Gãy xương ngón tay có biểu hiện cấp tính, gây đau đớn và đi kèm dấu hiệu sưng đỏ, bầm tím nên rất dễ nhận diện. Về cơ bản, dạng sang chấn này khá dễ điều trị nhưng nếu bạn chủ quan, phớt lờ thì rất khó để đoán trước rủi ro nào có thể xảy đến.
Bạn đang đọc: Gãy xương ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
So với các dạng sang chấn khác của cơ quan vận động thì gãy xương ngón tay ít gặp hơn nhiều bởi chúng có kết cấu nhỏ và ngắn, đặc biệt là độ linh động rất cao. Và khi sự cố xảy ra, nếu bạn không biết cách nhận biết sớm các triệu chứng, can thiệp kịp thời thì vấn đề sức khỏe trên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng ngại.
Contents
Tổng quan về gãy xương ngón tay
Gãy xương ngón tay là hiện tượng xương vùng ngón tay bị nứt gãy một hoặc nhiều chiếc cùng lúc. Chúng có thể xuất hiện ở hai đầu hoặc thân đốt và có thể bắt gặp ở bất kỳ ngón tay nào.
Thực tế cho thấy do đặc thù nằm ở mặt ngoài và có khả năng vận động linh hoạt nên gãy xương ngón cái, ngón trỏ và ngón út là phổ biến hơn cả. Hiện tượng gãy xương và trật khớp có thể xuất hiện đồng thời. Trong một số trường hợp, trật khớp có thể là vấn đề kéo theo nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời.
Khi xương bị gãy thì không chỉ chức năng vận động của ngón tay bị ảnh hưởng mà khả năng cầm nắm, vận động của toàn bộ bàn tay cũng bị tác động liên đới. Trong trường hợp không can thiệp hoặc can thiệp muộn, nhẹ thì sẽ bị dị dạng hoặc tàn tật, nặng có thể dẫn đến hoại tử, thậm chí phải tháo khớp, cắt bỏ ngón tay.
Nguyên nhân gãy xương ngón tay
Các nguyên nhân gây gãy xương vùng ngón tay được phân chia làm 3 nhóm chính như sau:
- Chấn thương trực tiếp: Do va chạm cơ học với vật cứng nên xương ngón tay bị gãy.
- Chấn thương gián tiếp: Tác động lực diễn ra ở xa vùng thương tổn (cổ tay, bàn tay, ống tay) nhưng xương ngón tay cũng bị ảnh hưởng kéo theo. Đặc biệt nếu tay bị xoắn lại khiến các xương chồng chéo và gây áp lực lên nhau thì hiện tượng gãy xương vùng ngón tay cũng có thể xảy ra.
- Yếu tố tự phát: Mặc dù lực tác động lên xương khá nhẹ, không hề tiềm ẩn nguy cơ sang chấn nhưng nếu xương ngón tay đang bị ăn mòn và hủy hoại dần qua thời gian thì hiện tượng gãy xương sẽ rất dễ xảy ra. Đây là vấn đề khá thường gặp ở những nhóm đối tượng nguy cơ như: Người già (yếu xương, loãng xương), bệnh nhân ung thư, người mắc bệnh nhiễm trùng, trẻ suy dinh dưỡng,…
Triệu chứng và cách thức chẩn đoán
Khi bị gãy vùng xương ngón tay, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Đau nhức ở khu vực bị sang chấn do phần xương gãy vỡ va chạm vào phần mềm (hệ cơ, thần kinh, mạch máu).
- Bề mặt da có hiện tượng bầm tím, sưng đỏ, thậm chí xương có thể đâm xuyên ra ngoài.
- Ngón tay trở nên dị dạng, không thể tạo thành một đường thẳng khi ở trạng thái duỗi.
- Khớp bị cứng, khó hoặc không có khả năng vận động ngón tay bị tổn thương.
