Trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở cổ tử cung, khoét chóp tử cung là một thủ thuật được áp dụng phổ biến. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về thủ thuật khoét chóp tử cung.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu chi tiết về thủ thuật khoét chóp cổ tử cung
Một trong số những bệnh lý vùng sinh dục phổ biến ở nữ giới chính là bệnh ung thư cổ tử cung. Khoét chóp cổ tử cung là một thủ thuật được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Vậy khoét chóp cổ tử cung là gì? Khi nào bác sĩ chỉ định bệnh nhân cần khoét chóp cổ tử cung?
Contents
Khoét chóp cổ tử cung là gì?
Các tổn thương ở cổ tử cung cơ thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như đốt điện, áp lạnh, đốt laser, khoét chóp bằng vòng điện, dao điện hay laser. Trong đó, khoét chóp tử cung bằng vòng điện là kỹ thuật đang được áp dụng phổ biến nhất.
Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là kỹ thuật dùng vòng điện để cắt bỏ phần chóp hình nón của cổ tử cung. Đây là vùng chuyển tiếp có đáy là hai môi trước và sau cổ tử cung, nằm trong âm đạo của người phụ nữ. Mục đích của khoét chóp là loại bỏ tổn thương ở vùng cổ tử cung, bảo tồn được các chức năng sinh sản hay nội tiết của người bệnh.
Bác sĩ thường chỉ định thực hiện thủ thuật này khi người bệnh mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hoặc khi kết quả sinh thiết với phết Pap’smear không đồng nhất. Đây là một thủ thuật y khoa không quá phức tạp lại có nhiều ưu điểm như:
- Giúp bác sĩ lấy được đầy đủ bệnh phẩm một cách nguyên vẹn.
- Khả năng cầm máu tốt khi thực hiện thủ thuật.
- Giá dịch vụ phải chăng, phù hợp với số đông người bệnh.
- Giảm nguy cơ biến chứng sau khi thực hiện thủ thuật.
Khi nào bác sĩ chỉ định khoét chóp cổ tử cung?
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện khoét chóp cổ tử cung trong các trường hợp như:
- Người bệnh cần điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung như loạn sản biểu mô.
- Cần điều trị các tổn thương ở cổ tử cung dạng lành tính như: Viêm lộ tuyến cổ tử cung đã điều trị bằng phương pháp áp lạnh nhưng hiệu quả không cao, đa polyp cổ tử cung, u xơ tử cung,…
- Người bệnh có tổn thương ung thư xâm lấn cổ tử cung trên mẫu bệnh phẩm có được từ kỹ thuật nạo ống cổ tử cung.
- Tình trạng tái phát các tổn thương nội biểu mô cổ tử cung (CIN) sau khi điều trị.
- Bệnh nhân có kết quả tế bào học bất thường, không quan sát được vùng chuyển tiếp một cách trọn vẹn, không phù hợp với chẩn đoán mô bệnh học.
Khoét chóp cổ tử cung không được chỉ định khi:
- Bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp mà bệnh chưa được điều trị ổn định.
- Nếu bị chứng rối loạn đông máu, người bệnh cũng không thích hợp để làm thủ thuật này.
- Bệnh nhân bị viêm nhiễm vùng chậu mức độ vừa và nặng cần trì hoãn việc khoét chóp cổ tử cung đến khi viêm vùng chậu được điều trị ổn định.
- Phụ nữ mang thai cần chờ hết thời kỳ hậu sản mới tiến hành thủ thuật.
Các bước thực hiện thủ thuật khoét chóp cổ tử cung
Thời điểm phù hợp để tiến hành thủ thuật là sau 1 tuần khi sạch kinh. Việc này giúp bác sĩ dễ lấy mẫu thử sạch. Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi thực hiện thủ thuật. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đang dùng để bác sĩ hướng dẫn ngưng dùng thuốc nếu cần thiết.
Trước khi tiến hành thủ thuật ít nhất 24 giờ, bệnh nhân cần tránh bôi kem âm đạo, quan hệ tình dục, thụt tháo hay dùng tampon. Bệnh nhân cần kiêng ăn trước khi làm thủ thuật ít nhất 8 tiếng. Quy trình khoét chóp tử cung diễn ra như sau:
- Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm ở tư thế phụ khoa, thông tiểu sau đó được gây tê hoặc gây mê.
- Sát trùng bộ phận sinh dục ngoài. Dụng cụ mỏ vịt được đặt vào âm đạo bệnh nhân giúp bác sĩ quan sát cổ tử cung rõ hơn.
- Bác sĩ tiến hành lấy mẫu mô hình chóp nhỏ ra bằng vòng dây điện nóng, chùm laser hoặc dao mổ ra khỏi cổ tử cung của người bệnh.
- Bác sĩ sát khuẩn lại âm đạo, gửi bệnh phẩm lấy được mang đi làm mô bệnh học. Mẫu mô sẽ được kiểm tra để tìm kiếm dấu hiệu ung thư.
Ngoài mục đích lấy mẫu bệnh phẩm để phục vụ quá trình chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể khoét chóp cổ tử cung để loại bỏ toàn bộ mô bệnh trong cổ tử cung. Toàn bộ quy trình khoét chóp sẽ diễn ra trong khoảng 60 phút.
Tìm hiểu thêm: Người mới xỏ khuyên có được ăn vịt không?
Nguy cơ tiềm ẩn sau khoét chóp cổ tử cung
Khoét chóp cổ tử cung vẫn có thể tiềm ẩn một số. Người bệnh sau khi thực hiện thủ thuật có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Trong vài tuần sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân có thể bị tiết dịch âm đạo màu nâu hoặc vàng. Giải pháp là dùng băng vệ sinh để thấm hút dịch âm đạo.
- Một số bệnh nhân bị chảy máu trong hoặc sau khi thực hiện thủ thuật 2 tuần đầu. Khi bệnh nhân bị xuất huyết sau thực hiện thủ thuật, bác sĩ có thể kê thuốc bôi cầm máu. Nếu chảy máu nghiêm trọng trong phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải cắt tử cung toàn phần.
- Người bệnh sẽ gặp triệu chứng khó chịu, co thắt nhẹ sau khi thực hiện thủ thuật.
- Một số bệnh nhân bị nhiễm trùng tử cung sau khi khoét chóp cổ tử cung.
- Những biến chứng xảy ra muộn sau khi thực hiện thủ thuật nhưng lại khá nguy hiểm như hẹp cổ tử cung, suy cổ tử cung. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con của nữ giới.
- Phụ nữ mang thai đã từng khoét chóp cổ tử cung trước đó thường có nguy cơ sinh non, sinh mổ, vỡ ối sớm, thai nhẹ cân cao hơn.
Sau khi thực hiện thủ thuật, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp hạn chế nhiễm trùng cổ tử cung, viêm cổ tử cung và các biến chứng khác. Bệnh nhân sẽ được kê thuốc và hướng dẫn vệ sinh hàng ngày đúng cách. Khi có những triệu chứng bất thường như đau đớn, chảy nhiều máu, chảy dịch bất thường sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Quá trình làm IVF mất bao lâu và gồm những bước nào?
Trước, trong và sau khi khoét chóp cổ tử cung, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để thủ thuật được thực hiện thành công và giảm nguy cơ biến chứng. Khi khám bệnh và thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.