Thông động tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Nhiều bệnh nhân sau khi làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh phát hiện mình có dị dạng thông động tĩnh mạch và không khỏi hoang mang lo lắng. Vậy thông động tĩnh mạch là gì, nguyên nhân xuất hiện và cách điều trị ra sao?

Bạn đang đọc: Thông động tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Thông động tĩnh mạch là bất thường mạch máu dẫn đến sự thông thương của động mạch và tĩnh mạch. Vì bất thường này các cơ quan mà vùng mạch máu này chi phối có khả năng tổn thương do nhiều biến chứng khác nhau. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu một số thông tin về tình trạng thông động tĩnh mạch.

Thông động tĩnh mạch là gì?

Thông ống động tĩnh mạch là một dị dạng động – tĩnh mạch, một loại hình dạng xấu, bất thường của đoạn nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Thông thường máu giàu oxi từ tim sẽ được bơm, vận chuyển đến các mô trong cơ thể thông quá các động mạch. Máu đi từ các động mạch lớn, sau đó sẽ được đi vào các động mạch nhỏ hơn rồi cuối cùng sẽ đến các mạng lưới mao mạch để trao đổi oxi và CO2 cho các tế bào. Sau khi trao đổi xong, máu trở nên nghèo oxi và trở về tĩnh mạch, mang máu trở về tim bằng đường tĩnh mạch.

Thông động tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Thông động tĩnh mạch là một dị dạng động – tĩnh mạch

Với hiện tượng thông ống động tĩnh mạch, các mạng lưới mao mạch sẽ không có và thay vào đó là ống động mạch được nối trực tiếp vào tĩnh mạch. Những đoạn nối thông động tĩnh mạch dị dạng này có thể bị cuốn rối thành một bó bùi nhùi như tổ chim. Do không có mạng lưới mao mạch nên máu từ động mạch có áp lực cao sẽ bơm trực tiếp đến tĩnh mạch mà không được giảm áp lực ở vị trí hệ mao mạch, chính vì điều đó các mạch dị dạng nối thông động tĩnh mạch này sẽ lan rộng ra theo thời gian và gây chèn ép lên các mô xung quanh, mao mạch xung quanh bị ép chặt dẫn đến làm thiếu máu nuôi đến các mô.

Khi tình trạng trên kéo dài, áp suất cao sẽ làm các đoạn động mạch trong đoạn thông nối giãn rộng, phình ra, trong khi các tĩnh mạch thì ngày càng dày lên, bị xơ hóa. Dị dạng thông động tĩnh mạch có thể hình thành bất cứ đâu trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tại não, tủy sống, phổi.

Nguyên nhân, triệu chứng của thông động tĩnh mạch

Nguyên nhân dẫn đến thông động tĩnh mạch

Nguyên nhân của dị dạng thông động tĩnh mạch cho đến nay vẫn còn chưa được làm rõ tuy nhiên có một vài giả thuyết là do:

  • Bẩm sinh: Gây ra những lỗi trong quá trình hình thành, phát triển mạch máu hay trong quá trình phát triển phôi thai, hình thành thai nhi.
  • Mắc phải: Thường do chấn thương hay vết thương trực tiếp vào mạch máu, hoặc cũng có thể gây ra bởi nhân viên y tế khi thực hiện một số thủ thuật như Seldinger, sinh thiết,…

Triệu chứng của thông động tĩnh mạch

Tùy theo vị trí dị dạng thông động tĩnh mạch mà bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  • Dị dạng thông động tĩnh mạch tại não: Đoạn thông động tĩnh mạch giãn, phình và vỡ gây xuất huyết li ti, xuất huyết trong hộp sọ, xuất huyết dưới nhện, đau đầu, co giật, tổn thương hồi hải mã, tổn thương trí nhớ, tổn thương hạch nền, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Dị dạng thông động tĩnh mạch tại tủy sống: Tổn thương các dây thần kinh, rối loạn cảm giác, yếu cơ, liệt các phần cơ thể tùy theo dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Dị dạng thông động tĩnh mạch tại phổi: Hụt hơi, khó thở, ho ra máu.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chế độ ăn sau mổ u não hợp lý. Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ u não

Thông động tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Dị dạng thông động tĩnh mạch tại phổi có thể gây khó thở, hụt hơi

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thông động tĩnh mạch

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán thông động tĩnh mạch, các bác sĩ thường sẽ dựa vào lâm sàng và cho làm thêm một số xét nghiệm như:

  • Chụp động mạch (Angiography): Đây là phương pháp cho biết vị trí của dị dạng một cách rõ ràng và chính xác nhất. Phương pháp này không xâm lấn, thực hiện nhanh và phù hợp với thăm khám cấp cứu.
  • Chụp CT scan: Dùng tia X có hoặc không uống chất cản quang để chụp và khảo sát rõ chi tiết của bộ não. Đây là phương tiện đầu tiên được sử dụng để khảo sát nội sọ khi bệnh nhân đột quỵ vào viện.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: MRI ưu thế hơn trong việc phát hiện chảy máu bán cấp và mạn tính do rỉ máu tại chỗ dị dạng bị vỡ, sự thay đổi thứ phát các cơ quan, nhu mô não lân cận như thoái hóa mô đệm, hiệu ứng khối và phù.
  • Chụp mạch máu xóa nền DSA: Cung cấp thông tin chi tiết nhất và chính xác nhất về kiến trúc và động học của dị dạng ống động mạch. Phát hiện ra các tình trạng bệnh nhân chảy máu vỡ túi phình mà không thấy nguyên nhân trên CT hoặc MRI.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh lựa chọn cần thỏa các yếu tố sau:

  • Xác định đầy đủ động mạch cấp máu.
  • Vị trí và kích thước của chỗ dị dạng.
  • Bất thường mạch máu liên quan: Phình tại ổ dị dạng, phình động mạch, phình cuống động mạch nuôi.
  • Bất thường các cấu trúc lân cận, đặc biệt là tại vị trí não.
  • Sự hiện diện của xuất huyết não cấp hay mạn tính tại vị trí não.

Phương pháp điều trị

Thông thường, thông động tĩnh mạch sẽ được điều trị bằng các phương pháp:

  • Uống thuốc: Có thể dùng thuốc bằng đường uống để điều trị, làm giảm triệu chứng do dị dạng gây ra như đau đầu, ho,…
  • Phẫu thuật xạ phẫu.
  • Phẫu thuật làm tắc nội mạch.

Vì vị trí mạch máu dị dạng thường rất đa dạng nên việc lựa chọn phương pháp điều trị, cách trị liệu cũng sẽ tùy theo từng trường hợp.

Thông động tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Viêm da dầu cánh mũi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc để giảm triệu chứng như ho, đau đầu,…

Tóm lại, nếu bạn hay người thân xuất hiện các triệu chứng bất thường đã liệt kê ở trên thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xét nghiệm kịp thời. Vì các triệu chứng của thông động tĩnh mạch là không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với bệnh khác và để lại biến chứng nặng nề nếu vỡ, phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ và biến chứng gây ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *