Điện thoại được xem là vật bất ly thân của hầu hết mọi người trong cuộc sống hiện đại. Hội chứng sợ không có điện thoại (Nomophobia) đang là chứng bệnh tưởng chừng kỳ lạ nhưng lại dễ mắc phải ở nhiều người.
Bạn đang đọc: Hội chứng sợ không có điện thoại (Nomophobia)
Cuộc sống được nâng cấp và các thiết bị điện tử như điện thoại chính là phương tiện dường như không thể thiếu của mọi người. Từ công việc, học tập đến đời sống hằng ngày đều cần điện thoại để phục vụ cho nhu cầu của chúng ta. Từ đó sự lệ thuộc vào điện thoại ngày một tăng lên và hội chứng sợ không có điện thoại (Nomophobia) đang được nhiều người đề cập đến.
Contents
Hội chứng sợ không có điện thoại là gì?
Nomophobia – Hội chứng sợ điện thoại là một dạng rối loạn tâm lý. Những người mắc phải hội chứng này sẽ lo lắng, nỗi sợ hãi luôn thường trực trong tâm trí của họ khi không được sử dụng hay nhìn thấy chiếc điện thoại của mình. Đặc biệt trường hợp điện thoại hết pin, mất điện thoại, điện thoại đang nằm ngoài vùng phủ sóng chính là các trường hợp khiến họ cảm thấy bất an, nặng hơn là sợ hãi quá mức.
Thực tế, khi mất điện thoại hay không thể sử dụng được điện thoại thì chúng ta không thể tránh khỏi việc lo lắng, bất an. Bởi trong điện thoại còn lưu trữ nhiều thông tin quan trọng, mang tính chất riêng tư. Tuy nhiên với Nomophobia thì nỗi sợ này kéo dài dai dẳng và khiến họ cảm thấy bất an liên tục. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng hội chứng này ngày càng phổ biến cũng như dễ mắc phải ở giới trẻ hơn hết.
Những ai mắc hội chứng sợ không có điện thoại thường có những biểu hiện điển hình sau:
- Luôn lo lắng, hoảng sợ khi không nhìn thấy điện thoại của mình hay điện thoại đang ở trạng thái không thế sử dụng.
- Liên tục kiểm tra điện thoại dù bất kỳ hoàn cảnh nào như trong cuộc họp, thi cử, những nơi cấm sử dụng điện thoại.
- Tim đập nhanh, gia tăng tiết mồ hôi, run rẩy, khó thở, thở gấp, chóng mặt, choáng váng, tức ngực.
Từ những trạng thái tâm lý này, người mắc bệnh sẽ luôn giữ điện thoại 24/7 kể cả khi ngủ, đi vệ sinh, ăn cơm và tắm rửa. Ngoài ra họ dành rất nhiều thời gian để sử dụng điện thoại và không thể tập trung làm việc gì nếu không có điện thoại bên mình.
Nguyên nhân mắc hội chứng sợ không có điện thoại
Như đã đề cập, Nomophobia là chứng rối loạn tâm lý, vậy nên cần phải xác định được các yếu tố làm khởi phát hội chứng này:
- Nỗi sợ bị cô lập: Hầu hết hiện nay trong các mối quan hệ, để giữ liên lạc và thông tin nhanh chóng không thể thiếu điện thoại. Có nhiều người đã dành hàng giờ đồng hồ để kết bạn, trò chuyện thậm chí mở rộng mối quan hệ trên mạng. Và một khi không có điện thoại thông minh thì đây là cản trở rất lớn, khiến người mắc bệnh cảm thấy mình dễ bị lãng quên, cô lập.
- Phụ thuộc vào công nghệ: Điện thoại không đơn giản là phương tiện liên lạc, nó đang sở hữu những tính năng tiện ích, hiện đại để con người có thể khai thác từ nó để giải trí, học tập, làm việc. Vậy nên nhiều người đã dần phụ thuộc vào nó, họ lập tức cảm thấy bất an khi không có điện thoại.
- Sang chấn tâm lý liên quan đến điện thoại: Dựa vào một số nghiên cứu, chuyên gia nhận ra người mắc Nomophobia có thể đã từng trải qua các sự kiện gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý. Ví dụ như bản thân đã mắc phải nguy hiểm khi điện thoại không sử dụng được.
Tìm hiểu thêm: Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì?
Điều trị hội chứng Nomophobia sao cho hiệu quả?
Hội chứng sợ không có điện thoại là chứng bệnh gây ảnh hưởng lớn về cả sức khoẻ thể chất lẫn tâm lý của người bệnh. Hội chứng này khiến bạn mất ngủ, dễ bị căng thẳng và ảnh hưởng nặng nề đến hiệu suất làm việc. Chưa kể bởi chính sự bất an, lo lắng khi bản thân luôn phải có điện thoại bên mình, bạn dần mất khả năng giao tiếp do dành quá nhiều thời gian trên thiết bị này, làm rạn nứt các mối quan hệ.
Vậy làm sao để điều trị hội chứng Nomophobia?
- Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại: Hãy đưa ra quy định cụ thể cho bản thân, giảm dần thời gian bạn sử dụng điện thoại một cách kỷ luật. Nên tắt toàn bộ thông báo điện thoại trước khi đi ngủ để tránh gây sự chú ý của bạn đến nó. Ngoài ra hãy hạn chế bấm điện thoại trong những lúc không cần dùng đến như đang đi ăn, đang trò chuyện, đang học.
- Hoạt động nhiều hơn: Để hạn chế bạn quá tập trung vào điện thoại, hãy cho bản thân tham gia nhiều hoạt động lành mạnh hơn, đặc biệt là hoạt động ngoài trời. Đơn giản như bạn có thể tập thể dục, đi du lịch, cắm trại, nấu ăn vào thời gian rảnh.
>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết có ăn được thịt gà không?
Tuy nhiên nếu bạn là người mắc hội chứng này ở mức độ nặng, bản thân không thể tự điều chỉnh được thì buộc phải can thiệp đến phương pháp điều trị chuyên sâu. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh dùng thuốc nếu có xuất hiện triệu chứng của trầm cảm, rối loạn lo âu. Ngoài ra kết hợp các liệu pháp điều trị tâm lý được bác sĩ trực tiếp hướng dẫn để bệnh nhân dần thay đổi thói quen của mình.
Trên đây là những chia sẻ về hội chứng sợ không có điện thoại. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về chứng bệnh này và có cho bản thân những chuẩn bị để ngăn “nghiện” điện thoại.