Đa số các loại thuốc đang có trên thị trường thường được tư vấn sử dụng sau khi ăn. Vậy nếu người bệnh không ăn uống thuốc có sao không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Không ăn uống thuốc có sao không? Một số loại thuốc cần uống sau khi ăn
Tác dụng của thuốc không chỉ phụ thuộc vào hoạt chất, dạng bào chế, thời điểm dùng thuốc, tương tác giữa thuốc với thức ăn cũng cực kỳ quan trọng. Khi người bệnh không ăn uống thuốc có sao không là câu hỏi của nhiều người.
Contents
Những điều cần biết về thời điểm dùng thuốc
Đã có rất nhiều nghiên cứu về thời điểm uống thuốc thích hợp để người bệnh hấp thu tốt nhất và hiệu quả điều trị của thuốc cao nhất. Tùy vào sự tương tác của thuốc và thức ăn mà thời điểm uống thuốc được lựa chọn thích hợp. Thời điểm dùng thuốc có thể làm thay đổi mức độ hấp thu của thuốc ở hệ tiêu hóa, đưa đến ảnh hưởng tác dụng của thuốc. Ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của thức ăn như sau:
- Nếu uống thuốc vào lúc bụng đói (thường là 1 giờ trước khi ăn): Thời gian thuốc lưu ở dạ dày chỉ khoảng vài chục phút, sau đó thuốc sẽ được đưa xuống ruột và hấp thu nhanh chóng tại ruột.
- Nếu uống thuốc vào lúc bụng no, ngay sau bữa ăn: Thời gian thuốc lưu tại dạ dày lâu hơn vì lúc này dạ dày đang tiêu hóa lượng thức ăn trong bữa ăn thường là sau 1 – 4 giờ thuốc sẽ được xuống ruột và hấp thu, từ đó tác dụng của thuốc sẽ chậm hơn.
Nhưng không phải lúc nào uống thuốc lúc bụng đói cũng tốt hơn uống thuốc vào lúc bụng no, vì có nhiều loại thuốc có tác dụng phụ tại đường tiêu hóa như: Gây buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, kích ứng dạ dày,….
Hoặc ở trường hợp khác, khi uống thuốc ngay sau ăn, sẽ có tương tác giữa thuốc và thức ăn, cản trở sự hấp thu của thuốc. Thậm chí có thể làm thuốc mất tác dụng điều trị nếu uống ngay sau ăn.
Vậy nên việc lựa chọn thời điểm dùng thuốc cũng như không ăn uống thuốc có sao không cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.
Vậy không ăn uống thuốc có sao không?
Để trả lời cho câu hỏi không ăn uống thuốc có sao không, cần dựa vào loại thuốc mà người bệnh sử dụng. Người bệnh không ăn mà uống thuốc có nghĩa là người bệnh đã uống thuốc vào lúc bụng đói, không bị ảnh hưởng của thức ăn. Nhưng cần lưu ý lúc này có rất nhiều acid dạ dày được tiết ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả của thuốc nhạy cảm với môi trường acid. Những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ưu điểm cũng như hạn chế cần lưu ý nếu không ăn mà uống thuốc:
- Đối với một số thuốc kháng sinh, trong giai đoạn điều trị cần đạt hiệu quả nhanh chóng, có thể không ăn mà vẫn uống kháng sinh. Để đạt được ưu điểm này, cần có ý kiến của nhân viên y tế.
- Đối với thuốc có dạng bào chế bao tan ở ruột hay dạng phóng thích kéo dài, khi bệnh nhân uống lúc không ăn, thuốc xuống ruột nhanh chóng, được hấp thu đảm bảo được hiệu quả của thuốc.
- Hay những thuốc tan nhiều trong dầu mỡ (vitamin A, D, E, K,…), có mặt của thức ăn sẽ hỗ trợ thuốc hấp thu tốt hơn.
- Đặc biệt, đối với thuốc kém bền với acid dạ dày (kháng sinh ampicillin, erythromycin, lincomycin,…) nếu uống khi không ăn, acid dạ dày sẽ phân hủy thuốc cản trở sự hấp thu của thuốc tại ruột sau đó. Đặc biệt với nhóm thuốc kháng viêm không steroid nếu không ăn uống thuốc có thể bị kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ bệnh lý loét dạ dày ở bệnh nhân. Đây là điểm hạn chế quan trọng mà nhân viên y tế và người dùng thuốc cần phải lưu ý.
Tìm hiểu thêm: Rubella igG dương tính có ý nghĩa như thế nào?
Tổng kết để giải đáp câu hỏi không ăn uống thuốc có sao không thì cần phải cân nhắc tác dụng, đặc tính của hoạt chất cũng như dạng bào chế của thuốc. Nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ tư vấn để được hỗ trợ, đảm bảo hiệu quả dùng thuốc cũng như hiệu quả điều trị.
Một số loại thuốc cần uống sau khi ăn
Khi không ăn, cơ thể không đủ năng lượng hoạt động, dễ gặp phải các vấn đề không lường trước được, đặc biệt khi người bệnh dùng kèm các thuốc dưới đây:
- Thuốc hạ đường huyết: Người bệnh không nên nhịn ăn mà sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết, vì khi đó người bệnh dễ rơi vào tình trạng hạ đường huyết khẩn cấp cần được cấp cứu kịp thời.
- Nhóm thuốc NSAIDS: Nhóm thuốc này nếu người bệnh không ăn mà uống thuốc thì nguy cơ xuất huyết dạ dày do sử dụng NSAIDS tăng cao đáng kể. Vậy nên đặc biệt lưu ý nhóm thuốc NSAIDS cần được sử dụng sau ăn.
- Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này thường kèm theo các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, kích ứng dạ dày, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,… Tỷ lệ gặp các tác dụng phụ này tăng cao nếu người bệnh uống thuốc lúc bụng đói.
- Thuốc tránh thai: Uống thuốc tránh thai sau khi ăn để hạn chế cảm giác buồn nôn và lưu ý nên dùng thuốc tránh thai đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế để đảm bảo hiệu quả tránh thai.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nào gây thiếu máu bất sản?
Không ăn mà uống thuốc có sao không phụ thuộc nhiều vào tác dụng dược lý, dược động và phương thức bào chế của loại thuốc sử dụng. Người bệnh nên chủ động hỏi và lắng nghe tư vấn thời điểm sử dụng thuốc từ nhân viên y tế có chuyên môn.
Xem thêm các bài viết:
- Thuốc nội tiết uống trước hay sau ăn? Công dụng và lưu ý
- Uống thuốc bổ não vào lúc nào là tốt nhất và lưu ý cần biết
- Uống thuốc vào ban đêm có tốt không?
- Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt?