Sa lồi niệu quản: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và can thiệp

Đau lưng, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu ra máu,… là những dấu hiệu phổ biến của các bệnh lý hệ bài tiết. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện ở trẻ nhỏ thì khả năng cao là liên quan đến sa lồi niệu quản. Vậy bạn biết gì về vấn đề sức khỏe này?

Bạn đang đọc: Sa lồi niệu quản: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và can thiệp

Sa lồi niệu quản có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Bệnh biểu hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng điển hình như đau quặn, tiểu rắt, tiểu ra máu, sốt cao,… Khi can thiệp, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương thức điều trị nhưng hiệu quả nhất phải kể đến liệu pháp phẫu thuật mở bàng quang để cắt túi sa lồi.

Sa lồi niệu quản là gì?

Sa lồi niệu quản là hiện tượng phần niêm mạc của niệu quản nằm liền sát với bóng đái có xu hướng bị dãn rộng, hình thành túi lồi xâm nhập sâu vào lòng của bàng quang. Khi đó, nước tiểu sẽ tồn ứ trong túi, không những không đổ vào bàng quang như bình thường mà còn làm hẹp dần thể tích, thu nhỏ sức chứa của cơ quan này.

Sa lồi niệu quản: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và can thiệp

Niệu quản bình thường và hiện tượng sa lồi niệu quản (Ureterocele)

Như đã nhắc đến ở trên, bệnh lý có thể xảy ra ở đủ mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và thường liên quan đến các dị tật bẩm sinh ở cơ quan bài tiết.

Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh

Biểu hiện bệnh ở trẻ em và người lớn nhìn chung sẽ có đôi chút sai khác. Cụ thể như sau:

Trẻ em

  • Sốt cao thường xuyên hoặc theo đợt;
  • Tiểu rắt, tiểu tiện ra máu;
  • Khó đi tiểu, đi xong có cảm giác khó chịu, đau hoặc bị xót đường dẫn niệu.

Người trưởng thành

  • Tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần trong ngày;
  • Nước tiểu thường đục và sẫm màu;
  • Đau khi đi tiểu và luôn có cảm giác bức bí ngay sau đó.

Sa lồi niệu quản: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và can thiệp

Khi có túi lồi niệu quản, người bệnh thường bị khó tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt,…

Khi không được can thiệp sớm, bệnh lý trên có thể phát sinh nhiều biến chứng phức tạp như:

  • Hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản và gây đau vùng thắt lưng đi kèm bí tiểu;
  • Viêm bàng quang (có thể gây sốt, tiểu ra máu hoặc mủ);
  • Túi sa niệu quản bị sa trễ ra bên ngoài;
  • Suy giảm chức năng bài tiết, thậm chí là mất chức năng;
  • Viêm thận, viêm bể thận ngược dòng, viêm đường tiết niệu (đây là những biến chứng điển hình và nguy hiểm nhất).

Các nguyên nhân thường gặp

Tùy vào độ tuổi của người bệnh mà túi lồi niệu quản có thể hình thành do những nguyên nhân khác nhau:

  • Ở trẻ em: Bệnh phát sinh chủ yếu do dị tật bẩm sinh, trẻ sinh ra đã có phần niêm mạc niệu quản bị giãn và sa vào bàng quang. Bệnh lý này không phát sinh đơn độc mà thường đi kèm với thận niệu quản đôi. Chúng có thể bắt gặp ở một hoặc cả hai bên thận. Khảo sát cũng cho thấy tỉ lệ bé gái bị bệnh cao hơn nhiều so với bé trai.
  • Người trưởng thành: Bệnh phát sinh do thói quen sinh hoạt không đúng cách (nhịn tiểu, táo bón và nhiều lý do khác).

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ thường áp dụng các phương pháp sau:

  • Thăm khám thực thể: Thông qua các triệu chứng điển hình của bệnh và khai thác tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.
  • Siêu âm ổ bụng: Đây là kỹ thuật đơn giản nhưng rất có giá trị trong việc chẩn đoán túi lồi niệu quản. Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể làm rõ kích cỡ, vị trí và các bất thường liên quan đến bệnh lý đường tiết niệu này.
  • Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV): Phương pháp này sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp. Ngoài ra, chức năng thận cũng được đánh giá chuẩn xác qua chụp UIV.

Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Sa lồi niệu quản: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và can thiệp
Túi lồi niệu quản qua hình ảnh siêu âm

Đặc biệt thông qua việc siêu âm thai và các phương thức sàng lọc dị tật, bệnh lý trên có thể được chẩn đoán sớm ngay từ khi trẻ chưa chào đời (dị tật bẩm sinh).

Điều trị

Các phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến bao gồm:

Điều trị nội khoa

Mục đích chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng gây viêm bàng quang, viêm thận, viêm đường tiết niệu. Theo đó tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, ổn định sức khỏe người bệnh trước khi thực hiện liệu pháp can thiệp xâm lấn.

Điều trị ngoại khoa

Như đã nhắc qua ở phần trên của bài viết, đây là cách can thiệp vừa hiệu quả, vừa nhanh chóng. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp điều trị khác nhau như:

  • Mổ nội soi chọc dò niệu đạo: Thường được áp dụng trong trường hợp túi lồi định vị đúng chỗ trong bàng quang và có thành mỏng. Khi đó, túi sa niệu quản sẽ được chọc thủng hoặc làm rách nhẹ bằng kim chuyên dụng để nước tiểu tồn ứ chảy xuống bóng đái, không còn tích tụ trong túi lồi nữa.
  • Mổ mở bóng đái để cắt bỏ túi sa trễ: Trong phương pháp này, túi lồi niệu quản sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, sau đó niệu quản sẽ được đấu nối trở lại vào thành bàng quang để dẫn nước tiểu từ bể thận xuống cơ quan này. Phương pháp trên đem đến hiệu quả nhanh và lâu dài nhưng thời gian phục hồi sau phẫu thuật sẽ lâu hơn so với mổ nội soi.
  • Cắt bỏ phần cực trên của thận: Khi bệnh nhân bị dị tật niệu quản đôi thì trong một số trường hợp, túi lồi khiến cho phần cực trên của thận mất dần chức năng, thậm chí còn đi kèm nhiều biến chứng xấu nên bác sĩ cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ để loại trừ mọi nguy cơ.
  • Cắt thận: Nếu túi lồi niệu quản tồn tại trong thời gian dài mà không được can thiệp, quả thận cùng bên sẽ bị hủy hoại dần. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần thận bị bất hoạt này.

Sa lồi niệu quản: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và can thiệp

>>>>>Xem thêm: Nếu đã tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không?

Phẫu thuật là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý này

Điều trị biến chứng

Nếu sỏi tiết niệu hình thành do biến chứng của túi lồi niệu quản thì chuyên gia y tế có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật triệt căn hoặc tán sỏi ngoài cơ thể. Các biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn sẽ được can thiệp bằng thuốc kháng sinh.

Nhìn chung, điều trị biến chứng là điều không ai mong muốn bởi bệnh lý sẽ còn diễn tiến phức tạp hơn qua thời gian, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và can thiệp sớm, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến chức năng thận.

Sau cùng, hi vọng rằng những thông tin về sa lồi niệu quản mà KenShin vừa chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn trong việc ngăn ngừa, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời đối với bệnh lý này. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *