Cách cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt đối với trẻ bị thiếu máu

Các triệu chứng thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em ngày càng phổ biến hơn khi các bậc phụ huynh không chú trọng vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ, dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ chất sắt đáp ứng nhu cầu tạo hemoglobin – đóng vai trò vận chuyển oxy cho tế bào hồng cầu trong máu.

Bạn đang đọc: Cách cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt đối với trẻ bị thiếu máu

Các biểu hiện thiếu máu ở trẻ thường khó nhận biết và không được can thiệp sớm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, thậm chí có thể gây ra các bệnh về rối loạn tâm thần hoặc vận động, cơ thể luôn xanh xao, cơ địa yếu,… Do đó mà các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi các biểu hiện thiếu máu ở trẻ để giải quyết kịp thời cho trẻ, bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến các bố mẹ các dấu hiệu điển hình và cách chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.

Hiện tượng thiếu máu ở trẻ em là gì?

Hồng cầu đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các bộ phận của cơ thể, đứa trẻ bị thiếu máu sẽ không có đủ hồng cầu hoặc hemoglobin dẫn đến các bộ phận sẽ không được đáp ứng đủ oxy để duy trì các hoạt động và trẻ bắt đầu có các dấu hiệu xanh xao, mệt mỏi, mất tập trung, trí nhớ kém.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cách kiểm tra để xác định tình trạng thiếu máu ở trẻ là dựa vào lượng hemoglobin và mức tiêu chuẩn ở các độ tuổi bao gồm:

  • Trẻ em từ 6 tháng – 6 tuổi bị thiếu máu khi: Hemoglobin dưới 110g/lít.
  • Trẻ em từ 6 – 14 tuổi bị thiếu máu khi: Hemoglobin dưới 120g/lít.

Cách cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt đối với trẻ bị thiếu máu

Thiếu máu ở trẻ em là hiện tượng gì?

Các dấu hiệu phổ biến khi bị thiếu máu

Để biết được trẻ đang bị thiếu máu, bên cạnh thực hiện các chẩn đoán xét nghiệm hoặc kiểm tra sức khỏe thì các bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu điển hình dưới đây để kịp thời cải thiện cho trẻ.

Cơ thể xanh xao

Lượng tế bào hồng cầu ít đi sẽ làm cho da trở nên xanh xao, cũng là biểu hiện nhận biết cơ bản của bệnh thiếu máu khi bố mẹ cảm thấy da bé xanh xao và yếu ớt hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Vận động yếu ớt, không linh hoạt

Tế bào hồng cầu vận chuyển oxy thấp nên các cơ quan không thể hoạt động như bình thường mà sẽ trở nên chậm chạp hơn vì không đủ oxy, lúc này bé sẽ có biểu hiện lừ đừ, ít vận động,… Đối với trẻ đã đi học thì khả năng ghi nhớ và tập trung sẽ bị giảm sút rõ rệt.

Cách cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt đối với trẻ bị thiếu máu

Thiếu máu dẫn đến suy giảm khả năng tập trung ghi nhớ ở trẻ

Nhịp tim nhanh hơn

Oxy không đủ để cung cấp cho các tế bào làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn để cố gắng vận chuyển oxy, do đó trẻ sẽ có hơi thở gấp vì nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.

Hệ miễn dịch suy giảm

Thiếu hồng cầu làm cho sức đề kháng bị suy giảm dễ khiến cơ thể gặp rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp.

Trẻ biếng ăn

Khi cơ thể đang mệt mỏi thì trẻ cũng trở nên biếng ăn hơn, cũng là dấu hiệu mà phần lớn các bố mẹ thường chủ quan nhất vì cho rằng trẻ lười ăn vì thời tiết, vì trẻ đang trải qua các cột mốc mọc răng,… Nhưng ít ai nghĩ rằng trẻ bị thiếu máu.

Tuy nhiên ở một số trường hợp thiếu máu ở trẻ thì nguyên nhân xuất phát từ cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng để sản sinh hồng cầu và làm cho căn bệnh vốn thêm nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không?

Cách cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt đối với trẻ bị thiếu máu
Khi cơ thể mệt mỏi thì trẻ cũng trở nên biếng ăn hơn bình thường

Các nguyên nhân thường gặp làm trẻ bị thiếu máu

Có 3 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở trẻ, bao gồm:

Hồng cầu sản sinh ít

Trẻ bị thiếu máu khi cơ thể không tạo đủ hemoglobin, khiến lượng hồng cầu suy giảm và không vận chuyển được oxy đến cơ thể.

Mất máu nhiều

Khi bé bị mất máu nhiều trong các trường hợp như nôn ói, tai nạn,… Thì hồng cầu không đủ để đáp ứng ngay lập tức, cơ thể sẽ bị thiếu máu. Ngoài ra còn có thêm một số nguyên nhân khác như trẻ sinh non, trẻ bị ngộ độc đồng, trẻ bị nhiễm trùng nặng,…

Hồng cầu bị vỡ

Hồng cầu sẽ có nhiều hình dáng linh hoạt để đi qua các đoạn mạch nhỏ, nhưng nếu hồng cầu có hình dạng bất thường quá to so với mạch máu nhỏ sẽ làm quá trình di chuyển bị gián đoạn và sẽ bị vỡ gây thiếu máu.

Cách cải thiện khả năng hấp thụ sắt cho trẻ

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ phát triển rất nhanh và nhu cầu lượng sắt hấp thụ cũng nhiều hơn. Sắt cần thiết cho quá trình tăng trưởng các mô và khối lượng hồng cầu, thậm chí nhu cầu sắt cho thể trọng trẻ em cao hơn so với người trưởng thành, dưới đây là một số gợi ý tham khảo để tăng tỷ lệ hấp thụ sắt cho trẻ nhỏ.

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi nên cho trẻ bú sữa mẹ và kéo dài ít nhất là 6 tháng đầu đời.
  • Bố mẹ nên tập trung bổ sung cho con các thực phẩm giàu chất sắt có nguồn từ động vật như gà, bò, trứng, sữa, nhóm hải sản,… Vì nhóm thực phẩm này có tỷ lệ hấp thụ sắt cao, đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ.
  • Bổ sung song song cho bé với các thực phẩm giàu chất sắt có nguồn thực vật như đậu xanh, đậu đen, lạc vừng,… Để gia tăng khả năng hấp thụ chất sắt thì bố mẹ nên cho con ăn nhiều thức ăn giàu vitamin C như rau và quả chín có màu cam (cam, quýt, bưởi,…).
  • Thực hiện tẩy giun sán định kỳ vì giun sán là một trong nhiều nguyên nhân phổi biến dẫn đến thiếu máu ở trẻ.
  • Sử dụng thêm thực phẩm sức khỏe bổ sung sắt cho trẻ Buona Ferrodue được sản xuất tại Ý giúp bổ sung sắt II bisglycinate cho cơ thể, hỗ trợ tạo hồng cầu giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, làm tăng khả năng hấp thụ sắt bisglycinate và an toàn cho bé.

Cách cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt đối với trẻ bị thiếu máu

>>>>>Xem thêm: Những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ bạn nên tránh

Sắt hữu cơ Buona Ferrodue nhỏ giọt dễ sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hy vọng qua thông tin trong bài viết trên từ KenShin, bạn đọc có thể biết được khi trẻ thiếu máu sẽ có các dấu hiệu gì, từ đó có thể phát hiện sớm những bất thường và có những cách cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra khi thiếu máu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *