Tia X được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phổ biến và được nhiều người biết đến nhất là lĩnh vực y học. Hầu hết chúng ta đều biết đến khái niệm tia X thông qua chụp X quang. Vậy mức độ phóng xạ khi chụp X quang có đủ để gây nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Mức độ phóng xạ khi chụp X quang có đủ để gây nguy hiểm không?
Tia X là một dạng tia bức xạ mạnh có thể chiếu xuyên qua các vật thể, trong đó có cả cơ thể con người. Nó đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong y học, điển hình nhất là trong kỹ thuật chụp X quang. Nhiều người lo lắng tác dụng phụ do tia X phát ra từ máy chụp X quang gây ra. Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải thắc mắc mức độ phóng xạ khi chụp X quang có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?
Contents
Đôi điều về tia X và kỹ thuật chụp X quang
Tia X là một dạng bức xạ điện từ và nó được đánh giá là có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh những lợi ích mà nó mang lại vượt trội hoàn toàn so với những nguy cơ tiềm ẩn mà nó có thể mang đến. Một minh chứng điển hình nhất mà tất cả chúng ta đều biết rõ, đó là tia X được ứng dụng trong kỹ thuật chụp X quang.
Chụp X quang đã được sử rộng rộng rãi trong ngành y tế toàn thế giới hơn 100 năm qua. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh vô cùng quan trọng và hiệu quả, góp phần vào việc chẩn đoán, phát hiện bệnh lý và cứu sống vô số bệnh nhân từ khi nó ra đời.
Nguyên lý chụp X quang là toàn bộ hoặc một phần cơ thể của người bệnh sẽ được máy chụp X quang chiếu tia X đến. Tia X sẽ xuyên qua các mô, tế bào trong cơ thể và phản ánh hình ảnh các cấu trúc bên trong cơ thể lên tấm phim chụp X quang. Đây là những hình ảnh mà chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường.
Mức độ phóng xạ khi chụp X quang
Vì tia X là dạng tia bức xạ mạnh nên điều khiến hầu hết bệnh nhân quan tâm khi được bác sĩ chỉ định chụp X quang là mức độ phóng xạ khi chụp X quang có gây nguy hiểm không?
Thực tế, tất cả chúng ta vẫn đều đang phải tiếp xúc với một lượng bức xạ nền nhất định trong môi trường sống hàng ngày. Tuy nhiên, nồng độ tiếp xúc với cơ thể của chúng rất thấp, đến nỗi chúng ta chẳng thể nhận ra sự tồn tại và tác động của chúng.
Đối với chụp X quang, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, cường độ, bước sóng của tia X sẽ được điều chỉnh ở mức phù hợp. Mỗi hình thức chụp X quang, vị trí cơ thể cần khảo sát sẽ sử dụng liều lượng và loại tia X khác nhau. Để dễ hiểu, mức độ phóng xạ khi chụp X quang được các nhà khoa học so sánh với lượng bức xạ nền mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày như sau:
Chụp X quang ngực |
Mức độ phóng xạ tương đương với 2,4 ngày bức xạ nền tự nhiên |
Chụp X quang sọ |
Mức độ phóng xạ tương đương với 12 ngày bức xạ nền tự nhiên |
Chụp X quang cột sống thắt lưng |
Mức độ phóng xạ tương đương với 6 tháng bức xạ nền tự nhiên |
Chụp X quang thực quản – dạ dày – ruột non |
Mức độ phóng xạ tương đương với 2 năm bức xạ nền tự nhiên |
Chụp X quang đại tràng có baryte |
Mức độ phóng xạ tương đương với 2,7 năm bức xạ nền tự nhiên |
Những số liệu tham khảo trên đây là số liệu được ước tính trong trường hợp người chụp X quang là người trưởng thành. Trẻ em là nhóm đối tượng nhạy cảm, dễ bị tác động bởi phóng xạ từ tia X.
Tìm hiểu thêm: Bấm huyệt chữa đột quỵ: Phương pháp hiệu quả, an toàn
Ảnh hưởng của tia X nếu không được dùng đúng cách
Chụp X quang có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu mức độ phóng xạ khi chụp X quang qua các con số ước tính trên đây. Trong hầu hết các trường hợp, chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có độ an toàn cao. Người bệnh không cần lo lắng quá nhiều nếu được chụp X quang đúng quy trình, với thiết bị đảm bảo an toàn, với kỹ thuật viên có kinh nghiệm và tần suất chụp X quang không quá 5 – 7 lần/năm. Một số trường hợp, người bệnh bị nóng rát da sau khi chụp X quang cũng có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị.
Còn nếu ngược lại, hãy cùng xem những ảnh hưởng của tia X khi không được dùng đúng cách sẽ thế nào:
- Tia X chiếu vào da khoảng vài giờ, các vết đỏ bất thường trên da sẽ xuất hiện. Vùng da tiếp xúc với tia X có thể bị phồng rộp ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc khi chiếu tia X trong thời gian dài hơn và cường độ cao hơn.
- Tia X có thể làm biến đổi tế bào, dẫn đến những sự phát triển bất thường ở thai nhi trong bụng mẹ như: Dị tật bẩm sinh, bệnh bạch cầu, bệnh ung thư…
- Tia bức xạ X có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể khi tiếp xúc nhiều với mắt.
- Tia bức xạ X có thể làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng của tinh hoàn, buồng trứng, làm tăng nguy cơ ung thư vú, suy thoái tuyến tiền liệt.
- Tia X cũng có thể hủy hoại mạch máu nhỏ, làm tăng nguy cơ suy tim và biến chứng của bệnh tim mạch.
- Khi xuyên qua xương, tia X cường độ cao làm suy yếu tủy xương, từ đó làm giảm khả năng sản xuất máu, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu hay bệnh máu trắng.
- Khi tác động đến ruột, tia bức xạ X có thể làm giảm khả năng hấp thu, gây rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Wonder week 19: Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của con
Mức độ phóng xạ khi chụp X quang là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng khi được chỉ định chụp X quang. Đây luôn là kỹ thuật quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Tia X được ứng dụng trong kỹ thuật chụp X quang luôn có nhiều lợi ích hơn nguy cơ. Các kỹ thuật chụp X quang hiện đại luôn kiểm soát được lượng bức xạ ở mức an toàn, đảm bảo mang đến hình ảnh rõ nét mà vẫn hạn chế nguy cơ nhiễm phóng xạ. Và điều quan trọng nhất, tất cả chúng ta đều chỉ nên chụp X quang theo chỉ định của bác sĩ. Khi thăm khám bệnh, chúng ta cũng nên lựa chọn địa chỉ uy tín, tin cậy để được thăm khám và sử dụng dịch vụ chụp X quang chất lượng.