Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được và các lưu ý sau khi nhổ răng cửa

Răng cửa có tính thẩm mỹ rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Vì một số lý do, bạn phải tiến hành nhổ bỏ răng cửa. Sau đó, thời gian trồng lại răng tùy thuộc vào tốc độ phục hồi thương tổn và phương pháp mà bạn lựa chọn. Vậy nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?

Bạn đang đọc: Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được và các lưu ý sau khi nhổ răng cửa

Trước khi giải đáp thắc mắc “nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?”, cùng tìm hiểu xem những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng khi bạn bị mất răng cửa nhé.

Những ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi bạn nhổ răng cửa

Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

Răng cửa hay răng số 1 và 2, là các răng nằm chính diện trong cung hàm. Chính vì thế, các răng này rất dễ lộ ra khi bạn nói chuyện, mỉm cười hằng ngày. Trong trường hợp bạn nhổ bỏ hoặc mất đi răng cửa, trên cung hàm của bạn sẽ có một khoảng không khá lớn.

Do đó, việc nhổ răng cửa gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ. Không tự tin về nụ cười của mình là lý do khiến nhiều người trở nên tự ti, rụt rè hơn trong giao tiếp thường nhật.

Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được và các lưu ý sau khi nhổ răng cửa

Nhổ răng cửa làm ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ

Làm giảm chức năng ăn nhai

Răng cửa tham gia chính vào việc cắn xé thức ăn. Sau đó thức ăn sẽ tiếp tục được nghiền nhỏ bằng các răng hàm, trước khi đi xuống dạ dày. Chính nhờ sự sắc bén và lực cắn khỏe của răng cửa, mà quá trình nhai nuốt thức ăn được diễn ra mượt mà nhất.

Khi mất răng cửa, các răng còn lại phải thực hiện nhai nghiền thức ăn kỹ hơn. Việc này giúp đảm bảo tiêu hóa và hấp thu tốt tại dạ dày. Phải làm việc với cường độ nhiều hơn bình thường, qua thời gian các răng này sẽ dần suy giảm chức năng. Chính vì việc nhai thức ăn không hiệu quả, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý tại dạ dày.

Gây tiêu xương hàm

Theo sinh lý của cơ thể, sau khi mất răng kéo dài, mật độ xương của bạn sẽ bị suy giảm, nguy cơ dẫn đến tiêu xương hàm. Tiêu xương hàm chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu, từ đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn nhân lên và phát triển, xâm nhập sâu vào bên trong nướu. Khi đó, bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc phải bệnh viêm tủy hoặc viêm nha chu.

Không chỉ dừng lại ở đó, xương hàm bị tiêu biến còn tác động đến các răng gần răng cửa. Cụ thể là, các răng gần răng cửa sẽ dịch chuyển đến vị trí trống do nhổ răng. Nếu bạn không trồng lại răng cửa kịp thời, qua thời gian các răng sẽ di chuyển dẫn đến xô lệch hàm. Vậy nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?

Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?

Giải đáp thắc mắc “nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?”. Thì câu trả lời là thường rơi vào khoảng 1 đến 2 tháng cho thủ thuật trồng răng giả bằng hàm răng giả tháo lắp và bắt cầu răng sứ.

Đối với các bạn có nhu cầu trồng răng Implant thay thế, thời gian này sẽ là từ 2 đến 3 tháng, sau khi nhổ răng cửa. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân cao tuổi, tình trạng phục hồi vết thương sau khi nhổ răng có thể kéo dài hơn, do vậy thời gian trồng lại răng được có thể sẽ từ 4 đến 5 tháng.

Trong một số trường hợp, bạn có thể chỉ định trồng lại răng Implant thay thế ngay lập tức, ví dụ như:

  • Chất lượng xương hàm tốt.
  • Cơ địa của bạn khỏe mạnh, sức khỏe đảm bảo để thực hiện.
  • Trình độ tay nghề của bác sĩ nha khoa cao.

Tuy nhiên, nhổ răng cửa bao lâu trồng lại được còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, thời gian vết thương lành và chỉ định của nha sĩ.

Tìm hiểu thêm: Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 ra máu có sao không?

Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được và các lưu ý sau khi nhổ răng cửa
Giải đáp thắc mắc nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được

Các lưu ý bạn cần nhớ sau khi nhổ răng cửa

Vậy là bạn đã biết được nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được. Để hạn chế xảy ra các biến chứng sau khi nhổ răng cửa, bạn đọc cần ghi nhớ một số điều sau đây:

  • Ngừng sử dụng thuốc lá và rượu bia: Bạn không nên hút thuốc sau khi nhổ răng cửa tối thiểu trong 3 ngày và kiêng rượu bia ít nhất 48 tiếng. Bởi vì chúng có nhiều chất độc có thể làm nặng thêm tình trạng tổn thương, khiến vết mổ của bạn lâu lành hơn.
  • Sử dụng đúng thuốc giảm đau: Nha sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau, giảm sưng và kháng sinh để phòng tránh nhiễm trùng sau nhổ răng. Bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng để tránh gặp tác dụng phụ.
  • Ăn nhẹ và uống nhiều nước: Các nha sĩ sẽ khuyên bạn sau khi nhổ răng nên ăn các đồ mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo hoặc các món hầm nhừ. Bên cạnh đó, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Sau khi vừa nhổ răng, bạn sẽ không được súc miệng bằng nước muối hoặc thực hiện hành động khạc nhổ. Bởi vì các hành động này dễ hình thành cục máu đông ở mạch máu tại răng. Bên cạnh đó, bạn nên vệ sinh răng miệng bằng các loại bằng chải lông mềm nhẹ nhàng, kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
  • Theo dõi các triệu chứng: Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng cửa có thể kể đến như đau đớn nhiều, chảy máu răng kéo dài, viêm xương ổ răng,… Vì thế, bạn phải theo dõi cẩn thận các triệu chứng, liên hệ với nha sĩ để có cách xử trí kịp thời.

Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được và các lưu ý sau khi nhổ răng cửa

>>>>>Xem thêm: Ăn rau gì tốt cho nam giới? Thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới

Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa nhiễm trùng sau nhổ răng

Bài viết đã cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc “nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?”. Như vậy, nhổ răng cửa thì từ khoảng 1 đến 2 tháng là bạn có thể trồng lại răng giả bằng hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Còn đối với trồng răng Implant thì khoảng thời gian sẽ dài hơn một chút, vào khoảng 2 đến 3 tháng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *