Hiểu về hội chứng Sjögren: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng Sjögren được xem là một bệnh tự miễn không có khả năng lây từ người sang người. Tuy nhiên, việc chưa hiểu đầy đủ về bệnh khiến nhiều người áp dụng sai cách, quá trình điều trị không đạt hiệu quả.

Bạn đang đọc: Hiểu về hội chứng Sjögren: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng Sjögren được đánh giá là căn bệnh không quá nguy hiểm, không làm sụt giảm tuổi thọ đáng kể như các căn bệnh khác, tuy nhiên lại ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị phù hợp, hiệu quả.

Hội chứng Sjögren là gì?

Hội chứng Sjögren được xem là một rối loạn tự miễn dịch, gây ra bởi sự xâm nhập tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết, gây rối loạn chức năng tuyến, tập trung ở tuyến nước bọt và tuyến lệ.

Hội chứng này thường được chia thành hai loại là nguyên phát và thứ phát. Hội chứng loại nguyên phát xảy ra khi cơ thể người bệnh không xuất hiện các bệnh tự miễn khác, chỉ đặc trưng bởi triệu chứng khô mắt và khô miệng. Trong khi đó, hội chứng loại thứ phát được biểu hiện cùng các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống hay xơ cứng bì.

Hiểu về hội chứng Sjögren: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng Sjögren được y khoa đánh giá là một loại bệnh rối loạn tự miễn dịch

Theo thống kê, tỷ lệ người mắc hội chứng này khá cao, gần bằng một nửa tỷ lệ những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn cả ở nữ giới trên 40 tuổi, người có cơ địa mắc các bệnh lý tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm gan ứ mật tiên phát, viêm động mạch, xơ phổi kẽ,… Hoặc những người có người thân trong gia đình mắc phải hội chứng này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Triệu chứng và nguyên nhân gây hội chứng Sjögren

Thực tế, các biểu hiện lâm sàng của hội chứng này thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, khiến việc chẩn đoán đôi khi không chính xác. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám kỹ hơn.

Thông thường, triệu chứng phổ biến là gây ảnh hưởng đến 2 cơ quan: tuyến nước mắt và tuyến nước bọt, dẫn đến tình trạng khô mắt, khô miệng. Cụ thể như sau:

  • Khô mắt: Tuyến lệ bị thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào, gây hiện tượng viêm kết giác mạc khô, đỏ mắt, viêm mí mắt. Người bệnh có cảm giác ngứa, nóng rát cả hai bên mắt, thường xuyên bị cộm mắt và bị phản ứng khi gặp ánh sáng gắt. Thậm chí nhiều hơn còn gặp biến chứng loét mắt.
  • Khô miệng: Cũng như tuyến lệ, sự thâm nhiễm của tế bào lympho và tương bào cũng gây giảm tiết nước bọt. Người bệnh khi mắc phải hội chứng này rất dễ bị hôi miệng, khó nói, nhai nuốt khó khăn, giảm hoặc mất vị giác. Tình trạng viêm nhiễm nướu hay sâu răng cũng dễ bị hơn người bình thường.

Ngoài hai triệu chứng điển hình trên, một số người còn gặp phải hiện tượng khô niêm mạc ở mũi, họng, thanh phế quản, da và âm đạo. Một số ít có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, giảm thị lực, đau khớp, sưng viêm tuyến mang tai, sưng hạch, đau dạ dày,… Khi thăm khám lâm sàng, có bệnh nhân còn được phát hiện có biểu hiện là viêm mạch máu, viêm tụy, viêm màng phổi hoặc suy thận, viêm thận kẽ, tổn thương cầu thận.

Khoa học đã chứng minh hội chứng Sjögren bị gây ra bởi sự tự tấn công của hệ miễn dịch. Tuyến lệ, tuyến nước bọt và các tuyến ngoại tiết khác bị suy giảm chức năng do cơ thể người bệnh nhận diện nó như một thành phần lạ nên kích thích hệ miễn dịch tấn công. Ngoài ra, các yếu tố di truyền và tác nhân từ môi trường bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tụ dịch vết mổ sau sinh có nguy hiểm không?

Hiểu về hội chứng Sjögren: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Khô miệng là một trong những biểu hiện đặc trưng của hội chứng Sjögren

Biện pháp chẩn đoán hội chứng Sjögren

Để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, thông thường bác sĩ sẽ kết hợp việc khai thác tiền sử bản thân, gia đình, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng. Đối với việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chú trọng khám các triệu chứng điển hình như khô mắt, khô miệng hoặc khô niêm mạc mũi, họng,…

Đối với xét nghiệm cận lâm sàng, tùy vào từng tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các giải pháp như sau:

  • Xét nghiệm công thức máu để xác định thiếu máu, giảm bạch cầu, chức năng gan thận và phát hiện kháng thể Sjögren.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA dương tính, tự kháng thể anti-60 kd và anti-La dương tính.
  • Test Schirmer nhằm định lượng nước mắt, đánh giá tình trạng khô mắt.
  • Thực hiện sinh thiết môi bằng cách lấy một mẫu mô của tuyến nước bọt ở môi để giải phẫu, nhằm phát hiện hình ảnh thâm nhiễm tế bào lympho.

Biện pháp điều trị hội chứng Sjögren

Các bác sĩ đánh giá hội chứng Sjögren chỉ có thể cải thiện các triệu chứng chứ không thể giải quyết nguyên nhân của bệnh. Hiện nay một số giải pháp được đưa ra như sau:

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhằm giảm viêm mắt, khô mắt, tăng tiết nước bọt, giảm đau khớp hoặc ức chế hệ miễn dịch như:

  • Thuốc điều trị khô mắt: Ở thể nhẹ và trung bình, người bệnh có thể dùng nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt trị khô mắt hoặc tăng tiết nước mắt. Đối với các trường hợp nặng hơn, có xuất hiện biến chứng như loét giác mạc, viêm mí mắt,… thì cần phối hợp thêm các loại thuốc kháng sinh, thuốc mỡ sản khoa hoặc các dạng huyết thanh tự thân.
  • Thuốc điều trị khô miệng: Thuốc phổ biến nhất được dùng trong điều trị khô miệng phổ biến nhất là pilocarpin.
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Một số thuốc được dùng như corticoid, hydroxychloroquine, methotrexate,… có thể làm chậm diễn tiến và giảm mức độ nặng của bệnh.
  • Thuốc giảm đau: Tùy vào từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) phù hợp nhằm làm giảm các triệu chứng đau hoặc sưng nề.

Hiểu về hội chứng Sjögren: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà

Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt được xem là một trong những giải pháp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng của Sjögren. Một số giải pháp cụ thể như đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống nhiều nước, không hút thuốc, đeo kính khi ra ngoài, sử dụng nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt, dùng kem dưỡng ẩm cho da,…

Với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng Sjögren, triệu chứng, nguyên nhân cũng như các giải pháp điều trị hiệu quả. Tuy bệnh không lây nhiễm, không ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh nhưng lại ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Do đó, bạn không nên chủ quan mà khi có triệu chứng cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *