương pháp khác để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm kháng thể ANA nếu xuất hiện các biểu hiện sau đây:

  • Sốt cao liên tục trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này thường kèm theo tình trạng chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, mệt mỏi ngay cả khi đã được nghỉ ngơi.
  • Tay chân bị tê cứng, khó vận động, đặc biệt là khi giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài hoặc lúc mới ngủ dậy.

Tìm hiểu thêm: Hội chứng sau nhiễm vi rút bại liệt là gì? Có nguy hiểm không?

Bạn đã biết gì về xét nghiệm ANA - kháng thể kháng nhân?
Tay chân tê cứng có thể là dấu hiệu cần xét nghiệm kháng thể kháng nhân
  • Đau nhức ở các khớp, nhất là những khi thời tiết thay đổi.
  • Các khớp xuất hiện dấu hiệu sưng, tê cứng và đau nhức liên tục.
  • Trên mặt xuất hiện các nốt ban đỏ hình cánh bướm. Đây là dấu hiệu dễ gặp ở các bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống.
  • Da trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, tình trạng rụng tóc xuất hiện và trở nên nghiêm trọng dần.
  • Các cơ quan như tim mạch, hô hấp, gan, thận… bị tổn thương và nghi ngờ là do nguyên nhân tự miễn.

Để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh lý, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm kháng thể ANA kết hợp với một số phương pháp như chụp Xquang, MRI, CT Scan, sinh thiết.

Quy trình thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng nhân

Nguyên lý chung của xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA là sử dụng huyết thanh trong máu người bệnh để phân tích. Các kháng thể được sản sinh ra từ cơ thể sẽ phản ứng với kháng thể đặc hiệu trong thuốc có chất đánh dấu. Sau đó, bác sĩ sẽ thông qua phương pháp đo quang hoặc hấp thụ ánh sáng để phát hiện kháng thể ANA.

Để thực hiện xét nghiệm, các kỹ thuật viên sẽ lấy máu từ tĩnh mạch của người bệnh rồi cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông hoặc không. Mẫu bệnh phẩm sẽ được ly tâm để thu huyết thanh. Sau đó, huyết thanh được gửi đến phòng thí nghiệm để thực hiện quá trình phân tích bằng các kỹ thuật y tế như miễn dịch enzyme, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp…

Bạn đã biết gì về xét nghiệm ANA - kháng thể kháng nhân?

>>>>>Xem thêm: Làm xét nghiệm beta HCG ở đâu tốt nhất?

Bệnh nhân sẽ được lấy máu để thực hiện xét nghiệm kháng thể ANA

Lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng nhân?

Để thu được kết quả xét nghiệm chính xác, người bệnh cần lưu ý tuân thủ một số điều sau đây:

  • Bệnh nhân không cần phải nhịn ăn mà nên nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái trước khi tiến hành xét nghiệm.
  • Nếu đang điều trị những bệnh lý khác thì người bệnh cần mang theo những loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ kiểm tra. Nguyên nhân là bởi một số loại thuốc có thể gây ra hiện tượng âm tính giả (với nhóm thuốc chứa Steroid) hoặc hiện tượng dương tính giả (với nhóm thuốc Acetazolamide, streptomycin, phenylbutazone, sulfonamide…).
  • Bệnh nhân không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, đồ uống có gas… trước khi xét nghiệm.

Dựa trên kết quả cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp với tình hình mắc bệnh tự miễn của bệnh nhân nếu có. Nếu nồng độ kháng thể ANA càng cao thì chứng tỏ tình trạng bệnh càng nặng hoặc đang tiến triển theo hướng xấu. Lúc này, bạn cần bình tĩnh tuân thủ theo những hướng dẫn và liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm kháng thể ANA còn phụ thuộc vào cơ sở y tế thực hiện. Do đó bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín với độ an toàn cao để tiến hành xét nghiệm. Việc tìm hiểu về các kháng thể kháng nhân trong cơ chế bệnh sinh của các căn bệnh tự miễn có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua xét nghiệm kháng thể ANA, bác sĩ có thể chẩn đoán và tiên lượng tình trạng bệnh với độ chính xác cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *