Người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin

Rất nhiều người có thắc mắc người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không? Bởi vì bệnh bạch hầu là do vi khuẩn giả mạc xâm nhập và tạo ra nhiễm trùng, gây tổn thương cho tế bào do tiết độc tố. Biến chứng của bệnh này có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, khiến nó trở thành một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu.

Bạn đang đọc: Người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin

Bệnh bạch hầu đang là một nguy cơ nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ. Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, việc tiêm vắc-xin phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất và được khuyến khích mạnh mẽ. Tuy nhiên người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không? Hãy cùng KenShin tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Bệnh bạch hầu gây ra nguy hiểm như thế nào?

Trước khi tìm hiểu người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu không thì chúng ta cùng xem mức độ nguy hiểm của căn bệnh này nhé. Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu hình que (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Nó được đặc trưng bởi quá trình viêm kèm theo sự hình thành màng fibrin tại vị trí xâm nhập, ngoại độc tố đi vào máu, tạo nên nhiễm độc có thể gây ra những biến chứng nặng nề.

Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh bạch hầu thuộc nhóm B, là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở hầu họng, mũi và thanh quản, do vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Khi mắc bệnh, vi khuẩn bạch hầu có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Viêm cơ tim: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, rối loạn nhịp, suy tim và thậm chí tử vong.
  • Viêm dây thần kinh: Liệt khẩu cái mềm thường gặp trong 3 tuần đầu, tổn thương thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, liệt cơ vận nhãn, liệt cơ hoành, yếu cơ ở cánh tay và chân. Liệt cơ hoành có thể gây viêm phổi và suy hô hấp.

Người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin

Bệnh bạch hầu gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Ngoài ra, bệnh còn có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận, gây viêm kết mạc, suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở cùng nhiều biến chứng khác.

Trong trường hợp không được tiêm vắc-xin, hoặc không điều trị kịp thời, 10% trường hợp người mắc bệnh có thể tử vong mặc dù đã sử dụng kháng sinh và thuốc chống huyết thanh.

Bệnh bạch hầu có khả năng lây nhiễm không?

Tại sao nhiều người quan tâm đến vấn đề người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không? Bởi vì bệnh bạch hầu có khả năng lây nhiễm một cách dễ dàng.

Người mắc bệnh bạch hầu không chỉ là người mang theo tác nhân gây bệnh mà còn là nguồn lây nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng. Thường thì sau 2 – 5 ngày nhiễm bệnh, khả năng truyền nhiễm đã xuất hiện.

Quá trình truyền nhiễm bệnh bạch hầu diễn ra như sau: Vi khuẩn bạch hầu tạo ổ bệnh với số lượng gia tăng nhanh chóng trên bề mặt nhầy của cổ họng. Khi bệnh nhân ho, vi khuẩn cùng với nước bọt có thể bị phát tán ra môi trường xung quanh. Người khác ở gần có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải không khí chứa vi khuẩn bạch hầu, đặc biệt là khi họ không có kháng thể để bảo vệ.

Với tốc độ lây lan nhanh chóng, đặc biệt là ở những nơi đông người, bệnh bạch hầu có thể dễ dàng tạo thành đợt dịch nguy hiểm.

Người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin

Bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng

Người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu không?

Về vấn đề người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không thì theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả mọi người nên tiêm phòng vắc-xin bạch hầu đầy đủ. Vắc-xin bạch hầu không gặp nhiều chống chỉ định khi tiêm chủng, vì vậy, cả người lớn và trẻ nhỏ đều nên tiêm phòng vắc-xin này.

Vậy, vắc-xin phòng bạch hầu cần tiêm mấy mũi?

Ở Việt Nam, chương trình tiêm chủng khuyến nghị tiêm vắc-xin phòng bạch hầu cho tất cả trẻ nhỏ, với 3 liều tiêm vào 2, 3 và 4 tháng tuổi và một liều nhắc lại khi trẻ đạt 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4 – 6 tuổi có thể tiêm nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

Với người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong giai đoạn 27 – 35 tuần thai có thể tiêm nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Sau đó có thể nhắc lại mỗi 10 năm một lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn bạch hầu lâu dài.

Như vậy, với thắc mắc người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu không thì các bạn cần lưu ý rằng trẻ em và người lớn đều cần được tiêm đủ vắc-xin theo lịch trình được khuyến nghị để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu.

Sau khi tiêm vắc-xin phòng bạch hầu có thể xảy ra một số tác dụng phụ như sốt, sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm, tuy nhiên nó thường tự giảm sau 1 – 2 ngày. Khi xuất hiện các triệu chứng không bình thường như sốt cao không giảm bằng thuốc, phát ban, khó thở, tím tái, trẻ em có biểu hiện quấy khóc liên tục, bú kém, từ chối bú, li bì hoặc hôn mê thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Test giãn phế quản có vai trò gì? Ai là đối tượng sử dụng?

Người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin
Nhiều người thắc mắc người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu không

Những lưu ý khi tiêm phòng vắc-xin bạch hầu

Ở phần trên chúng ta đã cùng tìm hiểu người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu không. Khi tiêm phòng vắc-xin bạch hầu, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Tuân thủ lịch trình: Hãy tuân thủ đúng lịch trình tiêm phòng theo khuyến nghị của chương trình tiêm chủng. Điều này giúp tạo ra sự bảo vệ tối đa.
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe: Trước khi tiêm hãy kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn để đảm bảo không có triệu chứng bệnh lý hay tình trạng nào đặc biệt.
  • Báo cáo vấn đề y tế: Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề y tế nào như dị ứng hoặc bệnh mãn tính.
  • Giữ gìn vết tiêm: Tránh chà xát hoặc gãi vết tiêm để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Hãy lưu ý đến bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm và báo cáo cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào không bình thường.
  • Chú ý đến lịch tiêm nhắc lại: Đừng quên các liều tiêm nhắc lại và đảm bảo hoàn thành đủ số liều cần thiết.

Những lưu ý mà KenShin chia sẻ sẽ giúp tăng cường hiệu quả của vắc-xin bạch hầu và giúp chúng ta bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tốt hơn.

Người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu hay không? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin

>>>>>Xem thêm: Đạp xe nhiều có bị vô sinh hay không?

Cần tiêm phòng đầy đủ số mũi tiêm theo đúng chương trình tiêm chủng

Như vậy, KenShin vừa chia sẻ với bạn đọc những thông tin giải đáp cho vấn đề người lớn có cần tiêm vắc-xin bạch hầu không. Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đầy đủ là biện pháp quan trọng để bảo vệ cộng đồng. Chính vì thế, cả trẻ em và người lớn cần tiêm phòng đầy đủ theo đúng chương trình tiêm chủng quốc gia.

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng KenShin đang có đầy đủ các loại vắc xin tiêm phòng bệnh. Trung tâm Tiêm chủng KenShin cam kết đảm bảo chất lượng toàn bộ các loại vắc xin với nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *