Em bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau từ khi diễn ra sự thụ tinh cho đến ngày chào đời. Dấu hiệu nhận biết việc mang thai trong kỳ siêu âm vào những tuần đầu tiên đó chính là sự xuất hiện của túi thai. Do đó, mẹ cần biết thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy túi thai?
Bạn đang đọc: Thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy túi thai?
Khi các dấu hiệu báo có thai xuất hiện như chậm kinh nguyệt, dùng que thử thai và hiện lên hai vạch nhưng khi siêu âm bác sĩ không thấy túi thai thì mẹ đừng vội lo lắng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy túi thai và nếu rơi vào trường hợp siêu âm không thấy túi thai mẹ phải làm sao?
Contents
Thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy túi thai?
Nhiều bà mẹ có thai lần đầu đều thắc mắc thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy túi thai. Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sản, từ ngày thứ 17 của thai kỳ mẹ có thể siêu âm thấy túi thai. Quá trình mang thai được tính từ khi trứng bắt đầu được thụ tinh nhưng lại không xác định được thời điểm chính xác diễn ra quá trình thụ tinh.
Khi bác sĩ chỉ định mẹ thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò qua ngõ âm đạo, có thể nhận thấy túi thai với đường kính khoảng từ 2 – 3 mm xuất hiện từ ngày thứ 17 sau khi thụ tinh. Trường hợp siêu âm bụng sẽ thấy túi thai muộn hơn. Do sự phát triển của mỗi thai nhi không giống nhau do đó mẹ không nên quá lo lắng khi chưa phát hiện túi thai ở thời điểm này khi siêu âm. Mẹ hãy kiên nhẫn đợi khoảng 5 – 6 tuần sẽ thấy túi thai một cách rõ ràng nhất.
Thai nhi tại thời điểm 3 tuần tuổi vẫn chỉ là những phôi bào nhỏ, đang di chuyển từ trong ống dẫn trứng đến tử cung để làm tổ. Do phôi bào có kích thước quá nhỏ nên mắt thường không thể nhận biết qua siêu âm.
Vì vậy thai 3 – 4 tuần tuổi là thời điểm quá sớm để khám thai và siêu âm. Nếu mẹ nôn nóng siêu âm quá sớm sẽ không cho kết quả rõ ràng, đồng thời điều này còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Vậy, thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai? Thông thường, từ tuần thứ 8, thai nhi đã vào tổ được khoảng 2 tháng tính từ thời điểm thụ thai nên mốc khám thai định kỳ sớm nhất sẽ bắt đầu từ tuần thứ 8. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và bắt đầu siêu âm để kiểm tra, theo dõi sức khỏe thai kỳ.
Đối với những tuần thai dưới mốc 8 tuần, mẹ nên tự theo dõi các dấu hiệu như buồn nôn, chuột rút, rỉ máu ít để đến khám kịp thời.
Phôi thai phát triển ra sao trong túi thai?
Không những quan tâm thai bao nhiều tuần thì siêu âm thấy túi thai, mẹ cũng muốn biết em bé trong túi thai sẽ phát triển ra sao.
Nếu siêu âm thấy túi thai, quá trình phát triển của thai nhi diễn ra như sau: Khi thụ thai và hình thành túi thai, vào khoảng tuần thứ 5 trở đi, phôi thai sẽ hình thành và phát triển thành một em bé hoàn chỉnh cho đến cuối thai kỳ. Do vậy, đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong suốt thai kỳ.
Trong thời điểm này, nhau thai được phát triển là cầu nối giữa mẹ và bé. Nhau thai là nơi nhận chất dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ đến thai nhi vừa là nơi loại bỏ các chất thải của thai nhi.
Trong giai đoạn này, tất cả bộ phận cơ thể và các cơ quan chính của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển. Các tế bào của phôi thai (hay gọi là tế bào phôi gốc) bắt đầu nhân lên và thay đổi, từ đó hình thành nên các tế bào cần thiết để phát triển một cơ thể hoàn chỉnh.
Vì sao có thai nhưng siêu âm không thấy túi thai?
Một số trường hợp có dấu hiệu mang thai nhưng khi siêu âm lại không thấy túi thai. Theo các bác sĩ, sau khi thụ tinh, để làm tổ trứng sẽ mất khoảng 6 – 9 ngày và vẫn cần thêm thời gian để phôi thai bám vào thành tử cung. Do sự khác biệt về thể trạng của mỗi bà mẹ nên thời điểm thai vào tử cung ở từng người là khác nhau.
Siêu âm sẽ nhìn thấy hình ảnh túi thai khi thai kỳ ở tuần thứ 5, lúc này nồng độ HCG đạt tới 1.100. Trường hợp siêu âm không thấy túi thai có thể do thời điểm siêu âm sớm hơn mốc thời gian quy định.
Khi siêu âm không thấy túi thai còm do nhiều nguyên nhân khác, cụ thể:
Tính sai tuổi thai: Quá trình thai bám vào tử cung mất khoảng 9 ngày hoặc hơn nên rất khó xác định ngày rụng trứng chính xác. Do đó bác sĩ thường tính tuổi thai bằng cách dựa vào ngày cuối kỳ kinh nên không tránh khỏi việc tuổi thai bị lệch. Nếu mẹ đi siêu âm trước tuần thứ 5 của thai kỳ thì sẽ không nhìn thấy hình ảnh túi thai cụ thể.
Mang thai ngoài tử cung: Khi trứng thụ tinh, làm tổ ở vị trí khác ngoài nội mạc tử cung thì gọi là mang thai ngoài tử cung. Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung là mẹ đau bụng dưới âm ỉ và ra dịch âm đạo màu đen. Lúc này, mẹ nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.
Bị sảy thai: Khi mẹ bị ra máu, bụng đau và cứng thì rất có thể mẹ đã bị sảy thai trước đó.
Que thử thai thiếu chính xác: Việc sử dụng que thử thai hết hạn hoặc nước tiểu không tinh khiết hoặc bạn đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc u bướu, an thần thì que thử thai cũng có thể hiện hai vạch.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của bệnh nhân rối loạn tích trữ
Mang thai trứng: Trường hợp mang thai trứng rất nguy hiểm, dễ gây ra băng huyết, dẫn đến chảy máu ổ bụng.
Siêu âm không thấy túi thai phải làm sao?
Nếu mẹ luôn quan tâm thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy túi thai thì mẹ không nên lo lắng khi siêu âm mà không thấy túi thai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong số đó là do quá mong chờ có con nên mẹ vội đi khám thai trước khi thai kịp làm tổ. Hai trường hợp sau cũng làm cho siêu âm không thấy túi thai:
Trường hợp mang thai ngoài tử cung
Các dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung ban đầu không biểu hiện rõ ràng do thai nhỏ nên khó chẩn đoán. Tuy nhiên khi thai lớn hơn, nếu không được can thiệp kịp thời thì dẫn đến sảy thai, vỡ ống trứng, xuất huyết ổ bụng rất nguy hiểm. Để chẩn đoán nguyên nhân siêu âm không thấy túi thai có chính xác là do mang thai ngoài tử cung hay không, bác sĩ sẽ khám vùng chậu và chỉ định mẹ xét nghiệm máu để đo nồng độ Hcg.
Đối tượng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung là người từng bị mang thai ngoài tử cung hoặc từng phẫu thuật vùng bụng từ trước, ống dẫn trứng. Người mẹ mắc bệnh về đường tình dục, bị viêm vùng chậu hoặc có thói quen hút thuốc lá.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân triệt lông xong bị viêm lỗ chân lông và cách điều trị
Trường hợp bị sảy thai
Dựa trên biểu hiện ban đầu của bà mẹ, nếu nghi ngờ bị sảy thai, bác sĩ chỉ định mẹ làm xét nghiệm, siêu âm liên quan. Khi xác định sảy thai, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật loại bỏ, bảo vệ an toàn sức khỏe cho người mẹ.
Đối tượng có nguy cơ dễ bị sảy thai là người từng bị sảy thai trước đó; phụ nữ khó mang thai, phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản; có cơ địa yếu, bị trượt ngã, va đập mạnh,…
Sau khi tham khảo bài viết “Thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy túi thai”, mẹ đã biết thời điểm thích hợp để siêu âm. Nếu siêu âm không thấy túi thai thì mẹ phải bình tĩnh và nghe lời tư vấn của bác sĩ.