Sa tử cung độ 1 có mang thai được không? Có chữa được không?

Sa tử cung là bệnh lý có thể gặp phải ở phụ nữ sau sinh. Nhiều người lo lắng bị sa tử cung sẽ ảnh hưởng đến các lần mang thai tiếp theo. Vậy sa tử cung độ 1 có mang thai được không? Có chữa được không?

Bạn đang đọc: Sa tử cung độ 1 có mang thai được không? Có chữa được không?

Sa tử cung được phân loại thành các cấp độ từ độ 1 đến độ 3. Trong đó, sa tử cung độ 1 là cấp độ nhẹ nhất, khi tử cung bị tụt xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo. Việc chữa trị sa tử cung độ 1 cũng đơn giản hơn sa tử cung độ 3 rất nhiều. Trong bài viết này, KenShin sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều phụ nữ: Liệu sa tử cung cấp độ 1 có chữa được không và có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?

Sa tử cung độ 1 là gì?

Sa tử cung là bệnh phụ khoa có thể gặp phải ở phụ nữ đã sinh nở. Bình thường, tử cung nằm bên trên âm đạo. Vì một lý do nào đó, các dây chằng và cơ ở vùng tử cung bị giãn quá mức, mất khả năng đàn hồi, không còn khả năng nâng đỡ tử cung khiết tử cung bị tụt xuống ống âm đạo hoặc lộ ra ngoài âm đạo. Hiện tượng này gọi là sa tử cung ở phụ nữ.

Sa tử cung hay còn được gọi là sa dạ con được phân chia thành 3 cấp độ, tương ứng mức độ từ nhẹ đến nặng của bệnh. Cụ thể là:

  • Sa tử cung cấp độ 1 là tình trạng tử cung bị sa xuống nhưng vẫn nằm trong âm đạo.
  • Sa tử cung cấp độ 2 là tình trạng tử cung tụt xuống cửa âm đạo. Khi làm việc nặng, hoạt động liên tục có thể quan sát thấy tử cung ở cửa âm đạo.
  • Sa tử cung cấp độ 3 là cấp độ nặng nhất. Lúc này toàn bộ tử cung đã tụt ra ngoài âm đạo. Người bệnh có thể quan sát thấy tử cung to cỡ quả trứng gà, màu đỏ hồng ở ngoài âm đạo. Lúc này, tử cung không thể tự co lại vào trong.

Sa tử cung độ 1 có mang thai được không? Có chữa được không?

Như vậy, sa tử cung độ 1 đang là cấp độ nhẹ nhất và dễ chữa trị nhất

Những ai có nguy cơ sa tử cung độ 1 cao?

Phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành đều có nguy cơ sa tử cung cấp độ 1. Tuy nhiên, những phụ nữ nằm trong nhóm đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Phụ nữ đã sinh con và quá trình sinh nở diễn ra trong thời gian dài, thai nhi quá to.
  • Phụ nữ mang đa thai có nguy cơ sa tử cung cao hơn phụ nữ mang đơn thai.
  • Phụ nữ sau sinh không có thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe mà phải lao động nặng, vận động liên tục sớm.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ lớn tuổi, khi hệ thống dây chằng và cơ nâng đỡ tử cung bị lão hóa và giảm tính đàn hồi.
  • Những phụ nữ đã từng trải qua quá trình phẫu thuật tử cung trước đó, ít nhiều hệ thống cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung cũng đã bị ảnh hưởng.
  • Bị trĩ sau sinh hoặc rối loạn đại tiện sau sinh cũng làm tăng áp lực ổ bụng và lâu ngày dễ khiến tử cung bị sa ra ngoài.
  • Một số trường hợp phụ nữ phải can thiệp y khoa trong lúc sinh như: Sinh mổ, phẫu thuật nội soi, dùng thuốc oxytocin…cũng dễ bị sa tử cung hơn

Sa tử cung độ 1 và triệu chứng điển hình

Dấu hiệu sa tử cung cấp độ 1 ở mỗi người không giống nhau. Thông thường, ở cấp độ này, các triệu chứng cũng không nghiêm trọng và đôi khi khó phát hiện. Việc phát hiện muộn khiến sa tử cung dễ diễn tiến thành cấp độ 2 hoặc cấp độ 3. Thậm chí, ở cấp độ 1, dấu hiệu bệnh không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống khiến nhiều người bỏ qua. Chúng cũng dễ gây nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa khác.

Sa tử cung độ 1 có mang thai được không? Có chữa được không?

Một số phụ nữ có triệu chứng rõ ràng nhưng cũng có những người dấu hiệu nhận biết mờ nhạt

Một số triệu chứng điển hình ở bệnh nhân sa tử cung cấp độ 1 như:

  • Người bệnh cảm thấy nặng bụng, đau tức bụng dưới thường xuyên, nhất là trước kỳ kinh nguyệt.
  • Bệnh sa tử cung cũng dẫn đến đau lưng, nhất là khi đứng quá lâu hoặc lao động nặng.
  • Buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên dù lượng nước tiểu không nhiều. Nguyên nhân là do các dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị suy yếu dẫn đến khó kiểm soát hoặc rối loạn tiểu tiện.

Sa tử cung độ 1 có mang thai được không?

Sa tử cung độ 1 có thể xảy ra trong lúc phụ nữ mang thai hoặc sau khi phụ nữ sinh con. Những phụ nữ bị sa tử cung sau sinh sẽ lo lắng về khả năng mang thai lần tiếp theo. Những phụ nữ chưa từng sinh nở bị sa tử cung sẽ lo lắng về khả năng mang thai trong tương lai. Vậy thực tế, sa tử cung độ 1 có mang thai được không?

Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ sa tử cung cấp độ 1 vẫn có khả năng mang thai bình thường. Tuy nhiên, họ cần điều trị bệnh trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Với phụ nữ mang thai, sa tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, băng huyết thậm chí khiến mẹ tử vong do băng huyết nếu không được cấp cứu kịp thời. Phụ nữ sa tử cung khi mang thai cũng có nguy cơ sinh mổ cao hơn.

Trong trường hợp phụ nữ bị sa tử cung cấp độ 2 hoặc 3, các bác sĩ khuyến cáo không nên mang thai. Khi tử cung bị tụt xuống âm đạo, thai nhi không đủ không gian phát triển, dễ bị chết lưu, sảy thai và nguy cơ gây băng huyết ở người mẹ rất cao.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan viêm phổi do Phế cầu: Trẻ sau tiêm vắc xin ngừa Phế cầu có bị viêm phổi không?

Sa tử cung độ 1 có mang thai được không? Có chữa được không?
Trước và sau khi mang thai, phụ nữ sa tử cung cấp độ 1 cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ

Sa tử cung độ 1 có chữa được không?

Sa tử cung độ 1 có chữa được không cũng là thông tin mà nhiều bệnh nhân muốn biết. Khi bệnh sa tử cung ở giai đoạn sớm, việc điều trị sẽ không quá khó khăn. Bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho khoa học để giảm nhẹ triệu chứng và bệnh không tiến triển nặng. Một số gợi ý dành cho người bệnh như:

  • Không nên lao động nặng, làm việc quá sức, mang vác vật nặng thường xuyên.
  • Chú trọng việc nghỉ ngơi đủ giờ và hợp lý trong thời gian điều trị bệnh.
  • Ưu tiên các thực phẩm như trái cây tươi, rau xanh để hạn chế táo bón. Táo bón cũng là một trong số những nguyên nhân khiến bệnh sa tử cung diễn tiến nặng hơn.
  • Nếu đang bị thừa cân, người bệnh nên điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý.
  • Áp dụng các bài tập chữa sa tử cung đơn giản tại nhà. Các bài tập vùng chậu như bài tập kegel sẽ giúp dây chằng và cơ nâng đỡ tử cung dẻo dai, đàn hồi hơn nên cũng hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả.

Sa tử cung độ 1 có mang thai được không? Có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không? Loại thực phẩm nào nên kiêng?

Điều trị sa tử cung kịp thời và đúng cách để bảo vệ sức khỏe nữ giới

Sa tử cung độ 1 tuy không quá nghiêm trọng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình mang thai. Ngăn ngừa bệnh sa tử cung sau sinh là việc mà mọi phụ nữ nên tìm hiểu để đảm bảo khả năng sinh sản lần tiếp theo cũng như bảo vệ sức khỏe tổng thể của chính mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *