Mổ lấy thai là phương pháp sinh nở ngày càng được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này tiềm ẩn một số nguy cơ như sẹo dính tử cung, tụ dịch vết mổ sau sinh. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về tình trạng tụ dịch ở vết mổ sinh.
Bạn đang đọc: Tụ dịch vết mổ sau sinh có nguy hiểm không?
Sinh mổ ngày càng được nhiều phụ nữ lựa chọn với ưu điểm giúp các mẹ bầu tránh được cơn vượt cạn đau đớn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định như: Hở vết mổ tử cung, sẹo dính cổ tử cung, tụ dịch ở vị trí vết mổ lấy thai. Vậy tụ dịch vết mổ sau sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Contents
Tụ dịch vết mổ sau sinh là gì?
Mổ lấy thai thường phương pháp sinh nở được chỉ định khi sản phụ bị nhau tiền đạo, suy thai, nhau cài răng lược, mang đa thai… Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ sản phụ chọn phương pháp sinh mổ chủ động ngày càng tăng. Ngoài ưu điểm là tránh được cơn đau chuyển dạ và có thể chọn giờ để em bé chào đời, họ cũng phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe.
Tại vị trí rạch tử cung để lấy thai sẽ hình thành sẹo. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, quá trình lành sẹo không diễn ra bình thường để lại khuyết lõm trong lòng tử cung do yếu tố cơ địa và nhiều nguyên nhân khác. Chính tại các khuyết lõm này sẽ là ơi ứ đọng dịch. Hiện tượng này gọi là tụ dịch sau mổ lấy thai. Dịch này có thể gồm cả máu kinh và các dịch khác. Nếu lượng dịch tụ quá nhiều có thể tràn lên trong lòng tử cung gây ra rong huyết hoặc khó thụ thai trong những lần mang thai tiếp theo.
Nguyên nhân tụ dịch vết mổ sinh
Tình trạng tụ dịch ở vết mổ lấy thai thường xảy ra khi vết sẹo tại vị trí mổ không lành hoàn toàn hay còn gọi là khuyết sẹo. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ sản phụ sinh mổ nào. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là vết mổ tử cung bị hở. Ngoài ra, tụ dịch vết mổ sinh còn một số nguyên nhân khác như:
- Vết sẹo mổ lấy thai nằm ở vị trí quá thấp so với tử cung người bệnh.
- Sản phụ đã trải qua nhiều lần sinh mổ nên có nhiều vết sẹo cũ ở tử cung.
- Thai phụ có tử cung ngả về sau.
- Trong quá trình sinh nở, sản phụ trải qua cơn chuyển dạ kéo dài.
- Sản phụ có cổ tử cung mở rộng.
- Tử cung của người phụ nữ có đoạn dưới quá mỏng manh.
- Bác sĩ có trình độ chuyên môn và kỹ thuật khâu chưa tốt.
Một số sản phụ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người còn lại như:
- Sản phụ bị thừa cân béo phì trước và trong quá trình mang thai;
- Sản phụ mắc một số bệnh lý có thể làm giảm khả năng chữa lành vết thương tại thời điểm mổ lấy thai;
- Sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc đái tháo đường tuýp 2;
- Sản phụ mổ tử cung nhiều lần trước đó;
- Sản phụ hút thuốc chủ động hoặc thụ động.
Triệu chứng tụ dịch vết mổ sau sinh
Tình trạng tụ dịch vết mổ sau sinh thông thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, vẫn nhiều trường hợp tụ dịch vết mổ sinh cơ thể nhận biết qua các dấu hiệu như:
- Phụ nữ bị rong huyết với biểu hiện huyết nâu chảy vài ngày sau chu kỳ kinh nguyệt.
- Đôi khi thấy đốm máu màu đỏ sau các lần giao hợp, cảm giác đau khi giao hợp hoặc có đốm máu sau khi vận động mạnh.
- Sản phụ bị vô sinh thứ phát.
- Phụ nữ thực hiện thụ tinh nhân tạo nhưng thất bại nhiều lần khi chuyển phôi.
- Sản phụ bị đau vùng tiểu khung mãn tính.
Tìm hiểu thêm: Sử dụng kem Hyalo4 Plus trị bỏng hiệu quả cần lưu ý gì?
Tụ dịch vết mổ sau sinh nguy hiểm thế nào?
Khi tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng thì tỷ lệ sản phụ bị tụ dịch vết mổ càng cao. Vết mổ lấy thai không liền sẹo hoàn toàn không chỉ làm tăng nguy cơ tụ dịch mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng sản khoa trong những lần mang thai tiếp theo như: Nhau cài răng lược, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo,…
Một số phụ nữ có thể bị vô sinh thứ phát, rách hoặc vỡ tại vết sẹo tử cung. Ngoài ra, sản phụ bị tụ dịch vết mổ sinh cũng tăng nguy cơ biến chứng trong khi thực hiện các thủ thuật phụ khoa sau này. Tóm lại, tụ dịch vết mổ sinh ảnh hưởng đến cả sức khoẻ tổng thể lẫn sức khỏe sinh sản của nữ giới nên được điều trị càng sớm càng tốt.
Tụ dịch vết mổ sau sinh có chữa được không?
Tụ dịch ở vết mổ sau sinh có thể chữa được. Tùy tình trạng của từng sản phụ, các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị bảo tồn sẽ được ưu tiên trước hết. Theo đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc phù hợp để giảm dịch ứ ở vết mổ. Bác sĩ cũng sử dụng kỹ thuật đặc biệt để hút dịch bị ứ đọng ra ngoài.
Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật. Theo thống kê, tỷ lệ thành công khi điều trị tụ dịch vết mổ sau sinh bằng phẫu thuật lên đến 60%. Các phương pháp điều trị ngoại khoa có thể được áp dụng trong chữa tụ dịch vết mổ sinh như: Nội soi buồng tử cung, cắt bờ dưới sẹo khuyết tạo mặt phẳng để loại bỏ ổ ứ đọng dịch, nội soi ổ bụng, phẫu thuật sửa khuyết sẹo vết mổ cũ.
>>>>>Xem thêm: Kính cận 4 độ dày bao nhiêu?
Phòng ngừa tụ dịch vết mổ sau sinh
Các bằng chứng khoa học đều cho thấy sinh thường mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và trẻ sơ sinh hơn sinh mổ. Vì vậy, thai phụ chỉ nên chọn phương pháp sinh mổ khi có chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ có dự định sinh mổ có thể phòng ngừa và giảm nguy cơ bị tụ dịch vết mổ bằng cách:
- Duy trì cân nặng phù hợp trong suốt thai kỳ, tránh tình trạng tăng cân quá nhiều khi mang thai.
- Quản lý các bệnh có sẵn có thể dẫn đến nguy cơ tụ dịch và khó lành vết mổ như tiểu đường thai kỳ, tiểu đường tuýp 2.
- Thai phụ có cấu tạo tử cung ngả sau, cổ tử cung mở rộng, đoạn dưới tử cung quá mỏng… cần trao đổi với bác sĩ để nắm được cách chăm sóc sức khỏe chủ động.
- Nên lựa chọn sinh ở các bệnh viện uy tín với các bác sĩ giỏi chuyên môn để tránh biến chứng sau sinh.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng tụ dịch vết mổ sau sinh. Đây không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng tụ dịch, sản phụ nên đi khám sản khoa ngay để được điều trị kịp thời.