Cột sống thắt lưng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể của con người. Vậy cấu tạo và đặc điểm của các đốt sống thắt lưng như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về đặc điểm của các đốt sống thắt lưng
Các đốt sống thắt lưng có vị trí nằm giữa xương chậu và lồng xương sườn. Chức năng chính của nó là nâng đỡ trọng lượng cơ thể và nhiều hoạt động khác. Việc hiểu rõ về đặc điểm của các đốt sống thắt lưng sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến bộ phận này.
Contents
Vị trí và đặc điểm của các đốt sống thắt lưng
Các đốt sống thắt lưng nằm ở vị trí giữa xương chậu và xương lồng ngực. Cột sống thắt lưng bao gồm chuỗi các đốt sống lưng nối liền với nhau. Phía trước được giới hạn bởi thân đốt sống và các đĩa đệm, phía sau là các cung đốt sống và dây chằng vành. Bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ ghép.
Đặc điểm chung của các đốt sống
Đặc điểm của các đốt sống thắt lưng nhìn chung có các điểm chung như sau:
- Thân đốt sống thắt lưng.
- Cung đốt sống bao gồm có mảnh cung và uống cung.
- Các mỏm bao gồm mỏm ngang, mỏm khớp và mỏm gai.
- Lỗ đốt sống được giới hạn bởi thân đốt sống và cung đốt sống, là nơi cho thần kinh đốt sống và tủy gai đi qua.
Đặc điểm riêng biệt của đốt sống thắt lưng
Trong giải phẫu, cơ thể người có 5 đốt sống lưng, được kí hiệu từ L1 đến L5. Điểm khác biệt của các đốt sống thắt lưng so với các đốt sống cổ là không có lỗ ngang và không có các hõm sườn trên mỏm ngang. Ngoài ra, đặc điểm của các đốt sống thắt lưng còn được phân biệt như sau:
- Thân đốt sống khá lớn và rộng về bề ngang.
- Lỗ đốt sống thắt lưng có hình tam giác, rộng hơn so với đốt sống ngực và nhỏ hơn các đốt sống cổ.
- Cuống cung ngắn có đường kính lớn với phần khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên.
- Mỏm ngang dài, hẹp và mỏng, có chiều dài tăng dần từ đốt sống thắt lưng L1 đến L3 và sau đó ngắn dần.
- Mỏm phụ dính vào cung đốt sống nằm ở chỗ mỏm ngang và có thể xuất hiện ở một số đốt sống thắt lưng.
- Mỏm gai có hình chữ nhật hướng ngang ra phía sau, thô và rộng dày.
- Mỏm khớp trên dẹt theo chiều ngang, có mỏm núm vú ở mặt ngoài và lõm ở mặt trong.
- Mỏm khớp dưới có hình trụ, điều này giúp nó thích ứng với diện khớp của mỏm khớp trên.
Riêng đối với đốt sống thắt lưng L1 sẽ có mỏm ngang ngắn nhất và mỏm sườn cũng kém phát triển hơn so với các đốt sống thắt lưng khác. Trong khi đó, đốt sống thắt lưng L5 có thân đốt sống phía trước dày hơn và khoảng cách giữa hai mỏm khớp dưới lớn hơn so với các đốt sống thắt lưng khác. Ngoài ra, đốt sống thắt lưng L5 cũng có mỏm gai nhỏ hơn so với các đốt sống khác.
Chức năng của các đốt sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng có chức năng chống đỡ sức nặng của toàn cơ thể và chuyển động nhiều. Kết nối các xương khác với nhau, giúp cho sự chuyển động của con người trở lên linh hoạt và đa dạng. Hơn nữa cột sống còn giúp bảo vệ tủy sống, tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương chi phối các hoạt động của cơ thể con người. Cột sống thắt lưng liên kết với các xương sườn tạo thành một bộ khung vững chắc cho các cơ bám vào để bảo vệ các nội tạng nằm bên trong cơ thể.
Cột sống thắt lưng đóng vai trò không thể thiếu trong việc chịu đựng sức nặng của toàn bộ cơ thể và thực hiện nhiều chuyển động. Nó không chỉ là một hệ thống kết nối các xương với nhau mà còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác. Một trong số đó là bảo vệ tủy sống, một phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương, giữ vai trò điều chỉnh các hoạt động của cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Varilrix – Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ
Cột sống thắt lưng được liên kết với các xương sườn, tạo thành một khung xương vững chắc để bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Nó cung cấp sự ổn định và hỗ trợ cho các cơ bắp để duy trì vị trí chính xác và hoạt động hiệu quả. Đồng thời, cột sống thắt lưng cũng cho phép sự linh hoạt và chuyển động của cơ thể, cho phép con người thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chẳng hạn như vận động, nâng vật nặng và xoay người.
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Thoái hóa đốt sống thắt lưng là bệnh lý mãn tính xảy ra khi khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, xương phát triển trên đốt của cột sống. Những thay đổi này sẽ khiến người bệnh hay cảm thấy đau cột sống lưng và khả năng vận động cũng bị hạn chế. Nguyên nhân là do các dây thần kinh và chức năng khác bị ảnh hưởng.
Theo thống kê viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ – American Academy of Orthopaedic Surgeon, có đến hơn 85% những trường hợp trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng. Thông thường, tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ xảy ra ở các phần khác nhau của cột sống như:
- Gai cột sống ngực sẽ gây ảnh hưởng đến phần giữa của cột sống.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến phần lưng thân dưới.
- Các phần ngạnh của khớp xương bị nhô ra sẽ có tác động đến nhiều phần khác của cột sống.
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể xuất phát từ việc sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực thường xuyên trong thời gian dài. Kết quả dẫn đến tổn thương ở phần sụn và xương dưới sụn, từ đó làm giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm và dây chằng bị xơ cứng. Hầu hết những người bị thoái hóa cột sống liên quan đến yếu tố tuổi tác thường không có triệu chứng rõ ràng. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột cũng sẽ xuất hiện triệu chứng.
>>>>>Xem thêm: Hormone GH là gì? Những ai cần được điều trị bằng hormone GH?
Ngoài các triệu chứng điển hình như đau nhẹ và cứng khớp, một số trường hợp năng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Chân hoặc tay bị yếu, không có lực;
- Sự phối hợp giữa tay và chân ngày càng kém đi;
- Thường xuyên bị co thắt cơ bắp và đau;
- Cơ thể bị mất thăng bằng và đi lại khó khăn;
- Đau đầu và mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Tuy chúng ta không thể ngăn được quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện sức khỏe cột sống như:
- Đứng và ngồi đúng tư thế;
- Học cách nâng đỡ các đồ vật;
- Thường xuyên tập luyện thể dục;
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh;
- Không hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia;
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khi bị đau nhiều;
- Tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ và thực hiện vật lý trị liệu tại nhà.
Hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm của các đốt sống thắt lưng cũng như chức năng quan trọng của nó. Việc duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cột sống, đẩy lùi được bệnh tật. Khi thấy có những triệu chứng bất thường và đau nhức ở vùng thắt lưng, hay đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.