Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi sẽ có những thay đổi nhất định mà cha mẹ cần quan tâm và nắm bắt rõ. Bởi đây chính là giai đoạn có sự chuyển biến vượt bậc về mặt cảm xúc, tâm lý, tình cảm mà gia đình chính là chỗ dựa vững chắc để giúp trẻ định hướng theo hướng phát triển đúng đắn nhất.
Bạn đang đọc: Góc giải đáp thắc mắc: Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi như thế nào?
Hiểu được các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của bé sẽ hỗ trợ các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con cái. Vậy đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của KenShin để hiểu hơn vấn đề này nhé!
Contents
Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi
Quá trình phát triển cũng như hình thành tâm lý của con người cần phải trải qua nhiều giai đoạn và diễn ra xuyên suốt quá trình trưởng thành, thậm chí là đến lúc già đi. Hôm nay, KenShin sẽ chia sẻ với bạn đọc về đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi, cụ thể như sau:
Trẻ ý thức rõ hơn về “cái tôi”
“Cái tôi” được hiểu đơn giản là sự nhận thức của một người về giá trị, nhân phẩm, tư cách và vai trò của chính mình đối với xã hội. Đây chính là cốt lõi của tính cách trong một con người và ai cũng có nhu cầu thể hiện “cái tôi” của bản thân ra bên ngoài.
Ở trẻ từ 4 – 5 tuổi, “cái tôi” bắt đầu hình thành và phát triển để giúp chúng có nhận thức rõ ràng hơn về sự riêng biệt của bản thân với những người xung quanh. Từ đó, trẻ sẽ dần hình thành và ổn định hơn về tính cách của bản thân, thể hiện rõ sự yêu ghét khác nhau trong các lĩnh vực đời sống.
Lúc này, cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ có những cảm xúc bất chợt, có thể khóc lóc, la hét, ăn vạ, thậm chí là có hành vi chống đối khi không đạt được điều mình mong muốn. Đồng thời, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những lời chê bai, phán xét hay so sánh từ những người xung quanh. Do đó, các bậc phụ huynh cần tinh tế trong quá trình giáo dục con cái, tuyệt đối không được đả kích hay so sánh con với những trẻ xung quanh để phòng ngừa tình trạng stress lứa tuổi.
Trẻ bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn
Trong độ tuổi từ 4 – 5, trẻ bắt đầu bộc lộ cảm xúc của bản thân một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn so với trước đây. Cụ thể, cha mẹ có thể thấy trẻ thân thiết, thường xuyên gần gũi với những người mà chúng yêu thích. Ngược lại, trẻ có xu hướng xa lánh, không hợp tác và chống đối với những người trẻ có ấn tượng xấu hoặc không thân thiết.
Ngoài ra, ở giai đoạn này, tâm lý trẻ 4 tuổi hay 5 tuổi và cảm xúc của trẻ cũng dần có sự phân biệt rõ rệt theo giới tính. Chẳng hạn, bé gái thì có phần nhẹ nhàng, khéo léo hơn, thích chơi búp bê… Bé trai thì năng động, tính nghịch hơn với sở thích về các trò mạo hiểm…
Thích học làm người lớn
Trẻ ở lứa tuổi từ 4 – 5 có xu hướng bắt chước theo những cử chỉ, hành vi, lời nói của người lớn, đặc biệt là với những người trẻ yêu thích. Trẻ có thể hóa thân vào các nhân vật trong truyện, đóng vai người cha hoặc người mẹ trong trò chơi…
Ngoài ra, ở độ tuổi này trẻ có khả năng ghi nhớ rất nhanh và lâu về các sự vật, hiện tượng mà chúng quan sát được. Chính vì thế, trong giai đoạn này trẻ có thêm nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ hiệu quả, đồng thời giúp trẻ phát triển tốt các tiềm năng vốn có.
Muốn được công nhận
Một trong những đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi là muốn có được sự công nhận cũng như nghe được những lời khen, tán thưởng từ người xung quanh.
Lúc này, các bé sẽ dần trở nên độc lập và tự chủ hơn trong công việc sinh hoạt hàng ngày và có sở thích cá nhân riêng. Do đó, trẻ mong muốn được cha mẹ và người thân công nhận. Chẳng hạn, trẻ sẽ thấy vui vẻ, hào hứng và tích cực hơn khi nhận được lời khen từ ba mẹ về việc tự đánh răng vào buổi sáng…
Ngoài ra, ở trẻ 4 – 5 tuổi có sự tò mò và muốn khám phá nhiều thứ xung quanh. Trẻ có thể đưa ra những câu hỏi hoặc kể về những trải nghiệm hay sự việc xảy ra trong ngày và mong muốn nhận được sự lắng nghe từ cha mẹ.
Có tính tự lập hơn
Tâm lý của trẻ từ 4 – 5 tuổi là mong muốn sống tự lập và muốn tự làm nhiều việc để phục vụ tốt cho bản thân như tự ăn, tự tắm, tự chọn quần áo…
Trẻ mong muốn mọi người nghĩ rằng bản thân đã lớn và có thể tự làm được mọi thứ mà không cần sự trợ giúp từ người xung quanh. Thực tế, đây là một sự phát triển tích cực mà các bậc cha mẹ nên tạo điều kiện giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Khi mới bắt đầu, có thể trẻ còn lúng túng và chưa làm đúng theo ý của người lớn. Lúc này, phụ huynh nên nhẫn lại, kiên trì hướng dẫn trẻ để giúp con hoàn thành tốt hơn, đưa ra lời động viên và khuyến khích để giúp trẻ có thêm động lực cũng như trưởng thành hơn mỗi ngày.
Việc nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi quan trọng không?
Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi bắt đầu hình thành và rõ nét hơn về trí tuệ (IQ) cũng như cảm xúc (EQ) so với giai đoạn trước đó. Đây là giai đoạn đầu và quan trọng của quá trình phát triển và ổn định tính cách về sau của một người.
Theo các chuyên gia, trẻ từ 2 – 3 tuổi đã có những tính cách và tâm lý riêng biệt. Bước sang độ tuổi 4 – 5, tâm lý đó sẽ dần ổn định, trẻ sẽ dần hình thành những cá tính riêng biệt của bản thân và bắt đầu có những định hướng riêng về đặc điểm tâm sinh lý cá nhân.
Việc cha mẹ nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi là vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình nuôi dạy, định hướng tâm lý đúng, phù hợp cho con cũng như ngăn chặn sớm các rối loạn tâm lý.
Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ có ăn được thịt bò không? Người bị đau mắt đỏ nên ăn gì?
Làm thế nào để nắm bắt tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi?
Tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi có sự chuyển biến rõ rệt và phát triển vượt trội hơn so với giai đoạn trước đó. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh không biết cách giáo dục, định hướng đúng sẽ dễ dẫn đến khủng hoảng tâm lý ở trẻ, hình thành những tính cách sai lệch và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập cũng như tương lai con trẻ.
Cách dạy trẻ 4 tuổi như thế nào để giúp bé phát triển toàn diện, hiệu quả? Cha mẹ nên chú ý đến những điều sau đây để có thể chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn, cụ thể là:
- Luôn tôn trọng mong muốn, sở thích cá nhân của con. Nếu trẻ có sở thích không phù hợp với lứa tuổi, cha mẹ cần nhẹ nhàng phân tích để trẻ hiểu và điều chỉnh tốt hơn.
- Với trẻ từ 4 – 5 tuổi thì việc dùng đòn roi sẽ phản tác dụng. Điều này không thể giúp trẻ phát triển tốt hơn, ngược lại khiến trẻ hình thành những suy nghĩ sai lệch, thù ghét với người thân trong gia đình.
- Nên đưa ra kỷ luật tích cực và cụ thể để trẻ dễ dàng tuân thủ.
- Tạo điều kiện cho trẻ có thể phát triển tốt tiềm năng của mình, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi.
- Kích thích sự tự chủ và độc lập ở trẻ 4 – 5 tuổi. Đồng thời, cha mẹ cũng thường xuyên đưa ra lời động viên và khen ngợi để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
- Hãy tôn trọng và quan tâm trẻ đúng mức. Cha mẹ không nên quá kiểm soát mọi hoạt động của trẻ mà cần lắng nghe cũng như san sẻ những mong muốn của con.
- Trẻ ở lứa tuổi từ 4 – 5 cần được giáo dục về các phép tắc như “đi thưa về chào”, “kính trên nhường dưới”, ăn nói lễ phép, lịch sự, tôn trọng người khác, biết cách cảm ơn, nhận lỗi, xin lỗi.
- Cha mẹ cần làm gương cho con trong cách hành xử, lời nói và hành động với những người xung quanh.
- Tuyệt đối không được so sánh trẻ với bất kỳ trẻ nào hay người nào khác, bởi trẻ 4 – 5 tuổi vô cùng nhạy cảm với những lời khen chê, so sánh. Thay vào đó, cha mẹ hãy nhẹ nhàng cho trẻ những lời động viên khi trẻ mắc sai lầm để giúp con có thể nhận thức và cố gắng sửa đổi.
>>>>>Xem thêm: Bị đau họng uống Panadol được không? Những lưu ý khi uống Panadol trị đau họng
Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi có phần phức tạp hơn so với giai đoạn trước đó. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và giáo dục để giúp trẻ phát triển đúng hướng, ổn định hơn.