Hẹp bóng Vater khiến cho con đường dẫn dịch tiêu hóa từ cơ quan đích về tá tràng gặp nhiều cản trở. Và điều này sẽ làm phát sinh hàng loạt những triệu chứng bất thường như: Đau bụng, khó tiêu, vàng da, mẩn ngứa,…
Bạn đang đọc: Hẹp bóng Vater: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bóng Vater là một khái niệm tương đối lạ tai với nhiều người và hẹp bóng Vater thì lại càng hiếm khi nghe thấy. Tuy nhiên bộ phận này và các vấn đề xoay quanh nó đã được phát hiện từ cuối thế kỷ 20. Và để biết thêm chi tiết, bạn hãy lướt ngay xuống bài viết này.
Contents
Hẹp bóng Vater là gì?
Bóng Vater còn có tên gọi khác là nhú tá lớn, nó nằm ngay giữa đoạn thứ 2 của khu vực tá tràng (phần ruột non nối liền với dạ dày). Đây chính là nơi đổ vào của 2 loại dịch tiêu hóa đặc biệt quan trọng là dịch tụy và dịch mật. Bao quanh khu vực này là cơ vòng Oddi, một cấu trúc cơ định vị ngay điểm hợp lưu giữa ống mật chủ và ống tụy. Và trạng thái hoạt động của tổ chức trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phóng thích dịch tiêu hóa vào tá tràng.
Hẹp bóng Vater là một thuật ngữ mang tính cửa miệng và không hoàn toàn chính xác. Về bản chất, đó chính là hiện tượng xơ hóa hoặc viêm cơ nhú tá tràng. Ngoài ra, rối loạn cơ vòng Oddi, sự xuất hiện của vật cản (sỏi ống mật chủ) cũng là lý do khiến bóng Vater bỗng nhiên hẹp lại (không mang tính chu kỳ).
Nguyên nhân phát sinh
Như đã nhắc đến ở trên, hẹp nhú tá lớn có thể phát sinh do những nguyên nhân cơ bản dưới đây:
- Ống mật chủ có sỏi và thành phần trên di chuyển theo đường dẫn đến nhú tá lớn, từ đó làm hẹp tổ chức này và khiến dịch mật, dịch tụy không thể bài xuất vào tá tràng.
- Viêm và xơ hóa cơ nhú khiến lòng ống bên trong mất khả năng đàn hồi, dần co hẹp lại và làm cản trở sự lưu thông của dịch tiêu hóa.
- Sự rối loạn hoạt động của cơ vòng Oddi, cơ co thắt đột ngột khiến bóng Vater bị thu nhỏ về mặt thể tích.
- Sự bất thường trong cấu trúc của cơ vòng Oddi phát sinh do viêm tụy mạn tính, tái phát nhiều lần.
- Tổn thương thứ phát sau khi tiến hành phẫu thuật lấy sỏi mật và để lại những sẹo lớn ở khu vực bóng Vater.
- Sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm tá tràng lên bóng Vater và gây thương tổn ở cơ quan này.
Nhìn chung, các nguyên nhân gây nên hiện tượng hẹp nhú tá lớn vẫn đang trong vòng tranh luận và chưa có một lời giải đáp chính xác cho từng trường hợp. Bệnh nhân gặp phải vấn đề này có thể phát sinh do một hoặc vài ba nguyên nhân. Trong đó, hẹp nhú mật thứ phát hay nguyên phát hiện chưa thể phân biệt rạch ròi và vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Triệu chứng
Triệu chứng của hẹp bóng Vater rất giống với triệu chứng của các bệnh về đường mật, tụy. Và dưới đây là những dấu hiệu điển hình nhất:
- Thường xuyên đau bụng vùng thượng vị;
- Tiêu hóa kém, có thể bị tiêu chảy, phân có mỡ;
- Xuất hiện dấu hiệu vàng da;
- Nôn mửa, ăn không ngon;
- Đau lưng.
Vì những dấu hiệu trên mang tính phổ biến ở phần lớn các bệnh nhân viêm túi mật, viêm tụy, sỏi mật,… nên để phân biệt, các bác sĩ cần làm thêm nhiều xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng để loại trừ các nguyên nhân khác trước khi đi đến kết luận cuối cùng.
Phương pháp chẩn đoán hẹp bóng Vater
Để chẩn đoán hẹp nhú tá lớn, người ta thường sử dụng một số kỹ thuật sau:
- Chụp mật đồ;
- Đo tốc độ dòng chảy của dịch mật;
- Thăm dò nhú mật.
Chụp mật đồ sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy những dị tật bẩm sinh hoặc các vết sẹo trên đường dẫn cũng như nhú mật. Bên cạnh đó, sỏi mật – yếu tố gây tắc nghẽn hàng đầu cũng sẽ được hiển thị rõ qua phương pháp chẩn đoán này.
Việc đo tốc độ dòng chảy của dịch mật và so sánh nó với trị số bình thường sẽ giúp bác sĩ nhận ra sự bất thường trong lòng ống mật (thiết diện ngang lớn hoặc bé hơn bình thường, có sự xuất hiện của vật cản hay không).
Trong trường hợp các triệu chứng trên phát sinh ở người đã phẫu thuật cắt túi mật thì tùy vào kết quả của việc nội soi mật tụy ngược dòng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Nếu trong quá trình thực hiện kỹ thuật, bác sĩ không thể đưa ống dò vào nhú hoặc khi sử dụng thuốc nhuộm gắn kết, chất lỏng này dẫn ra ngoài với tốc độ rất chậm thì nhiều khả năng do hẹp nhú mật gây ra.
Tìm hiểu thêm: Cách xử trí và phòng ngừa trong trường hợp bị dị ứng cá biển
Để biết chi tiết hơn thì trong một số trường hợp, chuyên gia y tế còn tiến hành mở nhú mật qua nội soi để đánh giá thực trạng của vấn đề. Khi đó nhú có bị viêm nhiễm, xơ hóa, co hẹp hay không và co hẹp ở mức độ nào đều sẽ được làm rõ. Ngoài ra, việc thăm dò qua nội soi cơ thắt Oddi cũng được đánh giá rất cao về khả năng chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên phương pháp này lại không được sử dụng phổ biến vì nó có chi phí rất tốn kém.
Lưu ý, các phương pháp chẩn đoán này không được khuyến cáo cho mọi trường hợp mà tùy vào mức độ bệnh lý và cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn an toàn, hiệu quả và phù hợp nhất.
Định hướng điều trị
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến hẹp nhú tá lớn do những nguyên nhân lành tính. Và cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh lý này không gì khác ngoài phương pháp phẫu thuật triệt căn.
Thực tế cho thấy đa phần hẹp nhú mật thường do sỏi mật gây ra, một số ít trường hợp phát sinh từ sự rối loạn hoạt động chức năng của cơ vòng Oddi và các yếu tố lân cận. Vậy nên sau khi chẩn đoán chính xác căn nguyên, bác sĩ sẽ tiến hành mở đường mật để loại bỏ vật cản hoặc cắt cơ vòng Oddi, từ đó giúp cải thiện nhanh các triệu chứng do hẹp nhú mật gây ra.
>>>>>Xem thêm: Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm?
Tỉ lệ tai biến trong phẫu thuật điều trị hẹp nhú tá lớn là khá thấp, không những vậy chúng có thể áp dụng thành công trên nhiều cơ địa khác nhau. Vậy nên hầu hết các bệnh nhân đều chấp nhận phương thức can thiệp này.
Ngoài ra, riêng với trường hợp rối loạn cơ vòng Oddi thì bác sĩ còn đề xuất phương pháp điều trị không phẫu thuật, đó là tiến hành ăn kiêng kết hợp dùng thuốc kháng Cholinergic. Bên cạnh đó, thuốc Nitrat cũng được xem là có hiệu quả trong việc cải thiện chứng hẹp nhú tá lớn do rối loạn cơ vòng Oddi gây ra.
Hi vọng bài chia sẻ trên của KenShin có ích với các bạn, hẹp bóng Vater là một vấn đề sức khỏe lành tính, có khả năng đáp ứng điều trị tốt khi can thiệp bằng phẫu thuật. Vậy nên mỗi chúng ta hãy chú ý đến những dấu hiệu đặc trưng để nhanh chóng nhận diện ra chúng, từ đó có thể chủ động thăm khám và ngăn chặn bệnh lý này từ giai đoạn sớm.