Thai 4 tuần siêu âm có thấy không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Thai 4 tuần siêu âm có thấy không luôn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Vào đầu thai kỳ, mẹ bầu đều nôn nóng muốn biết con mình trông như thế nào, có khỏe mạnh không nên thường hay đi khám thai sớm. Vậy siêu âm ở giai đoạn này có tốt không, có phát hiện được điều gì không?

Bạn đang đọc: Thai 4 tuần siêu âm có thấy không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Siêu âm là cách tốt nhất để mẹ bầu có thể quan sát và theo dõi thai nhi ngay từ khi còn nằm trong bụng. Các mẹ thường có xu hướng đi siêu âm sớm nhưng lại thắc mắc thai 4 tuần siêu âm có thấy không.

Thai 4 tuần tuổi hình thành thế nào?

Trong quá trình thụ thai thông thường, trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành túi phôi. Túi phôi sẽ lớn dần theo thời gian và di chuyển tới tử cung theo đường ống dẫn trứng, bám dính để làm tổ tại đây và phát triển thành thai nhi.

Túi phôi 4 tuần tuổi có cấu tạo gồm 3 lớp mô: Ngoại bì, trung bì và nội bì. Ba lớp này có nhiệm vụ là hình thành các cơ quan và mô cho bào thai, cụ thể:

  • Lớp ngoại bì hình thành thần kinh, tuyến vú, chân răng, tóc, da móng, chân lông.
  • Trung bì hình thành khung xương, hệ tuần toàn, mạch máu, các mô và cơ.
  • Nội bì hình thành tuyến giáp, gan, phổi, ruột, tụy.

Thai 4 tuần siêu âm có thấy không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Túi phôi 4 tuần tuổi sẽ có 3 lớp mô gồm ngoại bì, trung bì và nội bì

Ngoài ra, vào thời điểm thai 4 tuần tuổi, tứ chi cũng bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt đồng thời sản xuất ra một số hormone quan trọng. Đặc biệt, túi nước ối cũng bắt đầu hình thành giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Thai 4 tuần siêu âm có thấy không?

Sau khi mẹ dùng que thử thai và hiện hai vạch, việc đầu tiên các mẹ bầu thường làm là đến ngay bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm xét nghiệm máu để xác định mẹ có đang mang thai không. Nếu đã mang thai, bác sĩ sẽ đặt lịch tái khám để thực hiện siêu âm.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện siêu âm vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Vì là lần siêu âm đầu tiên nên đây là cột mốc quan trọng với mẹ bầu. Lúc này, siêu âm cũng giúp kiểm tra tim thai, tình hình phát triển của thai và đặc biệt là xem thai đã vào tử cung chưa.

Vậy khi thai 4 tuần siêu âm có thấy không? Khi mẹ bầu siêu âm vào thời điểm này chưa chắc sẽ thấy được em bé vì thai nhi 4 tuần tuổi vẫn còn rất nhỏ, thậm chí còn chưa thể phát hiện tim thai. Đây là quy trình phát triển tự nhiên bình thường của bé. Do đó, thai phụ cần tiếp tục siêu âm vào các tuần tiếp theo của thai kỳ mới có thể thấy em bé rõ hơn. Tuy nhiên, siêu âm vào tuần thứ 4 vẫn cần thiết vì mang lại một số lợi ích.

Thai 4 tuần siêu âm có thấy không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Thai nhi 4 tuần tuổi vẫn còn rất nhỏ nên khi siêu âm chưa chắc sẽ thấy được bé

Cơ thể mẹ bầu tuần thứ 4 thay đổi thế nào?

Mẹ bầu có thể xuất hiện những thay đổi trong cơ thể vào thời điểm này vì thai 4 tuần tuổi đã vào tử cung và bắt đầu quá trình cấy thai. Những thay đổi gồm căng tức ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng,… Đôi khi, mẹ bầu thường nhầm lẫn với những triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, một số trường hợp không có triệu chứng nào bất thường và kinh nguyệt xảy ra bình thường.

Do đó, khi cảm thấy nghi ngờ việc mang thai, bạn nên dùng que thử thai để kiểm tra ngay tại nhà. Khi que thử thai xuất hiện 2 vạch, cho dù là rất mờ thì khả năng cao là bạn đã mang thai. Do khi mang thai, cơ thể sản xuất một lượng hormone beta HCG để báo hiệu thai đang phát triển. Bạn có thể thử thai lần nữa vào 3 – 5 ngày tiếp theo cho chắc chắn. Nếu kết quả vẫn như vậy, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám.

Siêu âm thai 4 tuần tuổi có tác dụng gì?

Ngoài việc băn khoăn xem thai 4 tuần siêu âm có thấy không, các mẹ bầu cũng cân nhắc xem có cần thiết đi siêu âm quá sớm không. Câu trả lời đúng là vào thời điểm tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ, các mẹ bầu đều cần thực hiện siêu âm. Qua hình ảnh siêu âm thai nhi 4 tuần tuổi, bác sĩ và mẹ kiểm tra được một số thông tin sức khỏe cơ bản của thai nhi như sau:

  • Kiểm tra và xác nhận chính xác việc mang thai, theo dõi tình trạng thai nhi di chuyển vào tử cung để làm tổ. Bác sĩ cũng có thể phát hiện kịp thời nếu mẹ mang thai ngoài tử cung để can thiệp từ sớm.
  • Kiểm tra mẹ mang thai đơn hay thai đôi.
  • Đo tim thai lần đầu, tính toán tuổi thai, dự tính ngày sinh. Nếu chưa đo được tim thai, bác sĩ có thể hẹn mẹ lịch tái khám vào 2 – 3 tuần sau đó.
  • Kiểm tra tình trạng tử cung của thai phụ, đặc biệt là các mẹ đã từng sảy thai không rõ nguyên nhân hoặc từng phải nạo thai. Trường hợp thai nhi không nằm ở vị trí thích hợp trong tử cung thì bác sĩ sẽ có phương án để mẹ có thai kỳ an toàn.

Kết quả siêu âm thai 4 tuần cho thấy sự phát triển của thai nhi, dựa vào đó, bác sĩ có thể hướng dẫn mẹ điều chỉnh khẩu phần ăn uống, thói quen sinh hoạt của mẹ. Bác sĩ cũng có thể kê đơn cho mẹ uống thêm như sắt, các vitamin, sữa non, sữa bầu…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, với những bà mẹ muốn biết thai 4 tuần siêu âm có thấy không thì câu trả lời là chưa thể thấy rõ bé vào giai đoạn này.

Tìm hiểu thêm: Tổ yến chưng đường phèn có tác dụng gì? Cách chưng yến ngon

Thai 4 tuần siêu âm có thấy không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?
“Thai nhi 4 tuần siêu âm có thấy không?” là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Khi mang thai tuần thứ 4, mẹ bầu cần lưu ý gì?

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, do thai nhi còn quá nhỏ và rất yếu nên mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất quan trọng để nuôi dưỡng phôi thai khỏe mạnh, cụ thể gồm các chất:

Acid folic: Mẹ bầu cần cung cấp 400mcg acid folic mỗi ngày vì đây là dưỡng chất giúp ngăn ngừa một số dị tật ở cột sống và não của thai nhi. Acid folic có rất nhiều trong các loại thực phẩm như gạo, bánh mì, ngũ cốc, trái cây có múi, bông cải xanh.

Vitamin D: Dưỡng chất này giúp hấp thu canxi hiệu quả, duy trì cấu trúc xương và răng khỏe mạnh. Để bổ sung vitamin D, đơn giản nhất chính là hấp thu vitamin D qua da từ ánh nắng mặt trời hoặc có thể dùng lòng đỏ trứng gà, sữa, nước cam,…

Chất béo cho cơ thể: Nhóm chất béo thiết yếu như axit béo omega-3 giúp cho thai nhi phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, DHA trong omega-3 là thành phần chính trong não và võng mạc ở người. Mẹ có thể bổ sung DHA dễ dàng trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá cơm, dầu, các loại hạt, trứng,…

Vitamin tổng hợp cho bà bầu: Các viên vitamin tổng hợp sẽ là lựa chọn lý tưởng nếu mẹ bầu không thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất qua con đường ăn uống.

Thai 4 tuần siêu âm có thấy không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

>>>>>Xem thêm: Nhân giảm âm Birads 3 là gì? Phân loại và cách điều trị

Mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng phôi thai khỏe mạnh

Hạn chế hoạt động mạnh

Ở tuần thai thứ 4, mẹ bầu cần hạn chế hoặc ngưng các hoạt động thể lực mạnh. Vì lúc này bào thai rất dễ bị tổn thương và dễ chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài do chưa thực sự bám chắc vào thành tử cung.

Tuy nhiên, dù mang thai ở tuần thứ 4, nếu mẹ bầu có đủ sức khỏe thì vẫn có thể tham gia vào các hoạt động thể lực nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, bơi lội ngắn,…

Tránh xa thuốc lá, các chất kích thích

Mẹ bầu nên ngưng hút thuốc hoặc tránh ngửi, hít khói của bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc lá điện tử. Khói thuốc lá sẽ dẫn đến tình trạng bé nhẹ cân, mang thai ngoài tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai và nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Ngoài ra, các chất kích thích như cafein, rượu bia cũng có thể dẫn đến thai nhi bị ngộ độc, bị dị tật bẩm sinh hoặc gặp biến chứng sức khỏe khác và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ.

Hạn chế các loại thực phẩm gây co bóp tử cung

Trong giai đoạn mang thai tuần thứ 4, các mẹ nên hạn chế các thực phẩm gây co bóp tử cung như rau răm, rau ngót, đu đủ xanh,… hoặc những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao như măng, đồ muối chua, thực phẩm chưa nấu chín,… Những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ sảy thai.

Tóm lại, nếu mẹ bầu thắc mắc thai 4 tuần siêu âm có thấy không thì lời giải đáp là mẹ chưa thấy rõ thai nhi vì thai nhi còn quá nhỏ. Tốt nhất mẹ bầu hãy tuân theo lịch khám thai và siêu âm của bác sĩ để theo dõi sức khỏe thai nhi tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *