Xỏ khuyên là hình thức tạo nên diện mạo cá tính và xỏ khuyên rốn là một trong những ý tưởng độc lạ. Một số người có thói quen đeo đai latex hàng ngày và khi có nhu cầu xỏ khuyên thắc mắc rằng xỏ khuyên rốn có đeo latex được không?
Bạn đang đọc: Xỏ khuyên rốn có đeo latex được không?
Xỏ khuyên là một trong những hình thức làm đẹp ngày nay được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vị trí xỏ khuyên ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ riêng của từng người nên các câu hỏi, thắc mắc liên quan đến xỏ khuyên càng nhiều. Trong bài viết này, chúng ta sẽ làm rõ vấn đề xoay quanh xỏ khuyên rốn là gì? Xỏ khuyên rốn có đeo latex được không?
Contents
Đeo latex là gì, có chức năng gì?
Đeo latex hay còn gọi là đeo nịt bụng là một trong những phương pháp mà các chị em phụ nữ thường sử dụng nhằm mục đích giảm mỡ và có được vòng eo thon gọn hơn. Khi đeo đai nịt bụng có thể mang lại những lợi ích như:
- Hỗ trợ tạo thắt eo, khiến vòng eo thon gọn hơn: Khi nịt bụng, vòng eo của những chị em phụ nữ có mỡ nhiều, tích trữ tại vùng eo do thiếu vận động, ngồi nhiều hay sau sinh sẽ được đai định hình và thắt nhỏ lại một cách nhanh chóng.
- Nâng đỡ ngực và tạo cảm giác to vòng 1, vòng 3: Khi đeo đai, ngực của bạn sẽ được đai nâng đỡ một cách đáng kể và khi vòng 2 được thắt nhỏ lại sẽ làm ta cảm giác vòng 1 và vòng 3 được to lên và tôn lên vẻ đẹp, tạo hình dáng đồng hồ cát mà bao chị em mong muốn.
- Cố định, định hình cột sống: Việc đeo đai nịt bụng latex với một lực nịt vừa phải có thể giúp cho cột sống của chúng ta được giữ thẳng và cố định, hạn chế được việc gù lưng và cong vẹo cột sống.
Tuy nhiên, việc đeo đai nịt bụng latex không đúng cách và kéo dài sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng đến cấu trúc xương và nội tạng trong ổ bụng, khó khăn trong việc hô hấp, gây đỏ da, mẩn ngứa do quá trình đeo gây ép, ma sát lên da,…
Việc đeo latex chỉ là biện pháp cơ học giúp định hình dáng của bạn chứ không làm tiêu, giảm lượng mỡ trong cơ thể bạn. Do đó, để có một dáng người đẹp và một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần kết hợp thêm những cách giảm mỡ qua tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống.
Xỏ khuyên rốn có đeo latex được không?
Xỏ khuyên rốn là một kiểu xỏ khuyên xuyên qua vùng da nằm ngay phía trên rốn. Điều này cho phép đồ trang sức nơi xỏ qua và cố định tại rốn để làm nổi bật lên chính món đồ trang sức đó. Nếu bạn không thích vị trí xỏ khuyên tai truyền thống hoặc bạn muốn cá tính, gợi cảm hơn thì xỏ khuyên rốn là lựa chọn thích hợp. Những vị trí để xỏ khuyên lỗ rốn bao gồm vành dưới, vành trên và hai bên rốn.
Việc xỏ khuyên lỗ rốn được thực hiện bằng dụng cụ hoặc do thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp thực hiện bằng tay. Đầu tiên, khu vực đó sẽ được làm sạch, có thể người xỏ khuyên sẽ cạo lông khu vực đó (nếu có) bằng dao cạo dùng một lần để tạo ra một vị trí xỏ khuyên mịn màng và rõ ràng. Sau đó, người xỏ khuyên sử dụng dụng cụ, họ sẽ dùng kẹp để giữ căng vùng đó trước khi đánh dấu vị trí, sau đó thợ xỏ khuyên sẽ đẩy một chiếc kim rỗng xuyên qua để tạo lỗ trước khi xỏ đồ trang sức vào. Đừng lo lắng nếu bạn bị chảy máu nhẹ, sưng tấy hoặc đỏ ngay sau khi xỏ khuyên, điều đó hoàn toàn bình thường và sẽ giảm nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Nang buồng trứng trái có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Vậy, xỏ khuyên rốn có đeo latex được không? Đối với khuyên rốn đã xỏ lâu và lành vùng da tại lỗ xỏ, bạn vẫn có thể đeo latex nhưng lưu ý rằng bạn cần chỉnh lực ép của đai một cách vừa phải để tránh ma sát, chén ép quá mức lên khuyên rốn và phải ngừng đeo đai khi nhận thấy dấu hiệu lỗ xỏ khuyên của bạn bị chảy máu hay có dấu hiệu nhiễm trùng. Đối với khuyên rốn vừa xỏ, bạn không nên đeo đai latex vì có thể làm lỗ xỏ bị nhiễm trùng, gây đau và lâu lành vết thương tại lỗ xỏ do đai gây chèn ép, tạo môi trường kín không thích hợp để lành vết thương.
Chăm sóc sau khi xỏ khuyên rốn
Sau khi xỏ khuyên rốn ta cần chăm sóc lỗ xỏ đúng cách thông qua các thao tác sau:
- Rửa tay thật sạch trước khi thực hiện thao tác vệ sinh: Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng hay những nước rửa tay có chất diệt khuẩn mạnh nhằm tiêu diệt những vi khuẩn thường trú trên tay, tránh gây lây nhiễm và nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên.
- Rửa vết thương: Hàng ngày, bạn có thể rửa sạch lỗ xỏ khuyên 2-3 lần bằng nước muối sinh lý hoặc bằng nước ấm. Sử dụng tăm bông nhúng vào dung dịch rửa và rửa xung quanh miệng của lỗ xỏ khuyên tại rốn. Lưu ý khi thực hiện phải thật nhẹ nhàng, thao tác rửa từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc để lấy sạch vẩy bám, vết bẩn.
- Cần giữ lỗ xỏ khuyên khô ráo, thoáng mát, hạn chế bôi các loại mỹ phẩm và xà phòng, những chất có cồn, oxi hóa mạnh lên vùng da non vì dễ gây kích ứng, chết tế bào non vừa hình thành và khiến cho vết thương lâu lành hơn.
- Trong suốt quá trình từ lúc mới xỏ khuyên rốn đến khi lành, bạn nên đeo khuyên liên tục và chỉ tháo ra khi cần thiết hay khi bạn bị dị ứng với khuyên đeo.
- Không sử dụng các chất kích thích, kiêng ăn các món ăn như thịt bò, rau muống, hải sản, gạo nếp, hay những chất dễ gây dị ứng cho bạn trong vòng 1-2 tuần.
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi: Bất kì sự đụng chạm, ma sát quá mức nào lên lỗ xỏ khuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu khiến vết thương lâu lành, do đó bạn nên lựa chọn quần áo rộng rãi và mềm mại và cẩn thận trong lúc thay quần áo.
- Tránh hoạt động mạnh gây va chạm, tác động lên vùng xỏ khuyên.
>>>>>Xem thêm: Adrenaline và Noradrenaline ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Hy vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu thêm những vấn đề xoay quanh việc xỏ khuyên rốn và trả lời được câu hỏi xỏ khuyên rốn có đeo latex được không? Bài viết cung cấp thông tin và chỉ mang tính chất tham khảo, do đó khi muốn xỏ khuyên rốn, bạn nên tìm những cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng để thực hiện.