Chụp X – quang đường tiêu hóa: Khi nào cần thực hiện? Quy trình ra sao?

Chụp X – quang đường tiêu hóa giúp bác sĩ đánh giá, theo dõi, chẩn đoán các tổn thương, bệnh lý bên trong đường tiêu hóa. Kỹ thuật này gồm có chụp X quang đường tiêu hóa trên (thực quản – dạ dày) và chụp X quang đường tiêu hóa dưới (khung đại tràng).

Bạn đang đọc: Chụp X – quang đường tiêu hóa: Khi nào cần thực hiện? Quy trình ra sao?

Đường tiêu hóa là hệ cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, đảm nhận chức năng chính là tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, các tổn thương và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chụp X – quang đường tiêu hóa trên và đường tiêu hóa dưới là một trong những phương pháp đánh giá đường tiêu hóa phổ biến và hiệu quả hàng đầu hiện nay.

Chụp X – quang đường tiêu hóa trên

Chụp X quang đường tiêu hóa trên là chụp X quang thực quản – dạ dày. Kỹ thuật này cần dùng đến sự hỗ trợ của thuốc cản quang. Các thuốc này chứa chất cản quang với khả năng hấp thụ tia X. Chúng làm cho phần cơ thể có chất cản quang bao phủ sáng rõ hơn trên ảnh chụp X quang. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát và đánh giá dễ dàng hơn.

Chụp X – quang đường tiêu hóa trên là gì?

Chụp X quang đường tiêu hóa trên là kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh để đánh giá phần đầu của ruột gồm thực quản, dạ dày, tá tràng. Máy chụp X quang sẽ phát ra các chùm tia X với bức xạ mạnh có khả năng đi xuyên qua cơ thể con người, kể cả xương hay cấu trúc nội tạng. Nhờ đó, nó có thể phản ánh lại hình ảnh bên trong – hình ảnh mà con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường – lên tấm chắn gọi là phim chụp X quang. Thông qua hình ảnh thu được này, bác sĩ có thể tìm ra các bất thường ở đường tiêu hóa trên (nếu có) và có thêm thông tin để chẩn đoán bệnh.

Chụp X - quang đường tiêu hóa: Khi nào cần thực hiện? Quy trình ra sao?

Không phải lúc nào người bệnh cũng cần chụp X quang đường tiêu hóa

Khi nào nên chụp X quang đường tiêu hóa trên?

Chụp X – quang đường tiêu hóa trên được bác sĩ chỉ định. Nếu không xuất hiện các triệu chứng về đường tiêu hóa, người bệnh không phải chụp X quang. Nhưng nếu có một trong các triệu chứng sau, bạn nên thực hiện xét nghiệm hình ảnh này:

  • Tình trạng ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, buồn nôn, khó tiêu hóa…
  • Bị đau bụng (cảm giác có thể tăng hoặc giảm trong khi ăn)
  • Nghi ngờ có tình trạng tắc nghẽn ở ruột
  • Tìm ra các vị trí hẹp ở đường tiêu hóa phía trên do hẹp môn vị, khối u, viêm loét…
  • Tìm ra vị trí viêm ruột, các vấn đề rối loạn nhu động ruột hay hội chứng kém hấp thụ dinh dưỡng của ruột.

Quy trình chụp X – quang đường tiêu hóa trên

Quy trình chụp X quang đường tiêu hóa trên gồm các bước sau:

  • Người bệnh được hướng dẫn ăn ít chất xơ trước ngày chụp X quang. Thậm chí bác sĩ có thể yêu cầu không được ăn, hút thuốc sau nửa đêm trước ngày chụp.
  • Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân thay trang phục, tháo bỏ tạm thời trang phục và phụ kiện kim loại.
  • Người bệnh sẽ được chụp X quang trước khi uống thuốc cản quang. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn họ nuốt hợp chất này nhiều lần trong quá trình chụp. Trong suốt quá trình xét nghiệm, tổng lượng hợp chất Barium sulfate có thể bệnh nhân sẽ phải uống từ 240 ml – 600 ml. Một số bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc cản quang sẽ được sử dụng chất tương phản khí để thay thế.
  • Bằng cách sử dụng tia X, bác sĩ quang tuyến có thể quan sát lượng barium chảy xuống đường tiêu hóa. Giường nằm chụp X quang sẽ được thay đổi vị trí để barium chảy xuống cơ thể người bệnh.
  • Kỹ thuật viên có thể dùng tay tì nhẹ lên bụng của người bệnh. Họ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân ho để bác sĩ dễ dàng quan sát dòng chảy của barium.

Chụp X – quang đường tiêu hóa trên sẽ được chụp lại trong khoảng 30 – 40 phút. Một số trường hợp người bệnh được yêu cầu quay lại phòng chụp sau 24 giờ để chụp thêm hình ảnh. Nếu người bệnh được chỉ định làm thêm xét nghiệm ruột non, tổng thời gian chụp X quang có thể kéo dài 2 – 6 tiếng.

Tìm hiểu thêm: BCG vaccine là gì? Chi phí tiêm chủng như thế nào?

Chụp X - quang đường tiêu hóa: Khi nào cần thực hiện? Quy trình ra sao?
Quá trình chụp X – quang đường tiêu hóa diễn ra dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên

Chụp X – quang đường tiêu hóa dưới (khung đại tràng)

Đại tràng nằm ở gần cuối của ống tiêu hóa, có phần trên nối với ruột non và phần dưới nối với ống hậu môn. Chiều dài đại tràng trung bình của người Việt khoảng 1,48m và chiếm khoảng 1/5 tổng chiều dài của ống tiêu hóa.

Chụp X – quang khung đại tràng là gì?

Chụp X quang đại tràng dùng thuốc cản quang thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp cần chẩn đoán các bệnh lý về đại tràng, trong đó có ung thư đại tràng. Hiện nay, có hai kỹ thuật chụp đại tràng là dùng cản quang đơn và cản quang kép để bộc lộ rõ các tổn thương ở niêm mạc đại tràng, tổn thương trong thành đại tràng và tổn thương đè ép từ bên ngoài đại tràng.

Chụp X quang đại tràng cản quang đơn thường dùng để đánh giá các tình trạng như: Tắc đại tràng, rò đại tràng, bệnh nhân là người yếu sức, người già, người bệnh nặng. Chụp X quang cản quang kép thường được chỉ định khi cần phát hiện bệnh viêm ruột, cần đánh giá trực tràng một cách chi tiết hay cần phát hiện các tổn thương nhỏ dưới 1cm.

Quy trình chụp X – quang đại tràng

Để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, người bệnh sẽ được hướng dẫn chế độ ăn ít chất xơ trước đó 2 ngày. Người bệnh cũng không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì từ sau nửa đêm, trước giờ chụp X quang ít nhất 12 giờ. Để làm rỗng đại tràng, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn uống thuốc nhuận tràng vào đêm trước. Nếu cần làm sạch đại tràng hơn nữa, người bệnh có thể được yêu cầu dùng thuốc xổ vài giờ trước khi tiến hành thủ thuật.

Chụp X - quang đường tiêu hóa: Khi nào cần thực hiện? Quy trình ra sao?

>>>>>Xem thêm: Chấn thương mũi có nguy hiểm không?

Toàn bộ quá trình chụp X quang đại tràng thường mất khoảng 30 đến 60 phút

Quy trình chụp X – quang đường tiêu hóa dưới – khung đại tràng sẽ diễn ra như sau:

  • Bệnh nhân được hướng dẫn tháo bỏ phụ kiện, trang sức bằng kim loại và thay trang phục chuyên dụng theo yêu cầu.
  • Người bệnh được yêu cầu nằm nghiêng trên bàn chụp. Chất bôi trơn trực tràng được đưa vào để hỗ trợ cho việc bơm thuốc cản quang vào khung đại tràng được thuận lợi hơn.
  • Khi đại tràng được bơm đầy thuốc cản quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đại tiện nhưng cần giữ lại thuốc bằng cách hít thở bình tĩnh.
  • Dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên, người bệnh xoay người theo các tư thế khác nhau trên bàn chụp để toàn bộ khung đại tràng được bao phủ chất cản quang.
  • Đôi khi, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh nín thở hoặc dùng tay ấn mạnh vào bụng và xương chậu của bạn. Tất cả nhắm mục đích thu được hình ảnh đại tràng tốt hơn ở nhiều góc độ khác nhau. Khi chụp X quang, người bệnh cần giữ nguyên tư thế để tránh hình ảnh bị mờ nhòe.

Chụp X – quang đại tràng giúp phát hiện bệnh gì?

Chụp X quang đại tràng có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc:

  • Phát hiện các bất thường về kích thước của đại tràng như đại tràng ngắn bẩm sinh, đại tràng dài hoặc các bất thường bề mặt đại tràng.
  • Phát hiện bệnh phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung) gây táo bón mãn tính ở trẻ em.
  • Phát hiện các polyp đại tràng tăng sản, polyp mô thừa hay polyp u tuyến (tiền thân của ung thư đại trực tràng).
  • Phát hiện tình trạng tăng sản lympho khi chụp X quang có thể phát hiện các nang lympho đường kính nhỏ chỉ 1 – 3mm.
  • Phát hiện bệnh lý viêm đại tràng qua hình ảnh đại tràng có ổ loét, giả polyp hay đại tràng hình ống.

Chụp X – quang đường tiêu hóa trên hay dưới với thuốc cản quang đều là kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh quan trọng trong đánh giá các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh nên chọn cơ sở y tế uy tín để được chụp X quang với thiết bị hiện đại và được chẩn đoán bệnh bởi các bác sĩ giỏi chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *