Atelophobia là một hội chứng tâm lý khiến người mắc phải hội chứng này ám ảnh về sự không hoàn hảo. Đối với họ, mỗi sai sót là một nỗi sợ vô cùng lớn, họ sợ mắc sai lầm, họ sợ việc họ làm không tốt, gây ảnh hưởng đến người khác hoặc là một vết dơ lớn trong đời họ mà mãi mãi không bao giờ quên được.
Bạn đang đọc: Atelophobia: Hội chứng sợ sự không hoàn hảo
Cuộc sống luôn đầy những biến cố không như chúng ta mong đợi. Do đó, sau mỗi thất bại hoặc sự đổ vỡ về một sự việc nào đó, chúng ta thường học cách đối mặt và vượt qua chúng. Tuy nhiên, đối với những người mắc hội chứng Atelophobia – nỗi sợ những điều không hoàn hảo, những tình huống xấu chính là những nỗi ác mộng của họ, vậy thế nào là Atelophobia và làm thế nào để vượt qua nỗi sợ không hoàn hảo, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Atelophobia là gì?
Trong lĩnh vực tâm lý học, có một hiện tượng được gọi là Atelophobia, là một tình trạng ám ảnh những sự việc không hoàn hảo. Những người mắc chứng này thường phải đối mặt với nỗi sợ lớn khi phạm lỗi và thường tránh xa những tình huống mà họ nghĩ rằng sẽ không thành công. Hậu quả của hội chứng này có thể là kéo dài tình trạng lo lắng, tự ti và thậm chí là trầm cảm.
Khác với hội chứng hoàn hảo, nơi mà người ta đặt ra những tiêu chuẩn cực kỳ cao và cố gắng trở nên hoàn mỹ, thì hội chứng sợ không hoàn hảo tập trung vào nỗi sợ phạm lỗi và tránh xa những tình huống có thể gây lỗi. Nỗi sợ này có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ học tập và công việc đến gia đình và các tình huống xã hội.
Các nguyên nhân dẫn đến hội chứng không hoàn hảo
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng này, ở đây KenShin sẽ liệt kê giúp bạn một số nguyên nhân phổ biến nhất:
- Ám ảnh từ quá khứ: Trải qua một sai lầm không thể sửa, người mắc hội chứng Atelophobia sẽ nghĩ đây chính là một vết dơ trong đời mình, hoặc đối mặt với thất bại lớn có thể tạo ra cảm giác đau buồn và tuyệt vọng kéo dài. Những trải nghiệm này để lại dấu vết tâm lý, khiến người đó sợ rằng có thể tái diễn trong tương lai.
- Lớn lên trong một môi trường khắc nghiệt: Bạn được nuôi dưỡng trong một gia đình theo chủ nghĩa hoàn hảo, nơi mọi thành tựu của bạn đều bị đánh giá là không đủ tốt.
- Ám ảnh tâm lý: Để đáp ứng kỳ vọng của mọi người xung quanh, bạn phải tránh mọi thất bại hoặc sai lầm. Nếu bạn phạm phải sai sót, có thể bạn sẽ phải đối mặt với sự trách mắng, thiếu tình thương, bỏ mặc hoặc thậm chí là thiếu sự tôn trọng, đây cũng chính là 1 trong những dấu hiệu của hội chứng sợ bị bỏ rơi.
- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy khả năng mắc phải hội chứng sợ những điều không hoàn hảo càng cao nếu người thân trong gia đình của bạn cũng đã trải qua chứng bệnh này.
Sự khác biệt giữa Atelophobia và chủ nghĩa hoàn hảo
Mặc dù ban đầu, hội chứng không hoàn hảo và chủ nghĩa hoàn hảo (Perfectionism) có vẻ giống nhau, tuy nhiên, hai khái niệm này lại có những đặc điểm khác biệt quan trọng.
Chủ nghĩa hoàn hảo là một đặc điểm tính cách, nơi người ta đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân và không ngừng cố gắng để đạt đến sự hoàn thiện, tránh mọi sai lầm.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm vết mổ sau sinh cùng những biến chứng bạn cần biết
Ngược lại, Atelophobia là một hội chứng tâm lý, gây ám ảnh quá mức và lo sợ về việc mắc phải sai lầm. Những người mắc này thường có xu hướng tránh né và cảm thấy căng thẳng, hồi hộp trước những tình huống mà họ nghĩ rằng họ sẽ phạm phải lỗi lầm.
Theo các nghiên cứu khoa học, hiện nay có tất cả 9 hội chứng tâm lý gây ám ảnh mà chúng ta dễ mắc phải, và bất kỳ hội chứng nào đều cũng có cách giải quyết của nó, Atelophobia cũng vậy. Hãy cùng KenShin đi tiếp bài viết này để cùng tìm hiểu những cách để vượt qua nỗi sợ những điều không hoàn hảo này nhé.
Làm thế nào để vượt qua hội chứng sợ những điều không hoàn hảo?
Để quyết định liệu trình điều trị hội chứng không hoàn hảo thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và tiền sử bệnh án cá nhân. Thông thường, phương pháp điều trị sẽ bao gồm thay đổi thói quen sống, liệu pháp tâm lý, và cần thiết thì sử dụng thuốc.
- Thay đổi thói quen sống có thể bao gồm giảm tiêu thụ caffeine, tăng cường hoạt động thể chất, ngồi thiền hoặc tập yoga để tạo ra sự tĩnh tâm.
- Đối với liệu pháp tâm lý, có thể sử dụng phương pháp phơi nhiễm (exposure therapy) hoặc liệu pháp nhận thức – hành vi (cognitive – behavioral therapy) dưới sự hướng dẫn và giám sát của một chuyên gia tâm lý. Phơi nhiễm đòi hỏi người mắc Atelophobia phải đối mặt liên tục với những tình huống gây ra sự sợ hãi, nhằm giúp họ thích nghi và vượt qua nỗi sợ về việc mắc lỗi trong tương lai. Đối với liệu pháp nhận thức – hành vi, người mắc hội chứng không hoàn hảo tiếp xúc với những tình huống kích thích nỗi sợ, nhằm xác định và thay đổi các yếu tố gây ra lo lắng.
- Bên cạnh đó, việc chia sẻ những trăn trở với người thân và bạn bè có thể mang lại sự hỗ trợ cần thiết. Nhận được lời khuyên và động viên từ những người quan trọng trong cuộc sống có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn.
>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết có tắm được không? Lưu ý cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Tóm lại, việc đối mặt và vượt qua hội chứng Atelophobia đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý có thể quan trọng, nhưng tinh thần tự chủ và mở lòng là yếu tố quyết định quan trọng lớn trong quá trình điều trị. Hãy cùng mở lòng để giúp bản thân và mọi người xung quanh vượt qua hội chứng này bạn nhé.