Viêm họng là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, liên cầu khuẩn tan máu β nhóm A là nguyên nhân phổ biến nhất trong viêm họng do nhiễm khuẩn. Vậy, thuốc kháng sinh nào cho trẻ em bị viêm họng là an toàn và hiệu quả? Hãy cùng KenShin tìm hiểu về những nguyên nhân gây viêm vọng, các thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng và một số lưu ý cần khi dùng kháng sinh.
Bạn đang đọc: Thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng do nhiễm khuẩn
Viêm họng là một trong những lý do hàng đầu mà trẻ thường phải đến gặp bác sĩ. Vậy, nguyên nhân nào gây đau họng? Thuốc kháng sinh nào an toàn cho trẻ để điều trị viêm họng? Hãy cùng KenShin tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Contents
Tổng quan về viêm họng
Viêm họng là một triệu chứng cấp tính, thường kéo dài dưới 14 ngày và là kết quả do quá trình nhiễm trùng ở họng, amidan hoặc vòm họng gây ra. Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ đều cũng sẽ bị viêm họng khoảng một đến bốn lần trong một năm, thường là vào những tháng lạnh.
Nguyên nhân gây viêm họng
Nguyên nhân nhiễm trùng
Hầu hết các trường hợp này đều có nguồn gốc từ virus và xảy ra như một phần của bệnh cảm lạnh thông thường. Một số loại virus có liên quan đến viêm họng cấp tính bao gồm rhinovirus, coronavirus, adenovirus, influenza virus, parainfluenza virus, herpes simplex virus,…
Ngoài virus, vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng họng. Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A) là nguyên nhân chính gây viêm amidan do vi khuẩn ở trẻ em. Trong khi đó, liên cầu khuẩn nhóm C và G được tìm thấy đa phần ở người lớn. Ngoài ra, Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae cũng được cho là mầm bệnh gây viêm họng.
Nguyên nhân không nhiễm trùng
Đau họng được xác định là mãn tính nếu nó kéo dài hơn 14 ngày. Những trường hợp này thường do nguyên nhân không nhiễm trùng nhiều hơn như nói/hát/la quá nhiều, tình trạng sau đặt nội khí quản, hút thuốc, ngáy, dùng thuốc, trào ngược axit,…
Triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A
Viêm họng do liên cầu khuẩn có tỷ lệ mắc cao nhất ở những năm đầu đi học và hiếm gặp trước 3 tuổi. Bệnh xảy ra thường xuyên nhất vào mùa đông và mùa xuân với các triệu chứng khởi phát đột ngột như đau họng dữ dội, họng đỏ, sốt, ớn lạnh, amidan sưng to, khó chịu.
Biến chứng nguy cơ cao của viêm họng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tai giữa, áp xe quanh amiđan, viêm xoang, nhiễm trùng da do vi khuẩn, sốt thấp khớp cấp tính và viêm cầu thận cấp tính sau nhiễm liên cầu. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhiều nước đang phát triển cao hơn nhiều.
Có nên dùng kháng sinh khi nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A không?
Viêm họng cấp tính do S. pyogenes thường là bệnh tự khỏi. Biểu hiện sốt và đau họng sẽ hết trong vài ngày đến một tuần. Việc sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng, hạn chế sự lây lan của bệnh (trẻ có thể đến trường sau 24 giờ uống kháng sinh) và ngăn ngừa mưng mủ và các biến chứng không nhiễm trùng.
Các thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng
Streptococcus pyogenes là vi khuẩn gram dương, nên các kháng sinh sử dụng phải có phổ tác động trên gram dương. Dưới đây là một số kháng sinh có thể dùng được cho trẻ để điều trị viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes:
Penicillin
Penicillin là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên trong các thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng, vì Streptococcus pyogenes vẫn còn nhạy cảm với penicillin. Trong số các thuốc thuộc nhóm penicillin, amoxicillin có hương vị thơm ngon nên phù hợp sử dụng cho trẻ em. Với bệnh viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, amoxicillin được sử dụng với liều 50mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa 1000mg x 1 lần/ngày và có thể chia thành 2 – 3 lần uống) trong 10 ngày.
Tìm hiểu thêm: Phôi thai 5mm chưa có tim thai có sao không? Nguyên nhân phôi thai 5mm chưa có tim thai
Cephalosporin
Đối với bệnh nhân dị ứng penicillin thì trong các thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng, cephalosporin thế hệ 1 và 2 có thể là lựa chọn thay thế chấp nhận được, mặc dù có thể xảy ra dị ứng chéo với cephalosporin do sự tương đồng cấu trúc chuỗi bên. Tỷ lệ dị ứng chéo giữa kháng sinh nhóm penicillin với cephalosporin thế hệ 1 và 2 là khoảng 10%.
Với viêm họng hay viêm amidan thì liều sử dụng như sau:
- Cefalexin uống 20 – 25mg/kg x 2 lần/ngày (tối đa 500mg x 2 lần/ngày) trong 10 ngày.
- Cefadroxil uống 30mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa 100mg x 1 lần/ngày) trong 10 ngày.
Macrolide
Nếu bạn dị ứng với kháng sinh β-lactam (penicillin và cephalosporin) thì macrolide là lựa chọn tiếp theo. Tuy nhiên, việc sử dụng macrolide không phù hợp để điều trị viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, nguyên nhân là ở các nước phương Tây đang lan truyền các chủng kháng thuốc macrolide. Cho nên, macrolide là thuốc bất đắc dĩ mới sử dụng trong các thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng.
Với viêm họng hay viêm amidan thì liều sử dụng như sau:
- Clarithromycin cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Uống 7,5mg/kg x 2 lần/ngày (tối đa 250mg x 2 lần/ngày) trong 10 ngày.
- Azithromycin cho trẻ từ 2 tuổi trở lên: Ngày đầu tiên uống 12mg/kg x 1 lần/ngày trong ngày đầu tiên (tối đa 500mg), 4 ngày tiếp theo là 6mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa 250mg x 1 lần/ngày).
Cần lưu ý gì khi cho trẻ uống kháng sinh?
Thứ nhất, khi uống kháng sinh bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, điển hình là triệu chứng tiêu chảy. Đặc biệt là thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng nhóm β-lactam. Nguyên nhân là do kháng sinh không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh có thể làm giảm sự đa dạng loài, thay đổi hoạt động trao đổi chất và chọn lọc các sinh vật kháng kháng sinh, từ đó có thể dẫn đến tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và nhiễm trùng Clostridioides difficile tái phát. Đặc biệt phải lưu ý nhất là nhóm kháng sinh penicillin có nguy cơ gây dị ứng cao (nổi mề đay, phù mạch, co thắt phế quản và/hoặc hạ huyết áp), trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ rất nguy hiểm. Để an toàn, bạn nên làm xét nghiệm phản ứng trong da trước khi dùng penicillin.
Thứ hai, mọi người thường có thói quen thấy triệu chứng thuyên giảm là tự ý ngừng thuốc. Điều này thực sự rất không tốt vì sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh và đề kháng kháng sinh. Cho nên, hãy nhớ uống thuốc đủ liều, đúng số lượng, đúng ngày, ngay cả khi các triệu chứng giảm bớt trong vòng vài ngày.
Thứ ba, không tự ý mua thuốc kháng sinh theo toa cũ hay toa thuốc của người khác. Nguyên nhân là do 75% viêm họng là do virus, 25% còn lại là do vi khuẩn và nguyên nhân không nhiễm trùng khác. Hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh, nếu do virus thì kháng sinh không có tác dụng chữa viêm họng mà có khả năng là suy yếu hệ khuẩn ruột, từ đó dễ mắc các bệnh cơ hội hơn. Nếu viêm họng do vi khuẩn, tùy vào trường hợp bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh, vì như đã nói ở trên, viêm họng do vi khuẩn có thể tự khỏi sau vài ngày.
Thứ tư, bạn có thể cho trẻ điều trị tại chỗ với súc miệng bằng nước muối, thuốc xịt họng phenol và các biện pháp điều trị bằng thảo dược như ăn lá húng chanh kết hợp với mật ong, tắc chưng đường phèn,… thường được khuyên dùng để làm cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới dưới 6 tháng tuổi vì dễ gặp phải tình trạng ngộ độc Clostridium botulinum không mong muốn.
>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp thắc mắc: Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi như thế nào?
Tóm lại, viêm họng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ mà thuốc kháng sinh thường được kê đơn cho các trường hợp này. Có 3 loại thuốc kháng sinh có thể dùng cho trẻ để chữa nhiễm khuẩn đường hô hấp bao gồm penicillin, cephalosporin, macrolide. Hãy tuân thủ cách dùng theo lời chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu việc tái phát và đề kháng kháng sinh.