Ám ảnh sợ hãi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ám ảnh sợ hãi là nỗi sợ phi lý và quá mức đối với một đồ vật hoặc tình huống nào đó. Trong hầu hết các trường hợp, nỗi ám ảnh liên quan đến cảm giác bị đe dọa hoặc sợ bị tổn hại.

Bạn đang đọc: Ám ảnh sợ hãi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ám ảnh sợ hãi có biểu hiện rõ rệt hơn nỗi sợ hãi đơn thuần. Chúng phát triển khi một người có cảm giác nguy hiểm quá mức hoặc phi thực tế về một tình huống hoặc sự vật nào đó. Nếu nỗi ám ảnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần sắp xếp cuộc sống hàng ngày để tránh những điều khiến họ lo lắng. Ngoài việc hạn chế trong cuộc sống hàng ngày, ám ảnh sợ hãi cũng có thể gây ra nhiều đau khổ với họ.

Ám ảnh sợ hãi là gì?

Ám ảnh hay ám ảnh sợ hãi là một loại rối loạn lo âu. Người bệnh sẽ có nỗi sợ hãi quá mức, dai dẳng, phi thực tế đối với một đồ vật, con người, động vật, hoạt động hoặc tình huống nào đó. Người mắc chứng ám ảnh sợ hãi sẽ cố gắng tránh né hoặc chịu đựng điều làm họ sợ hãi với sự lo âu và đau khổ. Họ có thể nhận ra rằng nỗi sợ hãi của họ nghiêm trọng hơn nhiều so với mức bình thường, tuy nhiên điều đó không làm thay đổi cảm giác sợ hãi quá mức đó. Nếu gặp phải điều gì đó kích thích nỗi ám ảnh, họ sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng tột độ.

Về phân loại, có ba loại ám ảnh chính:

  • Ám ảnh sợ không gian rộng: Điều này mô tả nỗi sợ khi bị mắc kẹt ở một nơi hoặc tình huống không thể trốn thoát. Hậu quả là người mắc chứng ám ảnh có xu hướng tránh né những tình huống như vậy. Trong một số trường hợp, nỗi sợ hãi này có thể tiến triển đến mức người bệnh thậm chí sợ phải rời khỏi nhà.
  • ​Ám ảnh sợ chuyên biệt: Những nỗi ám ảnh này liên quan đến nỗi sợ hãi về một vật thể cụ thể. Những nỗi ám ảnh như vậy thường thuộc một trong bốn loại khác nhau: tình huống, động vật, y tế hoặc môi trường. Một vài ví dụ về những đối tượng gây sợ hãi phổ biến bao gồm nhện, chó, kim tiêm, thiên tai, và độ cao.
  • Ám ảnh sợ xã hội: Là nỗi sợ hãi đối với các tình huống xã hội. Trong một số trường hợp, nỗi sợ hãi này có thể tập trung vào một loại tình huống xã hội rất đặc biệt, chẳng hạn như nói trước công chúng. Hoặc trong trường hợp khác, người bệnh có thể sợ thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trước mặt người khác vì sợ rằng họ sẽ bị xấu hổ.

Ám ảnh sợ hãi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ám ảnh sợ hãi có thể khiến người bệnh cô lập bản thân

Nỗi ám ảnh thời thơ ấu xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 5 đến 9 và có xu hướng kéo dài một thời gian ngắn. Hầu hết những nỗi ám ảnh kéo dài thường sẽ bắt đầu muộn hơn, phổ biến là ở những người độ tuổi 20. Nỗi ám ảnh ở người trưởng thành có xu hướng kéo dài nhiều năm và ít có khả năng tự khỏi trừ khi được điều trị, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh tâm thần khác, đặc biệt là các rối loạn lo âu, trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện.

Biểu hiện của ám ảnh sợ hãi

Các triệu chứng của ám ảnh có thể xảy ra khi tiếp xúc với đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi, hoặc đôi khi chỉ đơn thuần là suy nghĩ về đối tượng gây sợ hãi. Các triệu chứng điển hình liên quan đến nỗi ám ảnh bao gồm:

  • Cảm giác lo lắng không thể kiểm soát khi tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi;
  • Tránh né tác nhân gây sợ hãi bằng mọi giá;
  • Không thể kiểm soát sự bình tĩnh, hoạt động bình thường khi tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi;
  • Bản thân thừa nhận rằng nỗi sợ hãi là phi lý, vô lý và cường điệu nhưng người bệnh không có khả năng kiểm soát cảm xúc.

Tìm hiểu thêm: Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân: Giải pháp cho bệnh nhân ung thư

Ám ảnh sợ hãi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Người mắc chứng ám ảnh sẽ khó giữ bình tĩnh khi tiếp xúc với thứ khiến họ sợ hãi

Người bệnh có thể trải qua cảm giác hoảng sợ và lo lắng tột độ khi tiếp xúc với đối tượng gây sợ hãi của họ. Triệu chứng trên cơ thể có thể bao gồm:

  • Vã mồ hôi;
  • Thở nhanh;
  • Tăng nhịp tim;
  • Run sợ;
  • Nóng bừng hoặc ớn lạnh;
  • Cảm giác nghẹt thở;
  • Đau hoặc tức ngực;
  • Bồn chồn;
  • Cảm giác bị kim châm, kiến bò;
  • Khô miệng;
  • Nhầm lẫn và mất phương hướng;
  • Buồn nôn;
  • Chóng mặt;
  • Đau đầu.

Điều trị ám ảnh sợ hãi như thế nào?

Chứng ám ảnh sợ hãi có khả năng điều trị cao. Những người mắc bệnh hầu như luôn nhận thức được rối loạn của mình, điều này giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh rất nhiều. Nếu nỗi ám ảnh không gây ra vấn đề nghiêm trọng, hầu hết mọi người nhận thấy rằng chỉ cần tránh né tác nhân gây sợ hãi sẽ giúp họ kiểm soát được vấn đề. Do đó, nhiều người mắc chứng ám ảnh sợ chuyên biệt sẽ không tìm cách điều trị vì những nỗi sợ hãi này thường có thể tự kiểm soát được.

Tuy nhiên, một số người bệnh không thể né tránh khỏi những tác nhân gây ra ám ảnh và thường xuyên phải tiếp xúc với chúng. Trong những trường hợp này, việc tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để điều trị là cần thiết. Hầu hết các nỗi ám ảnh sợ hãi có thể được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp. Không có phương pháp điều trị nào là duy nhất, việc điều trị cần phải được điều chỉnh phù hợp với từng cá nhân để đem lại hiệu quả tối ưu.

Bác sĩ điều trị có thể chỉ định liệu pháp hành vi, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai. Trị liệu nhằm mục đích giảm các triệu chứng sợ hãi và lo lắng, đồng thời giúp người bệnh kiểm soát phản ứng của họ với tác nhân mà họ ám ảnh. Có một số phương pháp điều trị chứng ám ảnh, hiệu quả của từng phương pháp phụ thuộc vào từng người và loại ám ảnh của họ.

Ám ảnh sợ hãi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Ăn rau nhút nhiều có tốt không? Những điều cần lưu ý khi ăn rau nhút

Điều trị chứng ám ảnh sợ hãi cần được tối ưu hóa theo từng cá nhân

Đầu tiên là liệu pháp tự phơi nhiễm, người bệnh sẽ được tiếp xúc với thứ gây sợ hãi với họ để giúp họ vượt qua nỗi sợ. Mục đích của phương pháp này là giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ và nhận ra rằng thứ họ sợ sẽ không làm hại họ.

Một phương pháp khác thường được sử dụng trong điều trị là điều kiện hóa ngược. Trong phương pháp này, người bệnh được dạy cách phản ứng mới thay thế cho sự hoảng sợ khi tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi. Điều kiện hóa ngược thường được sử dụng với những người không đáp ứng với phương pháp điều trị tự phơi nhiễm và đem lại hiệu quả khi điều trị ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Cuối cùng, đối với cả người lớn và trẻ em mắc chứng ám ảnh xã hội, các loại thuốc như Benzodiazepine liều thấp hoặc thuốc chống trầm cảm (như thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc hoặc SSRI) kết hợp với liệu pháp nhận thức hành vi có thể đem lại hiệu quả điều trị tốt.

Ám ảnh sợ hãi xảy ra không thể đoán trước và biểu hiện có thể rất khác nhau ở mỗi người do nỗi sợ hãi của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, không có cách nào để ngăn chặn nỗi sợ hãi phát triển thành ám ảnh cũng như không có cách nào để giảm nguy cơ này. Khi nỗi ám ảnh sợ hãi gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ cá nhân, cản trở trong hoạt động hàng ngày, bạn hãy đến tìm bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị tối ưu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *