Hội chứng Piriformis: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Hội chứng Piriformis là bệnh lý liên quan đến hệ cơ bắp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để giảm nhẹ tình trạng khó chịu này. Mời bạn tham khảo nhé!

Bạn đang đọc: Hội chứng Piriformis: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tình trạng hội chứng Piriformis hay còn được gọi là cơ hình lê là một vấn đề sức khỏe hiếm gặp trong hệ thống thần kinh, nơi cơ hình lê tạo áp lực lên dây thần kinh tọa. Tuy nhiên đau thần kinh tọa lại thường không xuất phát từ hội chứng cơ hình lê. Cùng KenShin tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng Piriformis trong bài viết dưới đây.

Hội chứng Piriformis là thế nào?

Cơ hình lê là một cơ dẹt thuộc nhóm cơ mông, có hình lê hoặc hình tháp. Cơ này nằm sâu và xiên đằng sau cơ mông lớn, giữ vai trò quan trọng trong vận động của phần dưới cơ thể. Chức năng chính của cơ hình lê bao gồm:

  • Cố định cho khớp háng;
  • Tham gia vào việc nâng và xoay đùi nhanh ra ngoài;
  • Duy trì sự cân bằng khi cơ thể bước đi;
  • Hỗ trợ quá trình chuyển trọng lượng từ chân này sang bên chân kia.

Nói chung, cơ hình lê đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động yêu cầu sự chuyển động của háng và chân chúng ta.

Hội chứng Piriformis có sự liên quan với đau thần kinh tọa. Chính vì thế người bệnh cần phải biết cách phân biệt hội chứng Piriformis và đau thần kinh tọa để không bị nhầm lẫn trong quá trình điều trị bệnh.

Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dày và dài trong cơ thể. Dây này chạy dọc theo bên dưới cơ hình lê, qua mặt sau của chân, cuối cùng chia thành những nhánh nhỏ tại bàn chân. Do đó, khi cơ hình lê co thắt sẽ có thể gây chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh tọa.

Hội chứng Piriformis

Hội chứng Piriformis là một hiện tượng thần kinh cơ khá hiếm, xảy ra khi cơ hình lê trở nên sưng và co thắt, dẫn đến kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh tọa. Kết quả là người bệnh trải qua cảm giác ngứa ran, đau nhức và tê liệt ở vùng hông hoặc mông, dưới đùi, cẳng chân theo đường dây thần kinh từ trên xuống.

Hội chứng Piriformis: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Hội chứng Piriformis là bệnh lý hiếm gặp

Nguyên nhân gây nên hội chứng Piriformis

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Piriformis vẫn là một bí ẩn, chưa được tiết lộ rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố có khả năng làm hình thành bệnh này đó là:

  • Cơ Piriformis co thắt do chấn thương;
  • Sưng cơ Piriformis xuất phát từ chấn thương;
  • Co thắt cơ Piriformis, có thể do kích thích từ bên trong cơ Piriformis hoặc do sự kích thích từ các cấu trúc lân cận như khớp cùng chậu hoặc khớp háng;
  • Chảy máu trong cơ Piriformis hoặc xuất hiện u cơ.

Bất kỳ yếu tố nào vừa kể ở trên đều có thể ảnh hưởng đến cơ Piriformis, gây ra đau ở vùng mông, đồng thời nó tác động đến dây thần kinh hông lân cận, gây ra cảm giác đau, ngứa hoặc tê liệt ở mặt sau của đùi với cẳng chân.

Hội chứng Piriformis: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng Piriformis

Dấu hiệu nhận biết hội chứng Piriformis

Một trong những đặc điểm phổ biến nhất của hội chứng Piriformis là xuất hiện cơn đau cấp tính tại khu vực mông và đau thần kinh tọa lan xuống mặt sau của đùi, bắp chân, bàn chân.

Các dấu hiệu tiêu biểu dễ nhận biết nhất của hội chứng Piriformis bao gồm:

  • Cơn đau lan tỏa xuống mặt sau của đùi, bắp chân và bàn chân, tình trạng đau theo kiểu đau dây thần kinh tọa.
  • Cảm giác đau âm ỉ tại vùng mông.
  • Người bệnh bị hạn chế tầm vận động của khớp hông.
  • Xuất hiện cơn đau khi đi bộ lên cầu thang.
  • Cơn đau càng gia tăng sau thời gian ngồi lâu một chỗ.

Các triệu chứng này thường trở nên tồi tệ hơn sau khi thực hiện các hoạt động như leo cầu thang, đi bộ, ngồi mở rộng háng hoặc chạy nhanh. Ngược lại, dấu hiệu đau cũng có thể giảm đi sau khi người bệnh nằm xuống.

Tìm hiểu thêm: Khi nào nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da?

Hội chứng Piriformis: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Hội chứng Piriformis gây đau đớn cho người bệnh

Quy trình chẩn đoán hội chứng Piriformis

Trong nhiều tình huống, bác sĩ sẽ thường dựa vào thông tin về triệu chứng và lối sống hàng ngày từ bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán về hội chứng Piriformis. Bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán là thăm khám lâm sàng, trong đó bác sĩ kiểm tra sự co thắt hoặc giãn cơ Piriformis, thực hiện một loạt các động tác căng cơ để đánh giá mức độ đau.

Mặc dù không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán chắc chắn hội chứng Piriformis nhưng để loại trừ các nguyên nhân khác gây chèn ép dây thần kinh tọa như thoát vị đĩa đệm thì bác sĩ có thể đề xuất các kiểm tra bổ sung như sau:

  • Điện sinh lý (thử nghiệm FAIR): Đo lường tốc độ dẫn truyền chậm của dây thần kinh khi bị áp lực từ cơ tháp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan): Đây là phương pháp duy nhất cung cấp hình ảnh chi tiết về vùng cơ Piriformis và các dây thần kinh giúp phát hiện tình trạng viêm nhiễm hoặc chấn thương, đồng thời xác định sự co thắt phụ hoặc phình to.

Tóm lại, vì triệu chứng của hội chứng Piriformis có thể giống với nhiều bệnh khác, đặc biệt là đau thần kinh tọa do vấn đề cột sống thắt lưng nên việc chẩn đoán phân biệt hội chứng Piriformis và đau thần kinh tọa là yếu tố quyết định quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Hội chứng Piriformis: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Hội chứng ống cổ chân là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh

Cần chẩn đoán chính xác hội chứng Piriformis để có phương pháp điều trị đúng

Phương pháp điều trị hội chứng Piriformis

Nhằm kiểm soát hội chứng Piriformis, trước hết người bệnh cần tránh hoàn toàn các nguyên nhân gây bệnh như tư thế ngồi hoặc các hoạt động đặc biệt. Việc áp dụng chườm đá hoặc chườm nóng cũng có thể giảm đi triệu chứng đau. Ngoài ra, còn có những phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Sử dụng nhiệt nóng qua phương pháp sóng ngắn hoặc hồng ngoại, điện di ion thuốc, điện xung giúp giảm các triệu chứng của hội chứng Piriformis.
  • Thuốc uống: Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc giãn cơ trong quá trình chữa bệnh.
  • Thuốc tiêm: Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc corticoid hoặc botox để giảm căng cơ và chèn ép dây thần kinh. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy botox có hiệu quả hơn so với corticosteroids.
  • Điều trị nắn xương: Biện pháp này sẽ giúp giảm đau và tăng phạm vi chuyển động cho bệnh nhân bị hội chứng Piriformis.
  • Sử dụng dòng điện nhẹ iontophoresis: Đây cũng là một trong những phương pháp được nhiều bác sĩ thực hiện cho những người bị hội chứng Piriformis.
  • Phẫu thuật: Phương pháp cuối cùng có thể được bác sĩ khuyến cáo khi các phương pháp trên không hiệu quả đó chính là phẫu thuật.

Vì hội chứng Piriformis xuất phát từ hoạt động hàng ngày nên việc duy trì tư thế ngồi đúng, khởi động kỹ trước khi vận động và tăng cường hoạt động dần dần là vô cùng quan trọng. Khi xuất hiện cơn đau, người bệnh cần nghỉ ngơi và ngừng hoạt động cho đến khi có dấu hiệu thuyên giảm.

Đối với những người đã mắc bệnh, việc thường xuyên tham gia vật lý trị liệu giúp giảm nguy cơ tái phát hội chứng Piriformis. Nhóm người có nguy cơ cao cũng nên hiểu rõ về triệu chứng của hội chứng cơ hình lê để tìm kiếm sự giúp đỡ y tế khi cần thiết.

Trong bài viết này, chúng ta đã cũng KenShin tìm hiểu về hội chứng Piriformis. Đây là một vấn đề sức khỏe khá hiếm gặp nhưng lại có thể gây ra những triệu chứng đau đớn và phiền toái cho người bệnh. Vì thế chúng ta không được chủ quan, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh cần đi thăm khám ngay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *