Sử dụng nghiệm pháp bàn nghiêng để chẩn đoán nguyên nhân gây ngất xỉu là một trong những phương pháp phổ biến được các bác sĩ tin dùng. Vậy cụ thể nghiệm pháp này là gì? Bài viết sẽ thông tin chính xác đến bạn.
Bạn đang đọc: Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán nguyên nhân ngất xỉu
Ngất xỉu không rõ nguyên nhân chính là tình trạng không thể chủ quan. Bởi một số người mắc bệnh bắt đầu chuyển biến nặng thường có dấu hiệu ngất. Vậy làm sao để chẩn đoán được tại sao bạn bị ngất xỉu? Nghiệm pháp bàn nghiêng chính là phương pháp được nhiều bác sĩ ứng dụng. Bài viết sẽ thông tin cụ thể hơn về nghiệm pháp này.
Contents
Ngất xỉu là bệnh gì?
Ngất xỉu là tình trạng ý thức mất đột ngột trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau đó người bệnh có thể tự phục hồi. Ngất xỉu không quá đáng lo tuy nhiên nếu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một bệnh lý nghiêm trọng thì chắc chắn không thể chủ quan. Trước khi ngất xỉu, bạn thường bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.
Nhiều người bệnh đột nhiên ngất xỉu và tình trạng này thường xuyên lặp đi lặp lại thì bạn phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ để điều trị. Qua các phương pháp chuyên môn như nghiệm pháp bàn nghiêng sẽ chẩn đoán ra nguyên nhân bạn bị ngất xỉu:
- Ngất phế vị: Là tình trạng hay gặp nhất do huyết áp bị giảm đột ngột, gây sụt giảm lưu lượng máu lên não. Thông thường, tim và hệ thần kinh tự chủ sẽ hoạt động để giữ cho huyết áp ổn định. Một vài người sẽ bị ngất do phản xạ thần kinh phế vị, các mạch máu không thu nhỏ như bình thường ở tư thế đứng nên máu dồn xuống chân và tụt huyết áp.
- Bệnh tim mạch: Một khi bạn bị rối loạn tim hoặc mạch máu thì tình trạng ngất xỉu rất dễ xảy ra. Đặc biệt khi bạn mắc bệnh van tim, hẹp động mạch chủ, cục máu đông hay suy tim thì phải điều trị kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Bệnh thần kinh: Một số bệnh thần kinh như co giật, đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua, đau nửa đầu, não úng thuỷ áp lực bình thường sẽ gây ngất xỉu cho người bệnh.
- Nguyên nhân khác: Lo âu quá mức, đói lả, cơ thể mất nước, cảm xúc căng thẳng cũng là các yếu tố gây ngất. Nó cũng do phản xạ thần kinh phế vị, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh từ đó gây ngất.
Vậy có thể thấy ngất xỉu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai. Một khi bị ngất xỉu, bạn cần thăm khám với bác sĩ và thực hiện các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán nhất định để hiểu rõ nguyên nhân ngất từ đó có phác đồ điều trị.
Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán ngất
Phương pháp này chuyên để chẩn đoán nguyên nhân gây ngất ở người bệnh. Người bệnh được đặt nằm trên một chiếc bàn có thể nâng lên từ 60 đến 80 độ kết hợp với việc theo dõi huyết áp và nhịp tim được y tá hay bác sĩ theo dõi. Bác sĩ đề xuất thực hiện liệu pháp bàn nghiêng nếu bạn bị choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu nhiều lần mà không rõ nguyên nhân.
Cụ thể nếu triệu chứng xuất hiện khi người bệnh ở tư thế thẳng đứng trên bàn nghiêng, hệ thống thần kinh sẽ đột ngột hạ thấp huyết áp và nhịp tim trong một khoảng thời gian ngắn, lưu lượng máu đến não bị sụt giảm khiến người bệnh ngất xỉu. Qua đó bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân ngất liên quan đến nhịp tim và huyết áp.
Tìm hiểu thêm: Lá hẹ có tác dụng gì? Những lợi ích sức khỏe của lá hẹ có thể bạn chưa biết
Nghiệm pháp bàn nghiêng được thực hiện như thế nào?
- Người bệnh không ăn và uống từ 2 giờ trở lên trước khi điều trị.
- Chuyên viên y tế giúp người bệnh nằm thẳng trên bàn, đặt bàn chân vào bục kê chân, cài dây đai xung quanh cơ thể để giữ người bệnh nhân.
- Đặt các miếng dán điện cực lên ngực, chân, cánh tay sau đó kết nối các điện cực với máy điện tâm đồ để theo dõi nhịp tim của người bệnh.
- Máy đo huyết áp được đặt để kiểm tra huyết áp người bệnh trong quá trình tiến hành nghiệm pháp.
- Ở giai đoạn thứ hai của nghiệm pháp, các chuyên viên có thể đặt một đường truyền tĩnh mạch trong cánh tay người bệnh để dẫn thuốc.
Trong quá trình tiến hành nghiệm pháp, người bệnh nằm trên bàn khoảng 5 phút và được nâng lên đến vị trí gần như thẳng đứng và duy trì vị trí này từ 5 đến 45 phút. Người bệnh sẽ phải giữ nguyên cơ thể và báo cáo các dấu hiệu như buồn nôn, đổ mồ hôi, chóng mặt, nhịp tim không đều. Trường hợp bệnh nhân không bị ngất hoặc có các triệu chứng khác sau 45 phút thì người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch thuốc isoproterenol trên cánh tay. Sau lúc này, người bệnh có thể ngất và bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi nhịp tim và huyết áp.
Sau khi kết thúc nghiệm pháp, người bệnh bị ngất trong khi bàn ở vị trí thẳng đứng thì sẽ được đưa về vị trí nằm ngang ngay lập tức để tiếp tục theo dõi. Đa số lúc này bệnh nhân sẽ lấy lại ý thức gần như ngay lập tức. Nghiệm pháp này có thể kéo dài khoảng 90 phút nếu bệnh nhân phải can thiệp tiêm thuốc tĩnh mạch, nếu không thì sẽ hoàn tất trong khoảng 30 phút. Nghiệm pháp có kết quả âm tính là khi nhịp tim người bệnh chỉ tăng nhẹ, huyết áp không giảm đáng kể và cũng không có dấu hiệu ngất xỉu. Còn ngược lại, nếu kết quả là dương tính thì bác sĩ sẽ chẩn đoán sâu hơn để khẳng định nguyên nhân ngất là do tim mạch.
Cách phòng ngừa ngất xỉu xuất hiện
Sau khi tìm hiểu về nghiệm pháp bàn nghiêng, ta cùng tìm hiểu về cách phòng ngừa ngất xỉu:
- Ăn đủ chất, không bỏ bữa: Như đã đề cập, lượng đường trong máu thấp có thể gây ngất xỉu. Vậy nên hãy ăn uống đầy đủ để cung cấp năng lượng thiết yếu cho bản thân. Không nên giảm cân thiếu khoa học, không bỏ bữa.
- Uống đủ nước: Mỗi ngày phải cung cấp cho cơ thể từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để mọi cơ quan trong cơ thể được hoạt động ổn định. Đặc biệt sau khi lao động, luyện tập thể thao đổ nhiều mồ hôi thì phải bổ sung nước ngay lập tức.
- Thiền định: Lo lắng, căng thẳng quá mức cùng các bệnh hệ thần kinh chính là nguyên nhân chính gây ngất xỉu. Vậy nên thiền định chính là cách để phòng ngừa ngất hiệu quả. Khi thiền định, bạn sẽ tăng cường sức khỏe tâm trí của bản thân, được tập hít thở sâu từ đó giúp hệ thống mạch máu lưu thông tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn
Trên đây là những chia sẻ về nghiệm pháp bàn nghiêng. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về nghiệm pháp này, chủ động phòng ngừa ngất xỉu hiệu quả.