Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Cách chữa bệnh thế nào?

Có rất nhiều người bệnh đặt câu hỏi về khả năng chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng KenShin tìm hiểu kỹ hơn câu trả lời bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Cách chữa bệnh thế nào?

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng trở nên phổ biến, mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Một trong những thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất là bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không thì chúng ta cùng xem bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý như thế nào nhé.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới xuất phát từ sự giảm khả năng dẫn máu về tim trong hệ thống tĩnh mạch của cả hai chân. Nguyên nhân là do tình trạng cản trở trong các tĩnh mạch khiến cho máu không thể lưu thông đúng hướng và tạo ra sự cản trở làm biến đổi cấu trúc mô xung quanh, thay đổi trong dòng chảy máu.

Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau mỏi chân, tê bì, phù chân, chuột rút vào ban đêm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những vấn đề nặng hơn như loét khó lành ở chân, tĩnh mạch nông giãn lớn, chàm da và thậm chí chảy máu.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Cách chữa bệnh thế nào?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch khiến nhiều người khó chịu

Yếu tố nguy cơ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch

Để biết bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không thì chúng ta cần nắm được những nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

  • Thông tin thống kê chỉ ra rằng suy giãn tĩnh mạch chân đang trở thành một bệnh lý phổ biến trên toàn cầu, với 70% bệnh nhân được ghi nhận là nữ giới. Điều này có liên quan đến cấu trúc cơ thể của phụ nữ như mang thai, thay đổi nội tiết tố nữ. Ngoài ra, việc sử dụng giày cao gót thường xuyên của phụ nữ cũng đóng góp vào tỷ lệ mắc suy tĩnh mạch ở chi dưới cao hơn so với nam giới.
  • Những người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu, mang và vận chuyển đồ nặng trong thời gian dài, tạo áp lực lên thành tĩnh mạch dễ dẫn đến tổn thương ở van tĩnh mạch chân, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết khiến máu bị ứ đọng, gây phù nề ở chân.
  • Lối sống hiện đại với việc tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, khó tiêu hóa, ít vận động là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc béo phì. Sự thừa cân chính là một trong những yếu tố làm xuất hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bởi vì trọng lượng cơ thể lớn tạo ra áp lực đè lên tĩnh mạch chi dưới làm cho máu khó lưu thông.
  • Một nguyên nhân khác là do tuổi tác, tuổi càng cao thì chức năng cơ thể càng giảm sút. Người già hay gặp những vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch, trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Cách chữa bệnh thế nào?

Phụ nữ có nguy cơ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có biểu hiện gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không sẽ dựa vào tình trạng và mức độ của bệnh. Các biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được phân loại dựa trên từng giai đoạn phát triển cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu khi mới mắc bệnh

Người bệnh thấy đau mỏi ở chân, cảm giác nặng nề và xuất hiện phù nhẹ, khi đi giày dép thì người bệnh có thể cảm thấy chật hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, nhiều người còn bị chuột rút và cảm giác lâm râm vào buổi tối như bị kim châm chọc, hay có tưởng tượng chân bị buồn bực như kiến bò. Mạch máu ở bàn chân, cổ chân, khuỷu chân nổi li ti.

Do dấu hiệu ở giai đoạn này thay đổi không đều (có thể biến mất khi nghỉ ngơi đủ) và tĩnh mạch chưa giãn nhiều nên bệnh nhân thường chủ quan và bỏ qua dấu hiệu, không đi thăm khám.

Giai đoạn tiến triển của bệnh

Mức độ phù ở chân gia tăng theo thời gian, lan ra cả mắt cá chân hoặc toàn bộ bàn chân. Người bệnh bị rối loạn dinh dưỡng dẫn đến sự dồn máu ở cẳng chân, thay đổi màu da khu vực này.

Giai đoạn này, máu thoát ra khỏi tĩnh mạch làm chân căng phù, triệu chứng không giảm đi ngay cả khi nghỉ ngơi, khác biệt so với giai đoạn trước đó. Các búi tĩnh mạch có thể trở nên rõ ràng, kèm theo mảng máu bầm dưới da.

Giai đoạn biến chứng

Đến giai đoạn này, mức độ của bệnh đã trở nên nghiêm trọng, dẫn đến việc tĩnh mạch nông bị viêm nặng, thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, chảy máu và hình thành các cục máu đông cũng như nhiễm khuẩn tại các vết loét. Nếu không được điều trị sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Gợi ý cách bổ sung canxi an toàn cho mẹ bầu và các lưu ý cần nắm

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Cách chữa bệnh thế nào?
Người bệnh cần đi thăm khám khi có dấu hiệu bị bệnh

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không?

Về thắc mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không thì KenShin thông tin đến bạn như sau:

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề nặng nề như đau buốt chân, thâm da, loét chân, hình thành các huyết khối trong các tĩnh mạch. Tuy nhiên, bằng các phương pháp điều trị hiện đại như mang vớ suy tĩnh mạch, dùng thuốc, tiêm xơ hóa tĩnh mạch, thậm chí qua phẫu thuật thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không thì việc phát hiện sớm đồng nghĩa với khả năng điều trị bệnh dễ dàng hơn. Sau đây là một số phương pháp điều trị phổ biến nhất:

  • Dùng băng hoặc vớ suy tĩnh mạch: Hai công cụ này tạo áp lực, giúp van tĩnh mạch khép lại bằng cách ép chặt vào cơ.
  • Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc làm bền thành mạch.
  • Phẫu thuật tĩnh mạch: Các đoạn tĩnh mạch tổn thương hoặc suy giãn được loại bỏ để ngăn máu chảy vào đó.
  • Tiêm gây xơ tại chỗ: Bác sĩ sử dụng dung dịch gây viêm tại tĩnh mạch, làm cho máu không lưu thông và dần dần bị xơ hóa và loại bỏ.

Như vậy là bạn đã nắm được vấn đề bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Nếu muốn ngăn chặn căn bệnh này thì phải làm thế nào?

  • Nâng cao đời sống sinh hoạt cá nhân: Tập thể dục đều đặn, xoa bóp chân hàng ngày và duy trì một lối sống khỏe mạnh.
  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ: Nghỉ ngơi và luân phiên làm việc để bảo vệ sức khỏe lao động.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Định kỳ kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm bệnh lý và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời.
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, hạn chế các chất dầu mỡ có hại cho tim mạch.
  • Tăng cường tuyên truyền về sức khỏe nghề nghiệp: Tạo điều kiện để người lao động có thể nghỉ ngơi và thư giãn giữa giờ làm để tránh nguy cơ bệnh lý nghề nghiệp.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Cách chữa bệnh thế nào?

>>>>>Xem thêm: Vai trò của Dopamine một “hormone hạnh phúc” của cơ thể

Nhiều bệnh nhân thắc mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không

Hy vọng rằng nội dung trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và giải đáp được thắc mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Nếu có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ bị bệnh chúng tôi khuyên bạn nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *