Bệnh tiểu đường có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, phù hoàng điểm và biến chứng khá phổ biến. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về chứng phù hoàng điểm do tiểu đường.
Bạn đang đọc: Phù hoàng điểm do tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao gặp biến chứng là bệnh lý võng mạc do mạch máu ở võng mạc mắt bị tổn thương. Bệnh lý võng mạc trở nặng có thể gây phù hoàng điểm – một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Vậy phù hoàng điểm do tiểu đường là gì? Nguyên nhân và cách điều trị phù hoàng điểm ra sao?
Contents
Khái quát về bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường
Hoàng điểm chính là điểm vàng nằm tại trung tâm võng mạc mắt. Đây là nơi có hàng triệu tế bào cảm quan, có nhiệm vụ thu nhận hình ảnh, giúp chúng ta nhìn hình ảnh sắc nét và có màu sắc. Phù hoàng điểm là tính trạng hoàng điểm bị ứ dịch dẫn đến phù nề. Dịch ứ do mạch máu võng mạc mắt bị tổn thương dẫn đến tình trạng rò rỉ dịch.
Phù hoàng điểm là một trong những biến chứng liên quan đến võng mạc mắt của bệnh tiểu đường bên cạnh bong võng mạc đái tháo đường hay thoái hóa điểm vàng. Theo thống kê, có gần 50% người bệnh bị biến chứng tiểu đường liên quan đến võng mạc gặp biến chứng này. Bệnh võng mạc tiểu đường càng nặng thì nguy cơ bị phù hoàng điểm của người bệnh càng tăng.
Phù hoàng điểm do đái tháo đường khiến người bệnh bị suy giảm thị lực, nhìn mờ, không nhìn rõ nét chi tiết của hình ảnh hay không thể đọc sách. Có khoảng 8% người mắc tiểu đường bị phù hoàng điểm bị suy giảm thị lực. Bệnh có thể xảy ra ở 2 mắt cùng lúc hoặc không cùng lúc. Bệnh có thể thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường và có thể xảy ra dù bệnh nhân mắc bệnh võng mạc tiểu đường mức độ nhẹ hay nặng.
Nguyên nhân phù hoàng điểm do tiểu đường
Phù hoàng điểm biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra do lượng đường trong máu quá cao khiến các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị hư hại. Khi đó, máu hoặc dịch sẽ bị rò rỉ vào phần trung tâm võng mạc khiến nó bị sưng phù. Cùng với đó, sẽ có các mạch máu mới được hình thành nhưng chúng yếu hơn các mạch máu ban đầu. Vì vậy, người bị phù hoàng điểm sẽ suy giảm thị lực.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ biến chứng phù hoàng điểm ở bệnh nhân tiểu đường như:
- Bệnh nhân không áp dụng các biện pháp kiểm soát đường huyết, để lượng đường huyết tăng cao.
- Thời gian mắc bệnh tiểu đường kéo dài nhiều năm.
- Bệnh nhân tiểu đường đã mắc bệnh lý võng mạc ở mức độ nặng.
- Bệnh nhân là người cao tuổi, người mắc bệnh cao huyết áp.
- Những người có cholesterol trong máu cao, thừa cân, hút thuốc lá, ít vận động cũng sẽ có nguy cơ mắc biến chứng phù hoàng điểm cao hơn.
Triệu chứng phù hoàng điểm do đái tháo đường
Khi mới bị phù hoàng điểm, người bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, hầu hết bệnh nhân mắc chứng phù hoàng điểm do tiểu đường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Khả năng nhìn giảm, không nhìn được khoảng cách xa, nhìn mờ mọi vật.
- Nhìn đường thẳng trở thành méo mó hoặc lượn sóng.
- Ở trung tâm hình ảnh nhìn thấy xuất hiện các đốm đen.
- Một số bệnh nhân suy giảm thị lực rất rõ ràng ở cả hai mắt nhưng cũng có thể chỉ gặp vấn đề ở một mắt.
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân đau mắt đỏ phải dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ không?
Thực tế, khi xuất hiện các triệu chứng trên đồng nghĩa với việc thị lực của bệnh nhân đã giảm đáng kể. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này khó khăn hơn và hiệu quả thấp hơn. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên thăm khám định kỳ để phát hiện phù hoàng điểm ngay cả khi triệu chứng chưa rõ ràng.
Điều trị phù hoàng điểm do tiểu đường thế nào?
Điều trị bệnh phù hoàng điểm ở bệnh nhân tiểu đường sẽ bao gồm các việc sau:
- Áp dụng các biện pháp giúp người bệnh kiểm soát đường huyết ổn định như: Dùng thuốc tiểu đường, thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập, kiểm soát stress, chủ động theo dõi mức đường huyết tại nhà bằng các loại máy đo đường huyết.
- Tiêm thuốc chống tăng sinh tân mạch – Anti VEGF để tránh tăng sinh mạch máu bất thường ở võng mạc. Đây được coi là phương pháp điều trị chính dành cho bệnh nhân phù hoàng điểm. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tiêm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị chống viêm cho bệnh nhân bằng cách tiêm steroid để giảm cảm giác khó chịu ở mắt. Thuốc cũng có tác dụng phụ nên bệnh nhân không được phép dùng tùy tiện.
- Sử dụng tia laser để sửa chữa các mạch máu bị rò rỉ trong võng mạc mắt. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín khi thực hiện chữa phù hoàng điểm bằng laser quang đông.
- Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục trong mắt hoặc cải thiện thị lực.
>>>>>Xem thêm: Nang tuyến vú birads 3 là gì? Có nguy hiểm không?
Phòng ngừa phù hoàng điểm cho người tiểu đường
Không thể chắc chắn về khả năng phục hồi sau điều trị phù hoàng điểm do tiểu đường vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa chứng phù hoàng điểm bằng cách:
- Theo dõi và áp dụng mọi biện pháp để có thể kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định. Việc này không chỉ giúp giảm nguy cơ phù điểm vàng mà còn giúp giảm nguy cơ mắc nhiều biến chứng tiểu đường khác.
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như mỡ máu, cao huyết áp, béo phì,…
- Người bệnh nên sớm từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe tổng thể và làm tăng nguy cơ biến chứng đái tháo đường như hút thuốc lá, lười vận động.
- Kiểm tra thị lực định kỳ tại chuyên khoa mắt ít nhất 1 năm một lần. Ngay khi phát hiện tiểu đường, bệnh nhân cần khám mắt ngay.
Sau khi mắc bệnh tiểu đường, các biến chứng có thể xảy ra tùy theo tình trạng bệnh và việc kiểm soát bệnh. Một trong những biến chứng khá thường gặp là phù hoàng điểm do tiểu đường. Biến chứng này làm suy giảm thị lực, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mỗi bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra mắt định kỳ. Nếu đã bị phù điểm hoàng, nhất định cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị và tái khám của bác sĩ.