Để chẩn đoán gãy xương vùng ngón tay, bác sĩ thường đánh giá bằng cả cảm quan, thăm khám và làm các xét nghiệp hình ảnh. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên là quan sát để đánh giá mức độ biểu hiện bên ngoài của sang chấn vận động.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ ấn nhẹ xem ngón tay lệch hướng như thế nào, độ biến dạng ra sao, có bị co cứng hay ngắn hơn bình thường không. Bên cạnh đó là kiểm tra xung quanh để xác định phạm vị ảnh hưởng (ngoài gãy xương có đi kèm việc tổn thương dây chằng, gân, mạch máu, thần kinh,… hay không).
- Cuối cùng, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X-Quang và chụp CT vùng ngón tay bị gãy. Thông qua những xét nghiệm hình ảnh này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác vị trí vết gãy, loại gãy xương, phạm vi ảnh hưởng cũng như mức độ di lệch của chúng. Đặc biệt hơn là tác động của sang chấn này đến các tổ chức lân cận xương ngón tay.
Điều trị gãy xương ngón tay
Điều trị gãy xương vùng ngón tay bao gồm làm hai phương pháp can thiệp chính là phẫu thuật và không phẫu thuật. Việc lựa chọn cách thức điều trị nào là tùy vào mức độ nghiêm trọng, vị trí thương tổn, kiểu gãy và cơ địa người bệnh.
Điều trị không phẫu thuật
Điều trị không phẫu thuật bao gồm 2 bước cơ bản là nắn chỉnh kín và bó bột. Trong trường hợp xương có di lệch nhẹ thì trước khi bó bột, bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh kín bằng cách tác động lực nhẹ nhàng từ bên ngoài để đưa các phần xương về đúng vị trí. Nếu xương không có di lệch thì chuyên gia y tế sẽ bỏ qua bước này để thực hiện ngay các thao tác bó bột.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 và trong thai kỳ có đáng lo ngại?
Khi bó bột, bên cạnh việc sử dụng gạc, thạch cao để giữ cố định vùng ngón tay bị gãy, bác sĩ còn dùng thêm cả nẹp ở bên ngoài để tạo điểm tựa lực, giúp nâng đỡ phần xương bị tổn thương. Thực tế cho thấy ngoài ngón cái nằm phân tách hoàn toàn thì khi gãy ở 1 trong 4 ngón còn lại, người can thiệp thường nẹp ngón gãy cùng 1 – 2 ngón lân cận để hạn chế tối đa sự vận động của ngón tay.
Thời gian bó bột thường kéo dài khoảng 2 – 4 tuần tùy trường hợp và bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-Quang theo chu kỳ để theo dõi tiến trình lành xương của người bệnh.
Điều trị phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh bị gãy xương ở mức độ nghiêm trọng như: Gãy vụn, mức độ di lệch mạnh đi kèm trật khớp, gãy xương nội khớp, di lệch tái diễn sau khi bó bột,… thì sẽ được chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân niêm mạc mũi bị chảy máu và cách xử lý
Trong kỹ thuật này, người bệnh sẽ được bác sĩ nắn chỉnh, sắp xếp lại xương một cách trực tiếp thông qua sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng. Để kết nối các mảnh vỡ và xương gãy, chuyên gia y tế có thể dùng ốc vít, ghim, tấm kim loại hoặc các loại dây dùng trong y tế.
Đa phần sau khi phẫu thuật lần một, các bệnh nhân sẽ trải qua lần phẫu thuật thứ hai, thứ ba để loại bỏ những thiết bị hỗ trợ cấy ghép hoặc xử lý phần gân bị sẹo sau khi vết gãy dần lành.
Đặc biệt, ở cả hai phương pháp can thiệp đều cần dùng đến thuốc giảm đau để hỗ trợ cho người bệnh trong giai đoạn đầu. Ngoài ra ở giai đoạn ổn định (tháo bột, lành vết phẫu thuật), bệnh nhân sẽ được làm quen với các bài tập vật lý trị liệu để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau chấn thương.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ và chi tiết về chủ đề gãy xương ngón tay. Hi vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm một số thông tin hữu ích về tình trạng gãy xương ngón tay, từ đó giúp bạn hiểu và có cách điều trị phù hợp. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!