Đạp xe là môn thể thao phổ biến với tất cả mọi người. Tuy nhiên dạo gần đây có nhiều tin đồn cho rằng đạp xe có thể gây vô sinh ở nam giới cũng như ảnh hưởng tới sinh lý nữ giới, điều này có thật không? Liệu đạp xe có ảnh hưởng đến sinh lý không?
Bạn đang đọc: Thực hư vấn đề đạp xe có ảnh hưởng đến sinh lý không?
Đạp xe có tác dụng gì? Đạp xe là một bộ môn thể thao lành mạnh, ít tác động và được mọi lứa tuổi yêu thích, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Gần đây có nhiều tin đồn cho rằng đạp xe có thể ảnh hưởng tới sinh lý nam và nữ như giảm ham muốn tình dục và gây vô sinh. Vậy thực hư đạp xe có ảnh hưởng đến sinh lý không và cách đạp xe tốt cho sức khỏe giới tính của chúng ta, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Contents
Nữ giới đạp xe có ảnh hưởng đến sinh lý không?
Nghe có vẻ hơi lạ nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc đạp xe có ảnh hưởng tới sinh lý nữ. Trong nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ), nữ giới khi đạp xe nhiều sẽ gây áp lực lên vùng xương chậu, và việc đạp xe liên tục ở cường độ cao sẽ khiến cho “cô bé” bị cọ xát làm dây thần kinh cảm giác bị trơ lì, giảm ham muốn tình dục.
Bên cạnh đó việc bị cọ xát khi đạp xe liên tục ở cường độ cao cũng sẽ khiến phụ khoa của nữ giới bị tổn thương, dễ mắc các vấn đề bệnh ở phụ khoa nhiều hơn bình thường.
Tuy nhiên những tác hại trên đều xảy ra bên ngoài, không ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản bên trong nên nữ giới không có nguy cơ gây hiếm muộn hay vô sinh như ở nam giới.
Đạp xe ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông như thế nào?
Với nam giới có phần nghiêm trọng hơn, nhiều người cho rằng đạp xe nhiều khiến thần kinh vùng kín bị chèn ép, dẫn đến rối loạn cương dương. Điều này liệu có đúng không?
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Cordoba, nếu nam giới đạp xe hơn 300km trong 1 tuần có thể sẽ làm giảm 4% lượng tinh trùng và suy yếu chất lượng tinh binh. Mối lo âu này không phải là mới, trên thực tế, các bác sĩ người Hy Lạp Hippocrates đã xác định các vấn đề tình dục có thể bị ảnh hưởng ở nam giới cưỡi ngựa. Việc ngồi trên lưng ngựa và thường xuyên xóc nảy khiến cho đàn ông khó có thể cương cứng khi giao hợp.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm nội soi dạ dày là gì? Khi nào cần đến phương pháp này?
Thêm một nghiên cứu nữa trên tạp chí European Urology năm 2005, đạp xe có thể dẫn đến một số chấn thương đối với hệ thống của bộ phận sinh dục. Trong đó, nam giới có cảm giác bị tê cơ quan sinh dục là phổ biến nhất, cũng có nhiều người bị rối loạn cương cương, còn nặng hơn có thể bị viêm tuyến tiền liệt, xoắn thừng tinh,…
Nguyên nhân dẫn đến việc này do khi nam giới đạp xe trong thời gian dài, chân di chuyển lên xuống gây tác động tới tinh toàn, làm tăng nhiệt độ và rối loạn quá trình sản xuất tinh binh, dẫn đến rối loạn cương dương khi động mạch cũng như dây thần kinh bị kẹt giữa yên xe và xương mu của người đạp xe, nếu ngồi sai tư thế còn có thể gây tắc nghẽn mạch máu đến dương vật.
Tuy không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nhưng đạp xe với cường độ mạnh ít nhiều có cũng ảnh hưởng đến “cậu bé” và cản trở tới đời sống sinh hoạt của vợ chồng.
Đạp xe như thế nào để không gây ảnh hưởng tới sinh lý?
Qua những thông tin trên cho ta thấy đạp xe cũng có thể ảnh hưởng tới sinh lý cả nam và nữ. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi nam giới hoặc nữ giới tập luyện thể thao với cường độ mạnh và trong thời gian dài. Các bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của việc đạp xe tới sinh lý nam và nữ giới bằng những cách dưới đây:
- Trang phục thoải mái, phù hợp khi vận động, không mặc quá nóng hoặc chật chội bó sát vào người.
- Không ngồi xe đạp quá lâu và chọn xe có yên mềm, bằng phẳng đủ diện tích tiếp xúc với vùng mông.
- Kiểm tra xe phù hợp với chiều cao của mình, tránh để tình trạng xe quá cao hoặc quá thấp khiến cho bộ phận sinh lý bị cọ xát nhiều.
- Khi đạp xe bạn nên hạ tay lái xuống, cúi người về phía trước sẽ giúp bạn nâng phần cơ thể phía sau của bạn ra khỏi ghế để giảm áp lực lên vùng đáy chậu.
- Đối với những người mắc bệnh về tim mạch, cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm,… không nên đạp xe quá nhiều.
- Đối với những chuyến đi dài bạn nên nghỉ giải lao để giảm thời gian đạp xe, hoặc thỉnh thoảng bạn có thể đứng trên bàn đạp khoảng 15 giây để phần hông và xương chậu được nghỉ ngơi.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim
Tổng kết lại, việc thường xuyên ngồi lên yên xe đạp có ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh lý của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên bạn không nên vì vậy mà từ bỏ sở thích, thói quen đạp xe vì đây là bộ môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Bạn chỉ cần thay đổi trong lúc đạp xe để cân bằng giữa hoạt động thể dục và sức khỏe của mình. Hãy lắng nghe cơ thể trong lúc vận động, và nếu bạn cảm thấy có điểm gì bất thường, hãy tới ngay các cơ sở uy tín để theo dõi và khám chữa bệnh kịp thời nhé.