Hiện nay, đau mắt đỏ là bệnh khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Vì thế, đau mắt đỏ nên ăn gì cũng như cách phòng ngừa đau mắt đỏ là các vấn đề được nhiều người tìm hiểu.
Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ nên ăn gì? Cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả
Đau mắt đỏ nên ăn gì để giúp cho người bệnh nhanh chóng hồi phục cũng là vấn đề được quan tâm nhiều. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin và giải đáp vấn đề này.
Contents
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một bệnh lý viêm nhiễm ở mắt, nguyên nhân có thể do dị ứng, kích ứng hay do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Triệu chứng của đau mắt đỏ thường bao gồm đỏ mắt, sưng mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, đau nhức ở mắt,…
Bệnh có khả năng lây lan nhanh và có thể bùng thành dịch đau mắt đỏ. Bệnh gây khó chịu, đau, ảnh hưởng tới sinh hoạt, thậm chí là để lại biến chứng ảnh hưởng tới khả năng thị lực của người mắc.
Người đau mắt đỏ nên ăn gì?
Để trả lời câu hỏi người bị đau mắt đỏ nên ăn gì thì trước hết bạn cần biết chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bị đau mắt đỏ nhanh chóng hồi phục. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng của đau mắt đỏ. Dưới đây là một số loại thực phẩm gợi ý cho người bị đau mắt đỏ.
Cà rốt
Cà rốt có chứa beta-carotene, một tiền chất của vitamin A. Khi được cơ thể hấp thụ, beta-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A cần thiết cho quá trình sản xuất sắc tố rhodopsin, một loại protein nhạy cảm với ánh sáng giúp mắt nhìn thấy trong điều kiện thiếu sáng. Vitamin A cũng giúp bảo vệ võng mạc khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do.
Rau bina (rau chân vịt)
Giống như cà rốt rau bina cũng chứa nhiều beta-carotene tốt cho mắt. Rau bina cũng là một trong những loại thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin nhất. Đây là các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho mắt, bao gồm vitamin C, vitamin E và chất chống oxy hóa. Vitamin C và vitamin E cũng là những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
Rau bina có thể sử dụng để chế biến thành các món ăn ngon miệng như làm salad, nấu canh hoặc nước ép với một số loại rau củ khác.
Cá hồi
Cá hồi là một loại cá nước lạnh giàu omega-3, một loại axit béo không bão hòa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe của mắt. Giúp giảm trình trạng viêm nhiễm, đồng thời giúp giảm các triệu chứng của đau mắt đỏ như đỏ mắt, sưng mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, đau nhức mắt.
Sử dụng cá hồi đúng cách còn có thể cải thiện thị lực, giúp mắt nhìn rõ hơn, đặc biệt là trong điều kiện thiếu sáng. Và bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc do tiểu đường.
Cá hồi là loại thực phẩm giàu dưỡng chất và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, người bị đau mắt đỏ thì nên ăn thức ăn nấu chín từ cá hồi như nấu cháo, chiên…
Tìm hiểu thêm: Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng
Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng cũng là một nguồn cung cấp vitamin A, lutein và zeaxanthin dồi dào, các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sức khỏe của mắt. Lòng đỏ trứng có thể được ăn sống, luộc, rán hoặc chế biến thành các món ăn khác. Tuy nhiên, nên ăn trứng đã chín kỹ khi đau mắt đỏ để tránh nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn.
Sữa chua
Bên cạnh những thành phần có khả năng chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin thì sữa chua là một nguồn cung cấp protein và canxi dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Người bị đau mắt đỏ nên bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày. Sữa chua có thể được ăn trực tiếp hoặc kết hợp với các loại trái cây, ngũ cốc hoặc chế biến thành các món ăn khác.
Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ nên uống đủ nước, khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước giúp cơ thể bù nước và thải độc, giúp giảm viêm nhiễm và cải thiện các triệu chứng của đau mắt đỏ. Có thể bổ sung nước từ nước lọc hoặc nước ép trái cây tươi. Nên tránh uống nước có ga, rượu bia, cà phê,… vì các loại đồ uống này có thể khiến mắt bị kích ứng.
Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là một bệnh lý về mắt rất phổ biến, có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt của người bệnh. Để phòng ngừa đau mắt đỏ, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch trong tối thiểu 20 giây. Đây là biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả nhất.
- Vệ sinh mũi, họng, mắt hằng ngày bằng các dung dịch nhỏ mắt mũi, súc họng.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Bao gồm khăn mặt, kính mắt, lọ thuốc nhỏ mắt,…
- Vệ sinh sạch sẽ và sát khuẩn dụng cụ, vật dụng, đồ dùng của người mắc bệnh. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh: Nếu bạn biết có ai đó bị đau mắt đỏ, hãy tránh tiếp xúc gần với họ. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy đeo khẩu trang và kính bảo hộ.
- Đồng thời, người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác để tránh lấy lan. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của đau mắt đỏ không được tự ý điều trị mà không có hướng dẫn của nhân viên y tế.
>>>>>Xem thêm: Ăn mướp đắng giảm mỡ máu không? Giải thích đầy đủ
Trên đây là thông tin tham khảo về vấn đề người bị đau mắt đỏ nên ăn gì và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn có các biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ hãy đến các cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị phù hợp.