Nghiệm pháp Valsalva là gì? Khi nào cần thực hiện nghiệm pháp Valsalva?

Nghiệm pháp Valsalva là một trong những nghiệm pháp ứng dụng khi khám và chẩn đoán bệnh lý thần kinh tự trị, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tim đập nhanh. Trong bài viết hôm nay, KenShin sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần thiết về nghiệm pháp Valsalva.

Bạn đang đọc: Nghiệm pháp Valsalva là gì? Khi nào cần thực hiện nghiệm pháp Valsalva?

Nghiệm pháp Valsalva là một loại kỹ thuật thở, được dùng trong chẩn đoán bệnh lý hệ thống thần kinh tự trị, hay còn gọi là hệ thần kinh thực vật. Để hiểu rõ hơn về Valsalva, KenShin mời bạn tham khảo bài viết sau.

Thế nào là nghiệm pháp Valsalva?

Nghiệm pháp Valsalva là một nghiệm pháp kỹ thuật thở có thể dùng để hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề, bệnh lý xuất hiện ở hệ thống thần kinh tự trị (hệ thần kinh thực vật). Nghiệm pháp Valsalva ngoài ra còn được dùng để khôi phục lại nhịp tim ổn định khi người bệnh có dấu hiệu tim đập nhanh.

Nghiệm pháp Valsalva là gì? Khi nào cần thực hiện nghiệm pháp Valsalva?

Nghiệm pháp Valsalva được ứng dụng trong thăm khám rối loạn hệ thống thần kinh tự trị và khắc phục bệnh về tim

Nhà vật lý học Antonio Maria Valsalva – người sáng tạo nên nghiệm pháp Valsalva đã miêu tả nghiệm pháp này có thể hiểu là một cách để hỗ trợ đẩy mủ ra khỏi tai giữa. Đến năm 1850, có 2 người đã báo cáo về việc bị ngất xỉu trong khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva, từ đó nghiệm pháp này chỉ được ứng dụng lâm sàng để đánh giá những vấn đề, rối loạn chức năng tự chủ và điều trị vấn đề rối loạn nhịp tim, bệnh suy tim.

Nguyên tắc thực hiện nghiệm pháp Valsalva

Để tiến hành nghiệm pháp Valsalva có hiệu quả cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định, trong đó có nguyên tắc chung và một số lưu ý trong lúc áp dụng.

Nguyên tắc chung khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva

Người bệnh muốn thực hiện nghiệm pháp Valsalva cần hít sâu tối đa và cố gắng thở ra trong khi đường thở đã bị chặn (khi này nắp thanh môn đóng). Động tác này của nghiệm pháp Valsalva được mô tả giống động tác đang rặn khi đi đại tiện, có công dụng tăng áp lực bên trong lồng ngực.

Luồng khí khi được đẩy ra một cách đột ngột qua mũi có thể làm cho nhịp tim thay đổi và huyết áp của bệnh nhân cũng nhanh hơn nên người bệnh cần thực hiện thật nhẹ nhàng, kiểm soát tốt việc đường thở bị chặn.

Lần đầu tiên thực hiện nghiệm pháp Valsalva, bệnh nhân cần có sự giám sát từ bác sĩ để hướng dẫn quy trình áp dụng cũng như kiểm soát thời gian thực hiện trong khoảng an toàn mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Bên cạnh đó, nghiệm pháp Valsalva có một phiên bản khác sẽ giúp bệnh nhân cân bằng được áp suất không khí bên trong tai tốt hơn.

Lưu ý khi tiến hành nghiệm pháp Valsalva

Nghiệm pháp Valsalva có thể ứng dụng trong điều trị nhiều vấn đề về tim mạch, tuy nhiên, nghiệm pháp này cũng có một số điểm hạn chế nhất định. Bệnh nhân trong các trường hợp sau không nên thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

  • Người bị cao huyết áp;
  • Bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ;
  • Người bị đau tim.

Trường hợp người bệnh bị rối loạn nhịp tim và đã nhiều lần ứng dụng nghiệm pháp Valsalva để giảm nhịp tim nhưng không đạt được hiệu quả tốt nhất, điều cần thiết lúc này là hãy đến bệnh viện, đặc biệt là ngay khi có triệu chứng tức ngực, khó thở, gần như muốn ngất xỉu (nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp).

Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng phổi và những vấn đề liên quan cần biết

Nghiệm pháp Valsalva là gì? Khi nào cần thực hiện nghiệm pháp Valsalva?
Nếu thấy khó thở, tức ngực,… sau khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva bạn cần đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu

Việc ứng dụng nghiệm pháp Valsalva trong chữa trị bệnh ù tai khả thi nhưng cần phải thận trọng, thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của bác sĩ vì chỉ cần thở quá mạnh có thể làm thủng màng nhĩ.

Đặc biệt, nghiệm pháp Valsalva chống chỉ định cho các trường hợp bị hẹp động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc, xuất huyết, người vừa mới thực hiện phẫu thuật tai hoặc phẫu thuật thần kinh trung ương.

Hướng dẫn thực hiện nghiệm pháp Valsalva

Thực hiện nghiệm pháp Valsalva gồm có 2 phần là trước khi thực hiện và trong khi thực, cụ thể các phần như sau:

Trước khi tiến hành nghiệm pháp Valsalva

Trước khi thực hiện bác sĩ sẽ hỏi thăm và xem xét bệnh sử của bệnh nhân và hướng dẫn các bước thực hiện nghiệm pháp Valsalva. Việc chuẩn bị dụng cụ thực hiện cũng diễn ra trong phần này, gồm có 1 ống nghe, 1 huyết áp kế. Bên cạnh đó, để kết quả thực hiện nghiệm pháp Valsalva được chính xác và khách quan hơn, bác sĩ có thể dùng thêm máy siêu âm đầu dò để ghi nhận sự đổi dòng máu trong động mạch ở cánh tay.

Trong quá trình thực hiện nghiệm pháp Valsalva

Trước tiên, bác sĩ sẽ bơm túi hơi của máy đo huyết áp lên khoảng 15mmHg so với huyết áp tâm thu khi nghỉ của người bệnh và giữ nguyên mức này trong suốt thời gian tiến hành nghiệm pháp Valsalva và 30 giây sau khi tiến hành. Các bước tiếp theo của nghiệm pháp Valsalva gồm:

  • Bước 1: Người bệnh hít sâu và nín thở, có thể dùng tay bịt mũi để tránh thở ra.
  • Bước 2: Ngậm chặt miệng, cơ ngực, cơ bụng căng, cảm giác lúc này sẽ hơi giống lúc rặn đi đại tiện, sau đó thở nhanh ra.
  • Bước 3: Giữ động tác này trong 10 giây rồi hít thở bình thường.

Khi nào nên tiến hành nghiệm pháp Valsalva?

Không phải tất cả bệnh nhân có vấn đề về tim đều được khuyến khích làm nghiệm pháp Valsalva. Kỹ thuật này được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, tùy vào mục tiêu và tình trạng bệnh lý cụ thể. Một số trường hợp nên tiến hành làm nghiệm pháp Valsalva là:

Phục hồi nhịp tim: Nghiệm pháp Valsalva được ứng dụng để giúp bệnh nhân bị nhịp tim nhanh có thể phục hồi nhịp tim ổn định. Lần đầu sẽ thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và từ lần thứ 2 trở đi người bệnh có thể tự làm.

Nghiệm pháp Valsalva là gì? Khi nào cần thực hiện nghiệm pháp Valsalva?

>>>>>Xem thêm: Phải làm gì khi bị trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi?

Nghiệm pháp Valsalva giúp bệnh nhân tim đập nhanh ổn định nhịp tim

Chẩn đoán vấn đề rối loạn hệ thống thần kinh tự trị: Ngoài việc điều trị chứng nhịp tim nhanh thì nghiệm pháp Valsalva còn có hiệu quả trong việc chẩn đoán các rối loạn hệ thống thần kinh tự trị, giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện vấn đề trong chức năng thần kinh giao cảm đối với các giao cảm trong lúc thực hiện.

Điều trị ù tai: Nghiệm pháp Valsalva có thể giải quyết phần nào vấn đề mà tình trạng ù tai gây ra, đặc biệt có thể dùng khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh để giảm ù tai.

Luyện tập thể hình: Bạn không nghe lầm đâu, nghiệm pháp Valsalva có thể dùng như một kiểu thở để tăng tối đa áp lực, từ đó tăng cường hiệu quả của nhiều bài tập như squat, deadlift,… Tuy nhiên để áp dụng cách này cần tham khảo ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên trước khi áp dụng.

Trên đây là những thông tin về nghiệm pháp Valsalva mà KenShin muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về nghiệm pháp này. Khi muốn áp dụng nghiệm pháp Valsalva vào việc chữa bệnh hoặc cải thiện vấn đề tim mạch, bạn cần tiến hành lần đầu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kĩ thuật đúng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *