Siêu âm nội soi dạ dày là gì? Khi nào cần đến phương pháp này?

Siêu âm nội soi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và được áp dụng để phát hiện các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa. Đặc biệt siêm âm nội soi dạ dày giữ vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dạ dày, thậm chí phát hiện, đánh giá các giai đoạn ung thư.

Bạn đang đọc: Siêu âm nội soi dạ dày là gì? Khi nào cần đến phương pháp này?

Siêu âm nội soi là một kỹ thuật chẩn đoán mới. Nhiều người thường lầm tưởng siêu âm nội soi dạ dày với nội soi dạ dày. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu siêu âm nội soi là gì và siêu âm nội soi dạ dày có tác dụng gì.

Siêu âm nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày khác với siêu âm nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày là kỹ thuật sử dụng một ống mềm có gắn camera đưa vào ống tiêu hóa, qua đó bác sĩ quan sát tổn thương và đánh giá tổn thương trên bề mặt. Vậy để phát hiện những tổn thương phía dưới bề mặt của ống tiêu hóa, bác sĩ dùng phương pháp nào? Trước vấn đề này, các nhà khoa học đã cho ra đời ống nội soi tích hợp đầu dò siêu âm tần số lớn. Đây gọi là kỹ thuật siêu âm nội soi (EUS)

Siêu âm nội soi là sự kết hợp giữa kỹ thuật siêu âm và nội soi. Khi đầu ống nội soi tì vào niêm mạc đường tiêu hóa theo các vị trí giải phẫu thích phù hoặc soi trực tiếp vào vùng tổn thương sẽ giúp xác định mức độ tổn thương, tổn thương xuất phát từ lớp nào, tình trạng xâm lấn xung quanh, xuất hiện hạch.

Có thể nói, siêu âm nội soi có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực tiêu hóa. Trong đó, siêu âm nội soi dạ dày góp phần quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dạ dày, phát hiện sớm bệnh ung thư, đánh giá từng giai đoạn của ung thư ống tiêu hóa.

Siêu âm nội soi dạ dày là gì? Khi nào cần đến phương pháp này?

Siêu âm nội soi giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dạ dày

Khi nào cần siêu âm nội soi dạ dày?

Khác biệt với nội soi dạ dày thông thường, siêu âm nội soi dạ dày được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán, đánh giá những bất thường dưới bề mặt niêm mạc của ống tiêu hóa. Siêu âm nội soi dạ dày có tác dụng:

  • Tầm soát và phát hiện ung thư ống tiêu hóa sớm, xác định các khối u và kích thước khối u.
  • Đánh giá tình trạng xâm lấn và di căn của bệnh ung thư.
  • Kiểm tra các bệnh lý ở gan mật, u gan;
  • Phát hiện các bệnh lý mật – tụy như viêm tụy mạn, viêm tụy cấp không rõ nguyên nhân, sỏi mật, polyp túi mật,…, các bất thường trong ống mật.
  • Phát hiện và đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Thăm khám ống tiêu hóa và tụy, đường mật.

Siêu âm nội soi dạ dày là gì? Khi nào cần đến phương pháp này?

Siêu âm nội soi dạ dày giúp hát hiện và đánh giá mức độ viêm loét dạ dày

Chống chỉ định siêu âm nội soi dạ dày

Về các trường hợp chống chỉ định thì siêu âm nội soi dạ dày và nội soi dạ dày thông thường đều giống nhau ở các đối tượng sau đây:

  • Người có cơ thể suy nhược, sức khỏe yếu, khả năng chịu đựng kém.
  • Áp dụng siêu âm nội soi với người mắc các bệnh lý thực quản có khả năng làm thủng ống tiêu hóa. Do đó, cần chống chỉ định đối tượng này.
  • Các bệnh nhân suy tim hay nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp.
  • Những người mắc các chứng bệnh thần kinh, mất khả năng kiểm soát không thể hợp tác trong quá trình nội soi.

Quy trình tiến hành siêu âm nội soi

Nhìn chung, quy trình tiến hành kỹ thuật siêu âm nội soi sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Người bệnh cần chuẩn bị gì?

