Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?

Kẽm và DHA là hai chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ nhỏ. Do đó, việc bổ sung kẽm và DHA cho bé thế nào hiệu quả là điều mà cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm ngay từ khi bé yêu vừa chào đời.

Bạn đang đọc: Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?

Để giúp bé yêu phát triển khoẻ mạnh toàn diện, việc bổ sung kẽm và DHA cho bé là là điều cần thiết. Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên bổ sung vi chất kẽm và DHA cho bé ngay từ những năm đầu đời.

Tại sao ba mẹ cần bổ sung kẽm và DHA cho bé?

Mặc dù kẽm và DHA chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng chúng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển lẫn sức khỏe tổng thể của bé. Hai vi chất dinh dưỡng này đóng vai trò then chốt trong các chức năng khác nhau của cơ thể, từ củng cố hệ thống miễn dịch đến hình thành khả năng nhận thức.

Vai trò của kẽm

Kẽm là khoáng chất đóng vai trò chất xúc tác cho hơn 300 enzyme khác nhau trong cơ thể của bé. Những tác dụng cụ thể của kẽm bao gồm:

Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?

Bổ sung kẽm và DHA cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, thúc đẩy khả năng phục hồi chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Tăng cường giác quan

Nhờ kẽm, khứu giác và vị giác của bé phát triển mạnh hơn, đồng thời thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh và vết thương nhanh lành hơn.

Chống lại các vấn đề về đường tiêu hóa

Bổ sung kẽm đúng cách, kịp thời là biện pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy và táo bón, đảm bảo sức khỏe tiêu hóa cho trẻ nhỏ.

Hỗ trợ thần kinh

Tập trung ở hệ thần kinh, kẽm hỗ trợ các chức năng nhận thức, tăng cường khả năng suy nghĩ và ghi nhớ của bé.

Điều hòa nội tiết tố

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho quá trình tổng hợp và bài tiết hormone, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mô tế bào.

Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?

Bổ sung kẽm đầy đủ ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô tế bào

Vai trò của DHA

DHA là thành phần cơ bản cấu tạo nên não và võng mạc. Để trẻ có thể phát triển toàn diện về thần kinh và thị giác thì không thể thiếu DHA.

Kích thích tế bào thần kinh

DHA kích thích sự nhạy cảm của các tế bào thần kinh, góp phần nâng cao khả năng nhận thức và sự nhanh nhẹn của bé.

Hỗ trợ thị giác

DHA giúp trẻ có thị lực tốt, mắt sáng khỏe.

Các cột mốc phát triển

DHA có liên quan đến cân nặng, chu vi vòng đầu và chiều dài của trẻ sơ sinh. Mẹ bầu bổ sung đầy đủ DHA khi mang thai sẽ đảm bảo cân nặng tiêu chuẩn và giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Về bản chất, bổ sung kẽm và DHA cho trẻ không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn phát huy tối đa tiềm năng của bé. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý bổ sung kẽm và DHA cho trẻ đúng cách để giúp trẻ phát triển tối ưu.

Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?

Mẹ bầu nên bổ sung DHA đầy đủ cho bé trong thời gian thai kì

Bổ sung kẽm và DHA cho bé không đủ có sao không?

Việc bổ sung không đủ kẽm và DHA có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Hậu quả của việc thiếu kẽm

Suy giảm giác quan

Sự thiếu hụt kẽm có thể cản trở vị giác và khứu giác của bé, dẫn đến các vấn đề phổ biến như chán ăn, tăng trưởng chậm và suy dinh dưỡng.

Các dấu hiệu thiếu hụt có thể nhìn thấy

Thiếu hụt kẽm ở trẻ có thể dẫn đến rụng tóc, tổn thương da và mắt, thị lực kém, kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp, sẹo chậm lành và các đợt tiêu chảy kéo dài.

Tác động của việc thiếu hụt DHA

Chậm phát triển trí tuệ

Trẻ thiếu DHA có thể bị chậm phát triển trí tuệ, khó tập trung, kém thông minh và phát âm không rõ ràng.

Tìm hiểu thêm: Shigella gây bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa nhiễm bệnh

Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?
Thiếu hụt DHA làm trẻ sa sút trí tuệ

Rủi ro sức khỏe tăng cao

Việc cơ thể trẻ không có đủ DHA sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, dị ứng và các biến chứng ở hệ tiêu hóa lẫn đường hô hấp.

Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?

Liệu việc bổ sung đồng thời cả kẽm và DHA cho trẻ có gây ra bất cứ sự xung đột nào về khả năng hấp thụ, hay làm giảm lợi ích của các dưỡng chất này?

Theo bác sĩ chuyên khoa, phụ huynh không cần quá lo lắng vì kẽm và DHA không gây ra bất kỳ tương tác nào có thể cản trở sự hấp thụ của chúng. Vì thế, nếu có ý định bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm kết hợp cả hai hoạt chất mà không sợ tác dụng phụ.

Mặc dù vậy, để đạt được sự hấp thụ tối ưu đòi hỏi bạn phải áp dụng cách bổ sung hiệu quả nhất về thời gian. Theo đó, để đảm bảo con bạn nhận được đầy đủ lợi ích của hai dưỡng chất này, hãy sử dụng kẽm và DHA theo các khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ, nếu bé tiêu thụ DHA trong bữa ăn, hãy đợi 1 – 2 giờ trước khi cho bé bổ sung kẽm.

Bên cạnh đó, bổ sung kẽm và DHA cho bé cũng cần phải đúng liều lượng. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể khiến trẻ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?

Nếu tiêu thụ DHA quá nhiều sẽ gây những tác dụng không mong muốn

Cách bổ sung kẽm và DHA cho bé hiệu quả

Để bé yêu có thể nhận được tối đa lợi ích mang lại từ kẽm và DHS, việc bổ sung kẽm và DHA cho bé đúng cách là vô cùng quan trọng.

Đối với kẽm

Ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ cần bổ sung lượng kẽm khác nhau. Cụ thể:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Lượng kẽm cần bổ sung là 2mg/ngày thông qua sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm nhanh và hiệu quả nhất.
  • Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: Lượng kẽm cần bổ sung là 3mg/ngày. Bên cạnh sữa mẹ, trẻ độ tuổi này có thể nhận kẽm từ các bữa ăn.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Lượng kẽm cần bổ sung là 3mg/ngày. Giai đoạn này trẻ khá kén chọn trong ăn uống, do đó bên cạnh nguồn kẽm từ khẩu phần ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các sản phẩm bổ sung ngoài để giúp kích thích bé ăn ngon, phát triển tối ưu.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Lượng kẽm cần bổ sung là 5mg/ngày. Giai đoạn này trẻ đã đến trường nên nguồn kẽm cần sẽ tăng lên để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể tránh các bệnh nhiễm trùng ngoài cộng đồng. Do đó, thực đơn ăn hàng ngày của trẻ cần đa dạng nhóm chất, ưu tiên thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như bông cải xanh, cải bó xôi, các loại hạt, các loại đậu, thịt, hàu, tôm, cua,…

Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?

Một số loại thực phẩm nên biết trong quá trình bổ sung kẽm cho trẻ

Đối với DHA

Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là thời điểm vàng phát triển của não bộ. Vì thế, cha mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung DHA cho trẻ đầy đủ theo khuyến nghị của chuyên gia:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Bổ sung DHA từ 0.1 – 0.15% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Nguồn DHA có thể bổ sung từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc chế phẩm khác.
  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Bổ sung DHA từ 10 – 12 mg DHA/kg. Nguồn DHA bổ sung cho trẻ giai đoạn này có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá trích, cá thu, tôm, cua, mực, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt,… Mẹ chú ý cung cấp DHA đầy đủ vì trẻ cần DHA để tạo ra lượng lớn hormone cần thiết cho sự phát triển não bộ, chức năng mắt và khả năng vận động.
  • Trẻ từ 1 – 6 tuổi: Bổ sung DHA từ 100 – 150mg DHA/kg. Nếu trẻ không thích ăn cá và các thực phẩm giàu DHA khác thông qua ăn uống, mẹ hãy cho trẻ uống DHA từ nguồn thực phẩm chức năng để đáp ứng nhu cầu DHA giai đoạn này.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên: Bổ sung DHA từ 150 – 200mg DHA/kg. Đây là giai đoạn trẻ tập trung vào chuyện học hành nên rất cần DHA để giúp não bộ phát triển toàn diện, thêm nhiều năng lượng để tiếp thu, học hỏi kiến thức mới lạ.

Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?

>>>>>Xem thêm: Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 có cần thiết không?

DHA và kẽm cần thiết cho quá trình phát triển ở những năm đầu đời của trẻ

Tóm lại, việc bổ sung kẽm và DHA cho bé từ những giai đoạn phát triển đầu đời là vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, khi bổ sung các vi chất này cho bé yêu, cha mẹ phải nắm được nên bổ sung thời điểm nào, hàm lượng ra sao để có thể tối ưu hóa hiệu quả hấp thu, cũng như tránh những rủi ro đến với sức khỏe cho trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *