Các loại rối loạn cảm giác thường gặp và cách điều trị

Rối loạn cảm giác có thể làm tăng hoặc giảm độ nhạy cảm với các cảm giác đầu vào, chẳng hạn như ánh sáng, âm thanh và xúc giác. Việc phát hiện sớm và phân loại chính xác các loại rối loạn cảm giác là chìa khóa để điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: Các loại rối loạn cảm giác thường gặp và cách điều trị

Rối loạn cảm giác là một khiếm khuyết của cơ thể, thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài cũng như sự phát triển toàn diện ở trẻ. Vậy, rối loạn cảm giác là gì? Có các loại rối loạn cảm giác nào?

Rối loạn cảm giác là gì?

Rối loạn cảm giác là tình trạng thần kinh gặp vấn đề trong việc tiếp nhận thông tin thu được bằng thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác và chuyển đổi các thông tin thành phản ứng vận động hay hành vi thích hợp đến các giác quan.

Rối loạn cảm giác có thể khiến cho người bệnh trở nên quá nhạy cảm hoặc phản ứng quá chậm, thậm chí không nhận biết được những tín hiệu từ thế giới xung quanh. Trẻ em là đối tượng có khả năng mắc bệnh rối loạn cảm giác cao hơn so với người lớn.

Các loại rối loạn cảm giác thường gặp và cách điều trị

Rối loạn tăng cảm giác là một trong số các loại rối loạn cảm giác thường gặp

Có một số tranh luận giữa các bác sĩ về việc liệu rối loạn cảm giác có phải là một chứng rối loạn riêng biệt hay không. Hiện tại, rối loạn cảm giác không được công nhận là chẩn đoán y tế chính thức. Mặc dù vậy, đó là một cách để xác định những người có thể cần được chú ý thêm trong lĩnh vực này.

Các loại rối loạn cảm giác hiện nay

Rối loạn cảm giác được chia thành hai loại chính là: Rối loạn tăng cảm giác và rối loạn giảm cảm giác. Các loại rối loạn cảm giác được xác định dựa vào một số đặc điểm và biểu hiện dưới đây:

Rối loạn tăng cảm giác

Rối loạn tăng cảm giác hay quá mẫn cảm là tình trạng người bệnh tăng độ nhạy cảm với các cảm giác như ánh sáng, âm thanh. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải cảm giác, mất tập trung, quá khích, dễ bị tác động bởi quá nhiều kích thích từ môi trường.

Rối loạn tăng cảm giác có thể xuất hiện các biểu hiện:

  • Khó ngủ, ngủ không sâu;
  • Khi mặc quần áo cảm thấy khó chịu, không thoải mái, ngứa ngáy do cảm nhận vải ma sát vào da;
  • Bị kích thích đối với những thông tin mới lạ, tín hiệu từ môi trường xung quanh, những thứ thông dụng như đồ đạc nội thất, quần áo, thực phẩm;
  • Có sức chịu đựng thấp đối với đám đông, nơi ồn ào hoặc vị trí quá sáng;
  • Chống lại những cái ôm hoặc sự đụng chạm bất ngờ ngay cả khi đó là từ cha mẹ hoặc những người quen thuộc khác;
  • Dễ khó chịu, cáu gắt hay thậm chí là hay hoảng loạn;
  • Ngưỡng đau thấp;
  • Vụng về;
  • Thường xuyên che mắt hoặc tai;
  • Kén ăn hoặc nôn trớ khi ăn thực phẩm có kết cấu nhất định;
  • Khó kiểm soát cảm xúc;
  • Khó tập trung, giảm chú ý.

Rối loạn giảm cảm giác

Rối loạn giảm cảm giác là những trường hợp bệnh nhân kém nhạy cảm hơn, giảm phản ứng, thường phản ứng chậm chạp hay gặp hạn chế trước các tín hiệu kích thích từ môi trường thường xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không?

Các loại rối loạn cảm giác thường gặp và cách điều trị
Rối loạn giảm cảm giác khiến trẻ không thể ngồi yên, quậy phá, không tập trung

Biểu hiện của rối loạn giảm cảm giác bao gồm:

  • Những đứa trẻ thiếu nhạy cảm và giảm độ nhạy cảm có thể tương tác nhiều hơn với môi trường xung quanh để nhận được nhiều phản hồi giác quan hơn. Điều này có thể khiến họ quá khích, có thể được xem là thô bạo, hung dữ với những đối tượng xung quanh;
  • Không thể ngồi yên, thường xuyên quậy phá, không tập trung chú ý, không vâng lời;
  • Có thể không phản hồi khi nói chuyện, gọi tên hoặc đụng chạm;
  • Nhận thức kém về vấn đề không gian hay phạm vi sở hữu cá nhân;
  • Thường tạo tiếng động lớn, yêu thích các động tác mạnh như leo trèo hoặc chạy nhảy;
  • Dễ ngủ, ngủ sâu và khó đánh thức;
  • Không thể ngồi yên;
  • Có thể quay mà không bị chóng mặt;
  • Nhai đồ vật (bao gồm cả tay và quần áo);
  • Ngưỡng đau cao.

Các phương pháp điều trị rối loạn cảm giác

Rối loạn cảm giác ở người lớn thường xuất hiện đột ngột, là hậu quả của các tổn thương thực thể như xuất huyết não, đột quỵ, nhồi máu não. Việc điều trị thường dễ dàng hơn nhờ vào ý thức đã trưởng thành tuy nhiên, tốc độ hồi phục còn phụ thuộc vào khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh. Một số biến chứng của bệnh có thể vẫn tồn tại suốt đời, do đó người bệnh cần dựa vào nỗ lực để dung hòa và tái hòa nhập cộng đồng.

Đối với rối loạn cảm giác ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý quan sát biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm là chìa để để điều trị rối loạn cảm giác. Sau khi được đánh giá kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế, các bước điều trị thường được thực hiện thông qua trị liệu.

Trẻ có thể sẽ bắt đầu được dẫn dắt sinh hoạt, học tập và làm việc bởi một nhà trị liệu có chuyên môn. Các buổi học sẽ dựa trên việc con bạn quá nhạy cảm, kém nhạy cảm hay kết hợp cả hai.

Trị liệu giúp trẻ phát triển toàn quản lý, đối phó, dung hòa khi rối loạn tăng cảm giác hay rèn luyện khả năng tập trung, chú ý khi mắc rối loạn giảm cảm giác. Có nhiều loại trị liệu khác nhau bao gồm:

Tích hợp cảm giác

Liệu pháp tích hợp cảm giác được phát triển vào những năm 1970 bởi OT, A. Jean Ayres, được thiết kế để giúp trẻ em có vấn đề rối loạn cảm giác đối phó với những khó khăn mà chúng gặp phải khi xử lý thông tin đầu vào cảm giác. Tích hợp cảm giác sử dụng các hoạt động vui chơi thể bao gồm việc sử dụng các thiết bị như xích đu, tấm bạt lò xo và cầu trượt trong môi trường được kiểm soát để điều trị bệnh.

Các loại rối loạn cảm giác thường gặp và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật vùng kín và những điều cần biết

Tích hợp cảm giác sử dụng các hoạt động vui chơi để hỗ trợ điều trị bệnh

Phương pháp này bao gồm nhiều buổi chơi với trẻ và cha mẹ với mỗi buổi kéo dài khoảng 20 phút. Trong các buổi học, phụ huynh được yêu cầu làm theo sự dẫn dắt của trẻ, ngay cả khi hành vi đó được cho là không bình thường. Sau đó, cha mẹ sử dụng các buổi chơi để tạo ra thử thách cho trẻ tạo giúp thành thạo những kỹ năng quan trọng. Thông qua liệu pháp này, những kỹ năng có thể trở thành phản ứng thường xuyên hàng ngày đối với các kích thích.

Chế độ ăn theo cảm giác

Chế độ ăn theo cảm giác là một chiến lược điều trị được sử dụng để kiểm soát rối loạn cảm giác. Về bản chất, đó là danh sách các hoạt động giác quan giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh và được sắp xếp hợp lý để sau đó cho phép chúng tham gia, học hỏi và cư xử theo khả năng tốt nhất của mình.

Cụ thể hơn, đây là một chương trình chăm sóc trẻ em tại nhà, trường học, trường mầm non hoặc được thiết kế riêng cho các hoạt động dựa trên giác quan và thể chất. Nó được sử dụng để giúp quản lý nhu cầu vận động – cảm giác của trẻ và giảm tác động của rối loạn cảm giác.

Tóm lại, rối loạn tăng cảm giác và rối loạn giảm cảm giác là các loại rối loạn cảm giác thường gặp hiện nay. Khi nghi ngờ trẻ mắc rối loạn cảm giác, bạn nên đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *