Trạng thái tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể được gọi là ngừng tuần hoàn. Một trong những vấn đề đáng lưu ý của hồi sức sau ngừng tuần hoàn là tổn thương thần kinh. Trong bài viết sức khỏe dưới đây, KenShin sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn
Tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn là gì? Tiên lượng sống sót của người bệnh sau ngừng tuần hoàn ra sao và phương pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn như thế nào? Bài viết dưới đây của KenShin sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cụ thể và chính xác.
Contents
Tổng quan về tình trạng tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn
Trên thực tế, hoạt động của não sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính bao gồm lưu lượng máu lên não, oxy và glucose.
Ngừng tuần hoàn xảy ra khi có sự giảm nghiêm trọng lưu lượng máu não, oxy và glucose cho não. Vậy bạn biết gì về tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn?
Tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn là nguyên nhân quan trọng khiến cho tỷ lệ tử vong ở những người bệnh có tuần hoàn trở lại tăng lên. Ngừng tuần hoàn làm mất cơ chế tự điều hòa của não gây ra tình trạng giảm tưới máu não, thiếu glucose não và gây tổn thương tế bào thần kinh.
Bình thường mức ổn định của lưu lượng máu não là 50ml/100gr tổ chức não trong 1 phút, huyết áp động mạch dao động trong khoảng 50 – 150mmHg. Khi huyết áp động mạch giảm thấp, nhờ vào tính tự điều hòa hệ mạch não mà mạch máu não sẽ giãn ra và ngược lại khi huyết áp động mạch tăng thì mạch máu não sẽ co lại. Tế bào não có thể sống được khi lưu lượng máu não trên 20ml/kg/phút và mạch máu não sẽ giãn tối đa khi lưu lượng máu não dưới ngưỡng này. Lúc này, sự sống của tế bào não sẽ phụ thuộc trực tiếp vào thời gian thiếu máu não.
Tế bào não được cho là tế bào đặc biệt nhất cơ thể. Khi tế bào não bị tổn thương thì sẽ không thể tái tạo hay bù đắp được như các tế bào khác. Ở điều kiện bình thường, 5 phút là thời gian chịu đựng tối đa của não khi thiếu hụt oxy. Trong một số trường hợp đặc biệt như ngừng tim khi hạ thân nhiệt, ngừng tim có sử dụng thuốc giảm tiêu thụ oxy não… thì khả năng chịu đựng thiếu oxy của tế bào não có thể kéo dài hơn.
Khoảng thời gian 5 phút được gọi là giai đoạn chết lâm sàng và lúc này người bệnh cần được cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức nhằm cung cấp lại máu và oxy cho não thì mới có hy vọng cứu sống.
Nếu việc hồi sức sau ngừng tuần hoàn tiến hành sau khoảng thời gian này thì các tế bào não sẽ bị tổn thương, không còn khả năng hồi phục và người bệnh sẽ rơi vào giai đoạn chết não.
Bên cạnh đó, để có thể duy trì hoạt động một cách tối ưu thì tế bào não cần glucose làm năng lượng. Khi ngừng tuần hoàn sẽ dẫn đến thiếu glucose não, não sẽ ngừng hoạt động và dẫn đến tổn thương không hồi phục.
Vị trí tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn?
Các chuyên gia y tế chia vị trí tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn thành 2 nhóm chính bao gồm:
- Vùng hay bị tổn thương: Vỏ não, tiểu não, hạch nền.
- Vùng ít bị tổn thương: Thân não, vùng dưới đồi và đồi thị.
Thời gian ngừng tuần hoàn khiến thần kinh bị tổn thương cụ thể như sau:
- Sau ngừng tuần hoàn, sau 8 – 10 giây người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mất ý thức.
- Sau 3 – 4 phút, các tế bào não sẽ bị tổn thương không hồi phục.
- Trong 2 – 3 giờ kể từ khi ngừng tuần hoàn, tim vẫn đập trong tình trạng thiếu oxy.
Tiên lượng sống sót của người bệnh sau ngừng tuần hoàn
Ngừng tuần hoàn là tình trạng vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong tương đối cao. Theo kết quả thống kê tại Hoa Kỳ, ngừng tuần hoàn xảy ra ngoài bệnh viện có tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%, chỉ có 45% số ca sống sót trong tổng số người bệnh tim đập trở lại và trong số ca sống sót đó chỉ có khoảng 30% ra viện. Nguyên nhân là do tác động của hội chứng sau ngừng tuần hoàn.
Quá trình bệnh lý này đặc chứng bởi 3 tổn thương chính đó là tổn thương não sau ngừng tuần hoàn, rối loạn chức năng cơ tim sau ngừng tuần hoàn và đáp ứng với thiếu máu cục bộ/tái tưới máu hệ thống.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ nghiêm trọng của các tổn thương nêu trên không đồng nhất là tổn thương não vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh tử vong. Biểu hiện lâm sàng tiên lượng biến chứng thần kinh trầm trọng cụ thể như sau:
- Sau 72 giờ ngừng tuần hoàn không có phản xạ đồng tử ánh sáng.
- Trong 72 giờ kể từ khi ngừng tuần hoàn, người bệnh xuất hiện tình trạng giật cơ.
- Người bệnh liên tục không có phản ứng trên điện não đồ khi có kích thích từ bên ngoài trong vòng 72 giờ sau khi ngừng tuần hoàn.
- Sau khi làm ấm cơ thể trở lại, người bệnh xuất hiện trạng thái động kinh.
Tìm hiểu thêm: Cortisol là gì? Giá trị bình thường của nồng độ cortisol trong máu?
Phương pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn
Khi bị ngừng tuần hoàn, người bệnh cần được cấp cứu nhanh chóng để có hy vọng sống sót. Dưới đây là trình tự thực hiện các bước sơ cứu ngừng tuần hoàn, bạn đọc có thể tham khảo:
- Khai thông đường thở: Với những trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn đường thở do dịch tiết, mắc dị vật hay tụt lưỡi… thì khai thông đường thở là bước đầu tiên cần thực hiện. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể áp dụng các biện pháp phù hợp.
- Thổi ngạt cho người bệnh: Hai phương pháp thổi ngạt cho người bệnh bao gồm thổi miệng – mũi và thổi miệng – miệng, trong đó phương pháp thổi miệng – miệng được sử dụng phổ biến hơn. Quá trình thực hiện cần khẩn trương và đúng kỹ thuật.
- Ép tim ngoài lồng ngực: Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần tiến hành kết hợp xen kẽ 2 phương pháp ép tim và thổi ngạt. Thông thường, một chu kỳ hồi sinh tim phổi được tính bằng 30 lần ép tim kèm 2 lần thổi ngạt. Điều quan trọng nhất giúp đạt được hiệu quả là bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật.
- Ngoài ra, người bệnh ngừng tuần hoàn có thể được cấp cứu bằng phương pháp nâng cao như tiêm thuốc kích thích thụ thể adrenergic giúp hồi phục nhịp tim hoặc phá rung bằng sốc điện với dòng điện có hiệu điện thế thấp, cường độ lớn nhằm khôi phục khả năng của hệ thần kinh tim.
Một số dấu hiệu cho thấy kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn đã đạt được hiệu quả bao gồm môi người bệnh ấm và hồng trở lại, đồng tử co, trong trường hợp thiếu oxy não chưa lâu thì người bệnh lúc này vẫn còn khả năng hồi phục. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu cho thấy sự sống có thể kể đến như nhịp thở, nhịp tim, hồi phục ý thức trở lại…
Có thể thấy rằng, ngừng tuần hoàn là vấn đề vô cùng nghiêm trọng và trong một thời gian ngắn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, việc cấp cứu ngừng tuần hoàn kịp thời là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sống sót của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Chiều cao cân nặng bé gái 9 tuổi như thế nào là lý tưởng?
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn và phương pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn mà KenShin muốn chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng, những thông tin sức khỏe này có thể giúp ích được bạn trong cuộc sống. Mong rằng bạn sẽ luôn đồng hành và dõi theo KenShin.