Hội chứng xung huyết vùng chậu là tình trạng đau mãn tính có liên quan đến giãn tĩnh mạch trong buồng trứng hay gần buồng trứng. Hội chứng này gây nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị xung huyết vùng chậu trong bài viết sau đây!
Bạn đang đọc: Hội chứng xung huyết vùng chậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hội chứng xung huyết vùng chậu còn được gọi là hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu xuất hiện với triệu chứng đau vùng chậu từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng đau sẽ tồi tệ hơn khi đứng lâu, khi quan hệ tình dục hay vào cuối ngày. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh và cũng là lý do khiến họ muốn biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Contents
Hội chứng xung huyết vùng chậu là gì?
Vùng chậu của nữ giới là một khoang có vị trí ở bụng dưới và chứa các bộ phận như: Tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, đại trực tràng, bàng quang, âm đạo. Khoang này được các cơ xương bao quanh. Vùng chậu có nhiều nhánh tĩnh mạch nối thông nhau. Máu sẽ đi theo các nhánh tĩnh mạch này để đến và nuôi vùng chậu sau đó lại qua các tĩnh mạch truyền về tim.
Khi hệ tĩnh mạch ở vùng chậu gặp vấn đề về lưu thông máu, máu đến các nhánh tĩnh mạch vùng chậu sẽ bị ứ lại. Khi đó, áp lực trong tĩnh mạch tăng, tĩnh mạch bị giãn ra và gây ra hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu hay còn gọi là hội chứng xung huyết vùng chậu.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 45, đã mang thai nhiều lần là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc hội chứng này. Hội chứng này là một trong những nguyên nhân chính gây đau vùng chậu mãn tính. Theo thống kê, có khoảng 30% phụ nữ mắc hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu bị đau vùng chậu mãn tính.
Nguyên nhân gây hội chứng xung huyết vùng chậu
Hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu được gây ra do những nguyên nhân như:
- Phụ nữ đã từng mang thai và sinh con nhiều lần: Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ sẽ điều chỉnh để tĩnh mạch vùng chậu giãn to ra. Việc này nhằm vận chuyển, lưu thông được nhiều máu hơn đến thai nhi. Ngoài ra, khi thai nhi lớn dần lên cũng sẽ chèn ép lên các tĩnh mạch vùng chậu. Khi đó, quá trình vận chuyển máu về tim bị cản trở, máu ứ lại khiến các tĩnh mạch bị giãn ra. Trong hầu hết trường hợp, các nhánh tĩnh mạch sẽ co nhỏ lại sau khi người phụ nữ sinh con. Nhưng cũng có khi các van bị hỏng khiến nhánh tĩnh mạch không thể co lại như trạng thái ban đầu.
- Nữ giới bị hẹp hoặc tắc tĩnh mạch vùng chậu do sự chèn ép hoặc do huyết khối. Khi đó, máu sẽ đi theo các nhánh tĩnh mạch phụ để về tim. Lâu dần, những nhánh tĩnh mạch phụ bị giãn ra, ứ máu và gây ra hội chứng xung huyết vùng chậu.
Tìm hiểu thêm: Decolgen đỏ có gây buồn ngủ không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng Decolgen đỏ?
Hội chứng xung huyết vùng chậu biểu hiện thế nào?
Phụ nữ bị xung huyết vùng chậu thường xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau bụng dưới mãn tính với thời gian kéo dài từ 6 tháng trở lên. Cảm giác đau có thể nhẹ nhàng âm ỉ nhưng cũng có thể đau dữ dội liên tục. Cảm giác đau sẽ gia tăng khi người bệnh đứng lâu, vào thời điểm cuối ngày hay khi quan hệ tình dục. Khi nằm nghỉ ngơi cảm giác đau sẽ giảm. Sau khi quan hệ tình dục, người bệnh đau vùng chậu kèm đau thắt lưng, đau ở chân hoặc chảy máu âm đạo bất thường. Với phụ nữ đã từng mang thai, cảm giác đau sẽ tăng lên trong những lần mang thai tiếp đó.
- Người bị xung huyết vùng chậu cũng có triệu chứng giãn tĩnh mạch ở đùi, mông hay âm đạo.
- Một số phụ nữ có dịch tiết âm đạo trong hoặc dạng lỏng như nước.
- Người bệnh thấy cơ thể mệt mỏi, tâm trạng thay đổi, khó chịu vì tình trạng đau nhức.
- Hội chứng xung huyết vùng chậu cũng gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi.
- Cảm nhận được tử cung, buồng trứng căng, đau mỗi khi di chuyển.
- Tĩnh mạch ở tầng sinh môn giãn, phổ biến nhất là tĩnh mạch ở âm hộ. Ít gặp hơn là giãn tĩnh mạch ở đùi, mông.
- Các cơ quan khác ở vùng chậu cũng bị kích thích như: Đường tiểu bị kích thích gây tiểu gấp, tiểu khó, tiểu nhiều lần. Đại tràng bị kích thích gây táo bón…
Chẩn đoán hội chứng xung huyết vùng chậu
Bác sĩ chẩn đoán hội chứng xung huyết vùng chậu qua các triệu chứng đau vùng chậu kéo dài hơn 6 tháng và căng tức buồng trứng. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định các xét nghiệm dưới đây để có thêm căn cứ chẩn đoán bệnh chính xác:
- Siêu âm vùng chậu, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI hệ tĩnh mạch vùng chậu để phát hiện giãn tĩnh mạch vùng chậu.
- Đặt catheter chọn lọc tĩnh mạch cụ thể và bơm chất cản quang có thể khẳng định chính xác hơn tĩnh mạch vùng chậu nghi ngờ bị giãn tĩnh mạch.
- Khi người bệnh bị đau vùng chậu và chưa xác định được nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định nội soi ổ bụng.
>>>>>Xem thêm: Tổ yến giá bao nhiêu 1 lạng? Lưu ý khi sử dụng yến không nên bỏ qua
Điều trị hội chứng xung huyết vùng chậu thế nào?
Hiện nay, hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu được điều trị bằng cách:
- Thử nghiệm dùng thuốc chống viêm không steroid NSAIDs ở bệnh nhân xung huyết vùng chậu.
- Nếu các thuốc này không có tác dụng và cảm giác đau vẫn tiếp tục thêm trầm trọng, bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp xơ hóa trị liệu và tắc mạch.
- Phương pháp gây tắc mạch bằng gây tê tại chỗ, gây mê bằng tĩnh mạch hoặc bằng vòng nhỏ được sử dụng khi chụp hệ tĩnh mạch phát hiện giãn tĩnh mạch. Các phương pháp này giúp giảm đến 80% cảm giác đau ở người bệnh.
Hội chứng xung huyết vùng chậu tuy không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Nữ giới nếu có các triệu chứng đau vùng chậu, đau thắt lưng, tê nhức chân, chuột rút về đêm, giãn tĩnh mạch chân…hãy thăm khám chuyên khoa sớm nhất có thể. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu. Càng được phát hiện và điều trị sớm, cảm giác khó chịu sẽ nhanh chóng giảm bớt hoặc biến mất.