Tác hại của trà sữa đối với cơ thể như thế nào?

Liệu rằng bạn đã thực sự hiểu rõ về những tác hại của trà sữa? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu những tác hại tiềm ẩn mà loại đồ uống này mang lại thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Tác hại của trà sữa đối với cơ thể như thế nào?

Một loại đồ uống có nguồn gốc từ Đài Loan được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng và giữ được độ phổ biến của mình cho đến ngày nay đó chính là trà sữa. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa vị thơm của trà, vị béo ngọt của sữa cùng những nguyên liệu hấp dẫn đi kèm, ta có thể dễ dàng giải thích được vì sao trà sữa lại chiếm được tình cảm từ giới trẻ nhiều đến như thế. Tuy vậy, những tác dụng và tác hại của trà sữa lại ít được mọi người quan tâm đến.

Vì sao trà sữa lại được ưa chuộng?

Trà sữa được tạo nên từ những thành phần như: Trà (trà đen, trà lài, lục trà, trà ô long,…), sữa, kem béo, các loại hương liệu mùi trái cây, trà xanh,… và các loại topping đi kèm như hạt trân châu, pudding, thạch,…. Sự đa dạng về thành phần, mùi hương, màu sắc và các loại topping đi kèm là một trong những nguyên nhân tạo nên sức hút của trà sữa.

Cụ thể, so với các loại đồ uống khác, trà sữa có thể được biến tấu theo nhiều cách khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người Bên cạnh đó, giá cả phải chăng cũng là yếu tố quyết định nên sự yêu thích của mọi người với loại thức uống giải khát này. Ngoài ra, trà sữa cũng được xem như cầu nối giúp mọi người gắn kết với nhau hơn. Hãy thử nghĩ rằng, còn gì thú vị hơn, khi được cùng bạn bè và người thân cùng nhau thưởng thức những ly trà sữa thơm ngon, được trò chuyện và chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống.

Tác hại của trà sữa đối với cơ thể như thế nào?

Dưới đây là một số tác hại của trà sữa phổ biến nhất, cần được mọi người quan tâm, bao gồm:

Gây tăng cân và thiếu hụt chất dinh dưỡng

Trong trà có chứa polyphenol và catechin giúp hạn chế hấp thụ chất béo, đồng thời làm tăng quá trình đốt cháy chất béo của cơ thể. Tuy nhiên khi kết hợp trà với sữa không đúng cách sẽ khiến cho các protein casein trong sữa vô hiệu hóa các tác dụng trên của trà.

Tác hại của trà sữa đối với cơ thể như thế nào?

Trà sữa khiến cho cơ thể nạp vào lượng lớn calo và đường gây ra tăng cân

Bên cạnh đó, đa số loại trà sữa được bán đại trà hiện nay trên thị trường lại thay thế trà và sữa bằng các loại bột trà, kem béo cùng các chất phụ gia. Điều này đã làm giảm đáng kể lượng chất dinh dưỡng và vô tình tạo ra những thành phần không lành mạnh đối với cơ thể như chất béo không tốt, đường,… Kết quả là tình trạng béo phì, đái tháo đường, thiếu hụt dinh dưỡng xuất hiện và đe dọa đến sức khỏe người dùng.

Ngoài ra, trong trà còn chứa tanin và oxalat, có tác dụng ức chế sự hấp thu của canxi, sắt và kẽm. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng gây thiếu hụt chất dinh dưỡng bởi cơ thể không có cơ hội để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ bữa ăn một cách tốt nhất.

Gây táo bón

Thành phần của trà có chứa theophylline và cafein, hai thành phần có lợi cho hệ bài tiết, giúp lợi tiểu và cải thiện lưu lượng máu. Bên cạnh đó, các chất này còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm dịu tâm trí và cơ bắp. Mặc dù vậy, nếu cơ thể dung nạp lượng lớn theophylline sẽ làm cho phân bị mất nước khi đi qua đường tiêu hóa, từ đó gây ra táo bón.

Chức năng gan, thận bị ảnh hưởng xấu

Ngoài nguy cơ dư thừa năng lượng, một trong những tác hại của trà sữa là làm tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người dùng nếu thành phần trong món đồ uống này không được đảm bảo nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực tế hiện nay, vì chạy theo lợi nhuận mà có rất nhiều cửa hàng thay thế trà và sữa bằng các nguyên liệu hóa học không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn. Nếu sử dụng thường xuyên và tích tụ chất độc hại trong thời gian dài sẽ khiến chức năng gan, thận bị ảnh hưởng nặng nề.

Tìm hiểu thêm: Bị ho nhưng không sốt là bị bệnh gì?

Tác hại của trà sữa đối với cơ thể như thế nào?
Trà sữa làm tăng cao nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ

Tăng nguy cơ vô sinh

Dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia, chính dầu thực vật hydro hóa hay còn được biết đến là một axit béo có cấu hình dạng trans trong trà sữa đã làm giảm lượng hormon có ở nam giới, từ đó khiến cho tinh trùng có chất lượng không cao. Mặt khác, loại axit này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh sản ở nữ giới. Chính những lý do này đã giải thích được cho câu hỏi vì sao uống trà sữa nhiều sẽ tăng nguy cơ vô sinh.

Những tác hại của trà sữa ít được biết đến

Bên cạnh những tác dụng chính được nêu trên, trà sữa còn tiềm ẩn nhiều tác hại ít ai ngờ đến, bao gồm:

  • Tăng cảm giác bồn chồn, lo lắng;
  • Mất ngủ, đau đầu;
  • Ngộ độc;
  • Mất cân bằng huyết áp;
  • Nổi mụn.

Làm thế nào để hạn chế tối đa tác hại của trà sữa đối với sức khỏe?

Đặt lên bàn cân so sánh có thể thấy được tác hại của trà sữa là quá nhiều, trong khi lợi ích mà loại đồ uống này đem đến lại quá ít. Vì thế, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn có thể sử dụng một số biện pháp như sau:

  • Giảm lượng trà sữa trong khẩu phần từ từ và thay thế trà sữa bằng loại đồ uống khác tốt cho sức khỏe hơn.
  • Bỏ hẳn hoặc giảm bớt topping.
  • Giảm hoặc thay thế lượng đường trong trà sữa bằng những nguyên liệu tạo ngọt lành mạnh, chẳng hạn như mật ong.
  • Thay thế sữa tách béo bằng sữa hạt, sữa đậu nành hay sữa dừa,… Biện pháp này vừa có lợi cho sức khỏe, vừa hạn chế được tình trạng dị ứng sữa hoặc không dung nạp lactose cho một số đối tượng.

Tác hại của trà sữa đối với cơ thể như thế nào?

>>>>>Xem thêm: 11 tuổi mọc răng khôn có sao không? Cách giúp trẻ giảm đau nhức răng khôn

Bỏ hẳn topping sẽ hạn chế tối đa tác hại của trà sữa lên sức khỏe người dùng

Bài viết trên đây cho thấy được những tác hại của trà sữa đối với sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều. Do đó, điều bạn cần làm là hãy uống trà sữa một cách có kiểm soát và điều độ nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân. Đồng thời, hãy là người tiêu dùng thông minh trong việc lựa chọn cửa hàng có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, hạn chế hoặc giảm hẳn các nguyên liệu tạo ngọt, nguyên liệu chứa nhiều chất béo không tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *