Bệnh nhân bị sỏi gan nên ăn gì? Nên kiêng gì?

Chế độ ăn uống có liên quan trực tiếp đến việc hình thành sỏi gan và ảnh hưởng đến quá trình điều trị sỏi gan. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc sỏi gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bạn đang đọc: Bệnh nhân bị sỏi gan nên ăn gì? Nên kiêng gì?

Một chế độ ăn uống khoa học có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của sỏi gan, giảm triệu chứng khó chịu và giảm nguy cơ phẫu thuật. Vậy sỏi gan nên ăn gì và nên kiêng gì? Thắc mắc liên quan đến bệnh sỏi gan sẽ được KenShin giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Sỏi gan là bệnh gì?

Chúng ta thường nghe nhắc đến sỏi thận, sỏi mật mà ít nghe nói đến sỏi gan nên thậm chí nhiều người không biết đến sự tồn tại của căn bệnh này. Mật tiết ra từ gan, sau đó mới theo các ống gan đến các ống mật rồi theo ống mật chủ đổ vào túi mật. Dịch mật kết tủa tại túi mật hình thành sỏi mật. Sỏi mật cũng có thể hình thành trong ống gan, gọi là sỏi gan hay sỏi mật gan.

Tỷ lệ người mắc bệnh sỏi thận cao hơn mắc bệnh sỏi gan. Tuy nhiên, sỏi gan không phải tình trạng hiếm gặp như nhiều người vẫn nghĩ. Sỏi gan có thể xuất hiện ở bất cứ ai, đặc biệt là nữ giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi gan cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ngộ độc gan, áp xe gan thậm chí suy gan. Hiện nay có 2 loại sỏi chính được tìm thấy trong gan gồm: Sỏi bilirubin (người Việt gặp là chủ yếu) và sỏi cholesterol (người châu Âu gặp nhiều hơn)

Bệnh nhân bị sỏi gan nên ăn gì? Nên kiêng gì?

Sỏi mật hình thành trong ống gan gọi là sỏi gan

Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh sỏi gan?

Trước khi giải đáp thắc mắc sỏi gan nên ăn gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và căn bệnh sỏi gan. Như chúng ta đã biết, gan có chức năng quan trọng là thải độc và sản xuất ra dịch mật, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Một số trường hợp, dịch mật bị ứ trệ, nhiễm trùng đường mật lâu ngày hay nhiễm ký sinh trùng sẽ dẫn đến hình thành sỏi mật trong gan.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống kém khoa học, quá nhiều dầu mỡ dư thừa, nghèo nàn chất dinh dưỡng và dùng nhiều đồ uống có cồn chính là “kẻ thù” của lá gan. Chúng không những làm suy giảm chức năng gan mà còn tăng nguy cơ hình thành sỏi trong gan. Ngược lại, một chế độ ăn uống khoa học sẽ tăng cường chức năng gan, giảm nguy cơ hình thành sỏi. Thực tế, đã có những bệnh nhân sau một thời gian thay đổi chế độ ăn uống đã có thể kiểm soát sự hình thành sỏi gan, giảm nguy cơ phẫu thuật vì sỏi gan.

Bệnh nhân bị sỏi gan nên ăn gì?

Việc duy trì chế độ ăn uống với bệnh nhân sỏi gan thực sự cần thiết. Trong xây dựng chế độ ăn uống, có một việc vô cùng quan trọng là lựa chọn thực phẩm phù hợp. Nếu chưa biết sỏi gan nên ăn gì, bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:

Bệnh nhân bị sỏi gan nên ăn gì? Nên kiêng gì?

Chế độ ăn uống giúp kiểm soát sự phát triển của sỏi gan

Dùng chất béo thực vật thay thế chất béo động vật

Các loại chất béo thực vật như trái bơ, dầu oliu, dầu dừa… dễ tiêu hóa hơn bởi chúng có thể được phân hủy bởi các enzyme tiêu hóa trong nước bọt và dịch vị tiêu hóa của dạ dày. Ngoài ra, một số loại chất béo thực vật như dầu oliu còn kích thích tiết dịch mật và vận động đường mật nên tốt cho người bị sỏi gan.

Các loại rau lá xanh đậm, rau mầm

Các loại rau lá xanh đậm như rau ngót, bông cải xanh, rau muống, rong biển, rau mầm… không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng “dọn dẹp” chất gây hại cho gan, bảo vệ các tế bào gan. Khi các chất gây hại cho gan được loại bỏ bớt, nguy cơ hình thành sỏi gan mới cũng sẽ giảm đáng kể.

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám như bánh mì đen, gạo lứt, yến mạch… được ví như trợ thủ của lá gan. Hàm lượng chất xơ cao trong những thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ chất béo và đường sau mỗi bữa ăn. Chưa biết sỏi gan nên ăn gì hay chọn ngũ cốc nguyên cám thay vì ngũ cốc tinh chế.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm NIPT 23 cặp nhiễm sắc thể là gì? Những điều quan trọng cần biết

Bệnh nhân bị sỏi gan nên ăn gì? Nên kiêng gì?
Ngũ cốc nguyên cám tốt cho gan và hệ tiêu hóa

Các loại trái cây mọng

Ở Việt Nam, các loại quả mọng phổ biến nhất là dâu tây, nho. Ngoài ra các loại trái cây nhập khẩu như việt quất, mâm xôi cũng rất dễ mua trong các siêu thị. Trong các loại quả mọng có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, có thể bảo vệ tế bào gan khỏi các gốc tự do. Quả mọng cũng chứa nhiều hợp chất anthocyanin và polyphenol có tác dụng giảm nguy cơ ung thư gan.

Các loại rau củ, trái cây giàu vitamin A và vitamin C

Một số loại củ quả được cho là hữu ích với quá trình thải độc gan như: Cà rốt, củ cải đường, các loại rau cải, trái cây họ cam, táo, bơ…. Trái cây giàu vitamin A và C giúp giải độc cho gan, giúp các chất độc hại chuyển hóa thành dạng dễ tan trong nước và dễ đào thải ra ngoài cơ thể. Khi chất độc trong gan được giảm tải thì nguy cơ hình thành sỏi gan cũng giảm.

Các gia vị giúp đào thải độc tố

Một số loại gia vị cũng được coi là thực phẩm giải độc gan, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể như:

  • Tỏi chứa nhiều allicin giúp thải độc gan cực tốt đồng thời nó cũng kích hoạt các enzyme gan tự đào thải độc tố. Hợp chất selenium trong tỏi vừa hỗ trợ thải độc gan, vừa giúp phòng ngừa ung thư gan.
  • Nghệ với hàm lượng dồi dào hoạt chất curcumin giúp loại bỏ độc tố trong gan, kích thích sản sinh nhiều dịch mật để tiêu hóa chất béo, tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho gan và cơ thể.

Bệnh nhân bị sỏi gan nên ăn gì? Nên kiêng gì?

Chính các loại gia vị quen thuộc cũng giúp giảm hình thành sỏi gan

Bệnh nhân bị sỏi gan nên kiêng gì?

Ngoài thắc mắc sỏi gan nên ăn gì, nhiều bệnh nhân cũng muốn biết bị sỏi gan nên kiêng gì. Những thực phẩm được cho là “kẻ thù” của lá gan mà người bệnh cần hết sức hạn chế như:

  • Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Những món ăn này thường có hương vị hấp dẫn, kích thích vị giác nhưng lại khó tiêu. Chúng làm thiếu dịch mật dự trữ nên có thể gây triệu chứng chướng bụng, nặng bụng, kích hoạt các cơn đau quặn.
  • Đồ ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp… chứa nhiều chất béo chuyển hóa khó tiêu hóa. Chúng không những làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo ngọt, ngũ cốc tẩm đường, sữa nhiều đường… làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, khiến sỏi mật thêm trầm trọng.
  • Thực phẩm nhiều muối như các loại thịt hun khói, dưa muối chua, món kho… khiến gan bị quá tải, làm giảm chức năng gan, không tốt cho người sỏi gan.
  • Đạm động vật khó tiêu hóa hơn đạm thực vật nên cũng cần cắt giảm. Bạn có thể thay thế một phần đạm động vật thành đạm từ thực vật.
  • Không cần bàn cãi về tác hại của bia rượu với gan. Khi chúng ta uống rượu bia, có đến 90% lượng cồn được xử lý trong gan. Vì vậy, rượu bia là khắc tinh của gan. Cồn trong rượu khi vào gan được chuyển hóa thành acetaldehyde – một chất độc gây hại cho cả gan, thận, dạ dày, thị giác và hệ thần kinh. Chất này là nguyên nhân gây xơ gan, viêm gan, ung thư gan.

Bệnh nhân bị sỏi gan nên ăn gì? Nên kiêng gì?

>>>>>Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh sốt rét và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

Ăn uống khoa học để bảo vệ lá gan của bạn

Ngoài tìm hiểu sỏi gan nên ăn gì, bệnh gan kiêng ăn gì, người bệnh nên tăng cường uống nhiều nước và kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp. Tốt nhất, bệnh nhân nên khám sức khỏe ở cơ sở y tế uy tín để được chỉ dẫn cách điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *