Răng số 7 chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời, không mọc lại được khi mất, nên bạn cần phải chăm sóc răng miệng thật kỹ để giữ gìn chiếc răng quan trọng này. Bài viết cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc nhổ răng số 7 có cần trồng lại không.
Bạn đang đọc: Răng số 7 là răng nào? Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?
Trong thực tế, có một số trường hợp bắt buộc phải nhổ đi răng số 7. Vậy nhổ răng số 7 có cần trồng lại không.
Contents
Răng số 7 là răng nào?
Răng số 7 là răng nằm ở cuối cùng trong cung hàm (nếu răng khôn chưa mọc), đóng vai trò chủ lực trong việc nhai thức ăn. Tính từ răng cửa là răng số 1, đếm từ ngoài vào theo chiều trái hoặc phải, ta biết được răng số 7 ở vị trí nào. Trong hàm răng của bạn, với mỗi hàm trên hoặc dưới thì sẽ có 2 chiếc răng số 7, nằm vị trí 2 bên đối diện nhau.
Chiếc răng vĩnh viễn số 7 mọc khá muộn, bắt đầu hình thành khi cơ thể chúng ta đạt độ tuổi từ 12 đến 13 tuổi. Răng số 7 đảm nhận vai trò chính là nhai, nghiền nhỏ thức ăn, giúp thức ăn khi đưa xuống dạ dày được tiêu hóa và hấp thu tốt nhất.
Theo các nghiên cứu giải phẫu về răng số 7, thì răng số 7 ở hàm trên có 3 chân và ở hàm dưới có 2 chân. Thêm nữa, do cấu trúc răng tương đối lớn, nên răng này thường có 3 ống tủy hoặc hơn. Số lượng chân răng nhiều ở răng số 7, được giải thích là do đây là răng quan trọng, giúp ổn định cấu trúc bộ răng và đảm bảo hoạt động nhai nuốt nhai chóng và hiệu quả. Vậy liệu rằng “nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?”
Nhổ răng số 7 ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?
Răng số 7 chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời, không mọc lại lần nữa khi mất, nên bạn cần phải chú ý chăm sóc răng miệng thật kỹ, để duy trì một hàm răng luôn trắng sáng và khỏe mạnh.
Độ tuổi mọc răng số 7 vĩnh viễn, rơi vào tầm độ gần 12 tuổi, khi toàn bộ răng sữa đã thay hết. Trong cung hàm có tổng cộng 4 chiếc răng số 7, 2 răng ở hàm trên và 2 còn lại ở hàm dưới.
Răng số 7 có hình dạng, kích thước và cấu trúc khá phức tạp. Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?” cùng tìm hiểu qua các nguy cơ sức khỏe bạn gặp phải, khi bất đắc dĩ bị mất răng số 7:
- Việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, lực nhai yếu hẳn đi, thức ăn chưa được nghiền kỹ trước khi xuống dạ dày, làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
- Khi răng số 7 bị mất đi mà không được trồng lại sớm, thì sẽ dẫn tới các biến chứng như tiêu xương hàm, tụt lợi.
- Mất răng số 7 làm 2 má của bạn bị hóp vào, da mặt từ đó chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện các nếp nhăn khiến gương mặt bạn già đi trước tuổi.
- Một khi răng số 7 bị nhổ bỏ, sẽ tạo khoảng trống trên hàm, làm các răng bên cạnh dễ bị đổ nghiêng, xô lệch, ảnh hưởng đến hoạt động nhai thức ăn.
- Mất răng số 7 làm các răng đối diện không duy trì được sự nâng đỡ, từ đó tăng áp lực lên quai hàm. Việc này kéo dài có thể làm xuất hiện các tổn thương trên quai hàm, gây ra các cơn đau cơ hàm, mỏi vai gáy, đau đầu,… rất khó chịu.
- Xáo trộn khớp cắn: Các răng kế cận thường có xu hướng dịch chuyển vào khoảng trống bị mất răng, trồi lên hoặc thòng xuống quá mức. Về lâu dài, tình trạng không bình thường này sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến khớp cắn.
Tìm hiểu thêm: Uống vitamin A liều cao có nguy hiểm không? Độc tính khi uống vitamin A liều cao kéo dài
Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?
Với những nguy cơ sức khỏe răng miệng nêu trên, thì đáp án cho câu hỏi “nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?” là có và rất cần thiết. Việc này giúp bạn khôi phục được chức năng ăn nhai bình thường, lấy lại được tính thẩm mỹ hàm răng và phòng ngừa các bệnh răng miệng khác.
Hiện nay có 2 phương pháp phục hồi răng, thường được áp dụng trong trường hợp mất răng, thiếu răng đó là làm cầu răng sứ và trồng răng Implant. Tuy nhiên, khi bạn bị mất răng số 7, thì phương pháp làm cầu răng sứ không khả thi. Bởi vì nếu muốn trồng lại răng đã mất, bạn cần có đầy đủ 2 chiếc răng ở 2 bên để mài làm trụ bám. Tuy nhiên, răng số 7 là chiếc răng cuối cùng trong hàm (khi chưa xuất hiện răng khôn). Khi đó, nếu làm cầu răng sứ thì chỉ có một bên có thể đóng vai trò như trụ răng để bám.
Phương pháp tối ưu nhất hiện nay được áp dụng khi mất răng số 7 là trồng răng Implant. Trồng răng Implant có thể khắc phục tất cả các nhược điểm khi làm cầu răng giả, mà không ảnh hưởng đến các răng ở bên cạnh. Quy trình trồng răng Implant được thực hiện gồm 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Làm một số xét nghiệm để biết bạn có đủ điều kiện sức khỏe thực hiện phương pháp này không và nhận tư vấn từ nha sĩ.
- Bước 2: Tiến hành cấy ghép trụ, bạn sẽ được gây tê tại vùng đặt trụ Implant nhằm giảm thiểu cảm giác đau đớn. Quá trình đặt trụ thường sẽ mất khoảng 7 đến 10 phút.
- Bước 3: Lấy dấu trên hàm và gắn răng tạm thời. Sau khoảng 2 đến 3 ngày, bạn cần quay lại trung tâm theo lịch hẹn để nha sĩ thực hiện gắn răng tạm thời.
- Bước 4: Tái khám sau khi bạn đã trồng răng Implant từ 7 đến 10 ngày, nha sĩ sẽ kiểm tra độ lành của nướu.
- Bước 5: Khi xương hàm và trụ đã gắn chặt với nhau, nha sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ và cuối cùng là cố định lại bằng các khớp nối. Sau khi hoàn tất, nha sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tại nhà.
>>>>>Xem thêm: Nhịn ăn gián đoạn theo độ tuổi là gì? Những lưu ý cần biết khi nhịn ăn gián đoạn
Vậy là bạn đã biết được nhổ răng số 7 có cần trồng lại không. Chính vì những biến chứng nguy hiểm khi mất răng số 7, bạn nên thực hiện việc phục hồi lại răng này. Thêm nữa, tìm hiểu và thực hiện trồng lại răng số 7 tại các cơ sở nha khoa uy tín rất quan trọng, giúp đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho hàm răng.