Thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Thuốc mang lại hiệu quả điều trị tích cực đối với các bệnh lý nhiễm khuẩn ngoài mắt. Việc tìm hiểu về dược lý, cách sử dụng và bảo quản sẽ giúp chủ động hơn khi sử dụng.
Bạn đang đọc: Thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid và những điều cần biết
Oflovid (hay ofloxacin) là thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, thường được dùng để điều trị đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm túi lệ, lẹo và loét giác mạc. Vậy thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid được dùng như thế nào và khi sử dụng cần lưu ý những gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng KenShin tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc này nhé!
Contents
Tìm hiểu về thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid
Thuốc Oflovid là chế phẩm nhãn khoa có chứa ofloxacin – một dẫn chất thuộc nhóm quinolon. Cùng với một số tá dược khác như natri clorid, dinatri hydrophosphat, acid citric và nước cất. Với công dụng chính là hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn ở mắt như viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm mí mắt, lẹo mắt,… Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật mắt. Có 2 dạng chế phẩm được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc mỡ tra mắt Oflovid chứa ofloxacin 0,3% (10,5 mg/3,5 g).
- Dung dịch nhỏ mắt Oflovid chứa ofloxacin 0,3% (15 mg/5 ml).
Cơ chế hoạt động
Thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp ADN của vi khuẩn. Ofloxacin có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, phổ rộng với khả năng chống lại các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm ở mắt như:
- Vi khuẩn gram dương: Staphylococcus sp., Micrococcus sp., Corynebacterium sp., Streptococcus sp,…
- Vi khuẩn gram âm: Pseudomonas sp., Haemophilus aegyptius, Haemophilus influenzae, Moraxella sp., Acinetobacter sp, Klebsiella sp., Acinetobacter sp,…
- Vi khuẩn kỵ khí: Propionibacterium acnes,…
Thuốc nhỏ trị đau mắt đỏ Oflovid không được chỉ định đối với người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc các loại kháng sinh quinolon.
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid
Thuốc mỡ tra mắt Oflovid (ofloxacin)
Khi tra thuốc mỡ Oflovid chỉ nên sử dụng với liều lượng thích hợp (khoảng 1cm thuốc mỡ) vào bên trong mi mắt dưới 3 lần/ngày. Liều lượng có thể được điều chỉnh dựa trên các triệu chứng của bệnh và khoảng cách giữa mỗi lần sử dụng là khoảng 30 phút.
Nghiên cứu cho thấy rằng, việc tra 1cm thuốc mỡ 16 lần với mỗi lần cách nhau từ 30 phút trở lên trên mắt người khỏe mạnh có thể gây sưng và xung huyết. Tuy nhiên, tình trạng này khá nhẹ và không gây bất thường nhiều.
Thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid dạng dung dịch
Thông thường, liều lượng thuốc nhỏ mắt Oflovid được khuyến nghị cho cả người lớn và trẻ em là khoảng 1 giọt/mắt và sử dụng khoảng 3 lần/ngày. Tuy nhiên, liều lượng có thể sẽ được điều chỉnh phù hợp dựa theo triệu chứng của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là bình thường?
Ngoài ra, thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh.
Tác dụng phụ của Oflovid (ofloxacin)
Trong quá trình sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Kích ứng giác mạc, xung huyết kết mạc, viêm giác mạc và cảm giác châm chích ở mắt;
- Cảm giác đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, mệt mỏi, ngứa và nổi phát ban;
- Một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau bụng,…
Trên thực tế, thuốc Ofloxacin rất hiếm khi gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Bởi thuốc thường chỉ có tác dụng tại chỗ và ít ngấm sâu vào cơ thể. Trong trường hợp nếu chẳng may gặp phải các tác dụng phụ nghi ngờ do dùng thuốc, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay. Đồng thời, theo dõi và thông báo cho bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng nào của sốc phản vệ, khó thở, hạ huyết áp, phù mí mắt,… để có biện pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Oflovid (ofloxacin)
Tuy hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào về tình trạng tương tác thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid khi kết hợp với những loại thuốc khác. Nhưng người bệnh cũng cần báo cho các bác sĩ biết về các loại thuốc mà bạn đang dùng. Bao gồm cả thuốc nhỏ mắt, tra mắt và thuốc dạng viên uống khác. Điều này sẽ giúp các bác sĩ có cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng sau nhiễm vi rút bại liệt là gì? Có nguy hiểm không?
Để mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần phải lưu ý một số vấn đề như:
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hoặc nhà sản xuất thuốc;
- Khi sử dụng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt, cần giữ khoảng cách ít nhất 5 phút giữa mỗi lần nhỏ. Chu kỳ sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid là khoảng 8 tuần, nếu lâu hơn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ;
- Thời gian điều trị nên được giới hạn ở mức tối thiểu sau khi xác định rằng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc, nhằm hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh;
- Tránh sử dụng chung một lọ thuốc cho nhiều người để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh về mắt;
- Chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 15 ngày sau khi mở nắp và hãy vứt bỏ thuốc ngay nếu quá thời hạn sử dụng;
- Hiện chưa rõ về ảnh hưởng của thuốc đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc, nên cần thận trọng khi thực hiện các hoạt động này;
- Chỉ nên sử dụng thuốc Oflovid cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nếu lợi ích của việc điều trị dự tính nhiều hơn rủi ro các thể xảy ra đối với trẻ;
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Đồng thời, tránh xa tầm tay của trẻ em.
Hy vọng rằng, những thông tin chia sẻ về thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng loại thuốc này. Nhìn chung, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để đảm bảo an toàn.