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện những điều sau:

  • Trước khi tiến hành nội soi, người bệnh nhịn ăn ít nhất 6 tiếng.
  • Nếu vị trí thực hiện là khu vực trực tràng, bệnh nhân cần uống thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ hay dùng thức ăn lỏng trước khi tiến hành nội soi.
  • Bệnh nhân cần ngưng sử dụng một số loại thuốc trước khi nội soi như thuốc làm loãng máu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân về thuốc nếu mắc các bệnh mạn tính như huyết áp cao, bệnh tiểu đường,… Cần thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với latex, bạn sẽ được siêu âm với thiết bị đặc biệt.
  • Người bệnh được cho dùng thuốc an thần nên cần người thân đi theo để làm thủ tục và đưa bệnh nhân về nhà sau phẫu thuật.

Tiến hành siêu âm nội soi

Trong quá trình nội soi siêu âm, bác sĩ sẽ đưa qua miệng một ống nội soi nhỏ, mỏng, mềm dẻo, sau đó đưa vào đường tiêu hóa, đầu dò tích hợp ở đầu ống nội soi sẽ tạo ra sóng âm thanh và ghi nhận hình ảnh chính xác các vùng mô xung quanh, gồm cả mạch bạch huyết. Sau khi nội soi ở vị trí đã xác định, bác sĩ rút dần ống nội soi. Quá trình nội soi thường kéo dài từ 30 đến 90 phút.

Tìm hiểu thêm: Lỗ chân lông mặt to: Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này

Siêu âm nội soi dạ dày là gì? Khi nào cần đến phương pháp này?
Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi qua miệng để vào đường tiêu hóa

Nếu nội soi có kèm với sinh thiết, bác sĩ đưa vào đường tiêu hóa của bệnh nhân một thiết bị cong thứ hai có thể hướng một cây kim rất mảnh đến khối u, các hạch bạch huyết hoặc các vùng mô bất thường khác, kim sẽ chiết xuất chất lỏng để lấy mẫu sinh thiết và phân tích. Quá trình nội soi kèm sinh thiết diễn ra ít hơn 1 giờ.

Sau siêu âm nội soi, bệnh nhân có thể trở về nhà trong ngày.

So với phương pháp siêu âm cổ điển bên ngoài cơ thể, kỹ thuật siêu âm nội soi có thể tiếp xúc gần hơn với các tạng, hình ảnh ghi nhận được thường chi tiết và chính xác hơn.

Hiện có đầu dò siêu âm tròn có thể phóng âm thanh vòng tròn và đầu dò siêu âm dẹt có thể siêu âm khu trú theo một hướng.

Sau khi siêu âm nội soi

Bệnh nhân ở lại để tiếp tục được theo dõi cho đến khi thuốc an thần mất tác dụng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau ở cổ họng, chướng bụng. Sau khi về nhà, bạn có thể ăn uống như bình thường trừ khi có các hướng dẫn đặc biệt của bác sĩ.

Kết quả xét nghiệm thường được trả ngay trong ngày, kết quả sinh thiết sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Siêu âm nội soi dạ dày là gì? Khi nào cần đến phương pháp này?

>>>>>Xem thêm: Siêu âm thai bao nhiêu tiền? 9 mốc khám quan trọng mẹ bầu cần nhớ

Hình ảnh cung cấp bởi đầu dò siêu âm EUS

Khi siêu âm nội soi cần lưu ý gì?

Bệnh nhân nên lưu ý những điều sau khi thực hiện phương pháp nội soi siêu âm dạ dày:

  • Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ về những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện kỹ thuật này và nên đi cùng người nhà để hỗ trợ khi cần.
  • Sau khi siêu âm nội soi, nếu bệnh nhân có các triệu chứng bất thường thì cần đến bệnh viện ngay.
  • Siêu âm nội soi là kỹ thuật có xâm lấn. Phương pháp nội soi truyền thống không yêu cầu gây mê, bệnh nhân dễ gặp các tai biến nguy hiểm do bị đau, cảm thấy khó chịu nên khó hợp tác trong thực hiện thủ thuật. Ngày nay, kỹ thuật đã được hỗ trợ khi thực hiện phương pháp gây mê bệnh nhân, giúp bệnh nhân bình tĩnh, thoải mái hợp tác, từ đó cho kết quả khả quan hơn, các biến chứng ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số biến chứng xảy ra gồm chảy máu, rách hoặc thủng thành ống tiêu hóa. Nguyên nhân xảy ra các biến chứng là do bác sĩ cố đưa máy đi qua chỗ hẹp.

Tóm lại, siêu âm nội soi dạ dày là bước tiến mới trong lĩnh vực siêu âm. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương phía dưới bề mặt của ống tiêu hóa trong khi nội soi dạ dày lại không làm được. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến dạ dày, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và siêu âm ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *