Nghiệm pháp Tone Bee áp dụng như thế nào trong khám tai?

Nghiệm pháp Tone Bee là một trong những nghiệm pháp đơn giản nhất để xác định ống tai có bị tắc hay không, từ đó đưa ra phương án chữa trị thích hợp. Để hiểu hơn về nghiệm pháp Tone Bee trong khám tai, KenShin mời bạn theo dõi bài viết sau.

Bạn đang đọc: Nghiệm pháp Tone Bee áp dụng như thế nào trong khám tai?

Nghiệm pháp Tone Bee rất phổ biến trong quy trình khám tai, đặc biệt là khám vòi nhĩ. Nghiệm pháp này thường được kết hợp với nhiều nghiệm pháp khác nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất, kết quả chính xác nhất khi thăm khám các vấn đề về tai.

Tìm hiểu khám tai là gì?

Trước khi đi sâu hơn để khám phá nghiệm pháp Tone Bee, bạn cũng cần nắm được thế nào là khám tai và các bước thực hiện khám tai như thế nào. Khám tai thực chất là một bước kiểm tra bên trong tai, bao gồm nhiều bộ phận như màng nhĩ và ống tai bằng những dụng cụ, nghiệm pháp chuyên dụng, trong đó có nghiệm pháp Tone Bee.

Dụng cụ phổ biến nhất dùng để khám tai là ống soi tai. Với ống này, bác sĩ có thể quan sát tình trạng trong tai, cụ thể là ống tai và màng nhĩ để đưa ra chẩn đoán phù hợp nhất. Ống soi tai bao gồm đèn và kính lúp để phóng to hình ảnh trong tai, cho phép bác sĩ có thể thấy được hình ảnh thực tế bên trong tai bệnh nhân.

Nghiệm pháp Tone Bee áp dụng như thế nào trong khám tai?

Khám tai là kĩ thuật chẩn đoán vấn đề, bệnh lý ở trong và ngoài tai

Khám tai là một thủ thuật thăm khám đơn giản và không hề xâm lấn đến bất cứ bộ phận nào bên trong tai nên bạn có thể yên tâm thực hiện. Mục đích chính của việc khám tai nói chung và áp dụng nghiệm pháp Tone Bee nói riêng là để phát hiện và chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến tai, những tình huống bất thường xảy ra trong tai như chảy dịch lạ, chảy máu, ráy tai bị vón cục, suy giảm thính lực, có dị vật bên trong tai,… Việc khám tai sẽ được chỉ định trong các trường hợp nhất định, bao gồm:

  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ có bao gồm khám tai.
  • Tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng dẫn đến đau nhức tai, tai chảy dịch lạ, cảm giác đầy hoặc áp lực bên trong tai.
  • Trẻ em sốt cao, quấy khóc liên tục không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ do bị viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng tai gây đau.
  • Khám tai nhằm xác định vị trí bên trong tai bị nhiễm trùng, có thể là viêm tai giữa hoặc viêm ống tai ngoài.
  • Tìm và lấy dị vật bị mắc kẹt trong lỗ tai.
  • Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh về tai được thực hiện trước đó.
  • Người có biểu hiện bị giảm thính lực, nghe không rõ,… cũng cần được chỉ định khám tai.
  • Người có dấu hiệu nghe thấy tiếng ù ù trong tai, bị ù tai hoặc kèm theo biểu hiện khác như sốt, mất thăng bằng, chóng mặt hoa mắt,…

Quy trình khám tai ngoài

Nghiệm pháp Tone Bee được áp dụng để khám vòi tai, tuy nhiên bạn cũng cần nắm được quy trình thăm khám tai ngoài vì đây cũng là một bước quan trọng, cần thực hiện khi khám tai. Khi tiến hành, bác sĩ sẽ quan sát và nhận biết những biến đổi bên ngoài tai, điển hình như màu sắc, trạng thái da, các biến dạng xuất hiện ở vành tai hoặc những bệnh nhân bị viêm bạch mạch do mụn nhọt hoặc rò xương chũm.

Khi này, bác sĩ quan sát thêm vùng vành tai, cửa tai và xem vùng da quanh tai để chẩn đoán, đây gọi là khám tai ngoài. Các bước cụ thể gồm:

  • Sờ nắn vùng xương chũm và vành tai để biết bệnh nhân có đau ở điểm nào không, có chỗ nào sưng phân biệt với các vùng khác không. Nếu có, bước tiếp theo là phân biệt viêm tai ngoài và viêm xương chũm.
  • Bác sĩ dùng ngón tay ấn vào những điểm kinh điển trên tai bệnh nhân gồm hang chũm, mỏm chũm, bờ chũm và nắp tai để tìm kiếm điểm gây đau, trong lúc tiến hành bác sĩ sẽ quan sát xem bệnh nhân có phản ứng nhăn mặt thể hiện đau đớn hay không.
  • Với bệnh nhân là người lớn có thể khám tai ngoài bằng cách thăm hỏi triệu chứng bất thường như đau tai, nghe kém, ù tai, hoa mắt chóng mặt, đi lại mất thăng bằng,…
  • Khi khám tai ngoài cho trẻ em, bác sĩ dựa trên việc sờ nắn, quan sát vùng tai ngoài để chẩn đoán.

Tìm hiểu thêm: Có nên chữa sùi mào gà bằng thuốc Nam không?

Nghiệm pháp Tone Bee áp dụng như thế nào trong khám tai?
Bác sĩ sẽ sờ nắn, quan sát vùng ngoài tai khi thực hiện khám tai ngoài

Nghiệm pháp Tone Bee khám tai và màng nhĩ

Sau khi thăm khám vùng tai ngoài, bệnh nhân sẽ thực hiện nghiệm pháp Tone Bee để khám tai trong và màng nhĩ. Nếu việc soi tai áp dụng với trẻ em, tốt nhất nên cho trẻ đi tiểu trước khi thực hiện và có người lớn bế giữ trẻ suốt quá trình soi tai. Trường hợp trẻ quấy khóc có thể nhờ người nhà hoặc bác sĩ, y tá giữ trẻ, tránh làm tổn thương đến màng nhĩ trong lúc soi.

Với bệnh nhân là người lớn, việc thực hiện soi tai diễn ra đơn giản, nhanh chóng hơn. Nghiệm pháp Tone Bee được ứng dụng trong 2 trường hợp, đó là khám màng nhĩ và khám vòi nhĩ.

Khám màng nhĩ bằng nghiệm pháp Tone Bee: Bệnh nhân được yêu cầu bịt mũi, ngậm chặt miệng và nuốt nước bọt để bác sĩ quan sát màng nhĩ có di động, chuyển động hay không. Đôi khi, trong một số trường hợp, nghiệm pháp Tone Bee khám màng nhĩ có thể được thay thế bằng việc bơm một lượng không khí nhất định vào bên trong ống tai với Speculum Sieglơ.

Khám vòi nhĩ Eustachi bằng nghiệm pháp Tone Bee: Khi này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vòi nhĩ Eustachi có bị tắc nghẽn hay không, nghiệm pháp Tone Bee là một trong những phương pháp để chẩn đoán tắc nghẽn vòi nhĩ. Khi này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và nuốt nước bọt. Nếu người bệnh có thể nghe được tiếng kêu ở tai là vòi nhĩ thông, ngược lại nếu không nghe có nghĩa là vòi nhĩ tắc. Bên cạnh nghiệm pháp Tone Bee còn có một số nghiệm pháp khác cũng được áp dụng như nghiệm pháp Valsalva, nghiệm pháp Polizer.

Nghiệm pháp Tone Bee áp dụng như thế nào trong khám tai?

>>>>>Xem thêm: Khám mắt ở đâu tốt nhất Thành phố Hồ Chí Minh? Những triệu chứng bất thường cần phải khám mắt

Nghiệm pháp Tone Bee cần bệnh nhân bịt mũi, ngậm chặt miệng và nuốt nước bọt

Như vậy, KenShin vừa chia sẻ một số thông tin về nghiệm pháp Tone Bee nói riêng và khám tai nói chung đến quý bạn đọc. Nghiệm pháp Tone Bee được đánh giá là phương pháp khám màng nhĩ và vòi nhĩ an toàn, đơn giản, dễ thực hiện cho bệnh nhân và dễ quan sát đối với bác sĩ. Nếu bạn nhận thấy các vấn đề như chảy mủ tai, chảy dịch, đau tai bất thường,… hãy đến bệnh viện thăm khám sớm, tránh để lâu dẫn đến tác động xấu đối với thính lực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *