ECG thiếu máu cơ tim: Phương pháp chẩn đoán để điều trị bệnh hiệu quả

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm, làm giảm khả năng bơm máu của tim, gây tổn thương cơ tim dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Với sự phát triển của y học hiện đại, có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả trong đó có phương pháp ECG thiếu máu cơ tim. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này nhé!

Bạn đang đọc: ECG thiếu máu cơ tim: Phương pháp chẩn đoán để điều trị bệnh hiệu quả

ECG thiếu máu cơ tim là một trong những kỹ thuật y khoa có giá trị, sử dụng để chẩn đoán và định khu vị trí tắc nghẽn động mạch vành của bệnh thiếu máu cơ tim. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ECG là gì và phương pháp ECG thiếu máu cơ tim có thực sự hiệu quả không nhé.

Thiếu máu cơ tim là bệnh gì?

Thiếu máu cơ tim còn gọi là bệnh mạch vành tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ, là tình trạng mạch vành bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ, khiến cơ tim không nhận đủ lượng máu để tim hoạt động bình thường. Nếu không được tái tạo máu kịp thời, bệnh có thể khiến một vùng tim bị tổn thương, hoại tử hay còn gọi là nhồi máu cơ tim.

Thiếu máu cơ tim có biểu hiện đặc trưng là xuất hiện những cơn đau thắt vùng ngực trái (khu vực trái tim). Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim nhưng không có biểu hiện khiến người bệnh khó phát hiện và kiểm soát.

ECG thiếu máu cơ tim: Phương pháp chẩn đoán để điều trị bệnh hiệu quả

Thiếu máu cơ tim là tình trạng mạch vành bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ

ECG là gì?

ECG (Electrocardiogram) – điện tâm đồ là đồ thị ghi lại sự thay đổi của dòng điện bên trong tim. Đây là trắc nghiệm không xâm lấn, không gây đau đớn, cho kết quả nhanh và chính xác cao. Theo đó, khi thực hiện ECG, bác sĩ sẽ ghi nhận được hình ảnh lưu lại những hoạt động điện học của tim, những xung điện tế bào tim được ghi lại bằng đồ thị.

ECG được sử dụng rộng rãi trong y học, có thể áp dụng cho mọi đối tượng để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh lý liên quan đến tim như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, bất thường cấu trúc tim, rối loạn nhịp tim,… ECG được đo khi nghỉ ngơi (điện tim thường) để phân biệt với phương pháp đo điện tim khác như đo khi gắng sức hoặc đo Holter 24 giờ.

Vai trò của ECG thiếu máu cơ tim

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim như đau thắt ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi,… là những triệu chứng thường gặp và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị thiếu máu cơ tim hay không thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sinh hóa máu, siêu âm tim, chụp mạch vành, chụp X-quang ngực hay đặc biệt là thực hiện ECG thiếu máu cơ tim. ECG thiếu máu cơ tim là phương pháp cận lâm sàng quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng và mức độ thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, ECG thiếu máu cơ tim còn hỗ trợ phát hiện nhiều vấn đề về tim mạch như phì đại thất trái, rối loạn nhịp tim, block nhĩ thất, block nhánh,… Khi phát hiện bệnh sớm, bệnh nhân sẽ được can thiệp điều trị kịp thời từ đó kiểm soát sức khỏe tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về tầm soát Alzheimer

ECG thiếu máu cơ tim: Phương pháp chẩn đoán để điều trị bệnh hiệu quả
ECG thiếu máu cơ tim là phương pháp cận lâm sàng quan trọng nhằm chẩn đoán các bệnh về tim mạch

Những lưu ý đối với bệnh nhân khi thực hiện ECG thiếu máu cơ tim

ECG là phương pháp cận lâm sàng giúp phát hiện và theo dõi nhiều vấn đề của tim mạch. Tuy vậy, khi thực hiện phương pháp này bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và đảm bảo kết quả chẩn đoán luôn chính xác.

Thông báo cho bác sĩ các triệu chứng mà bạn gặp

Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết những triệu chứng của cơ thể bạn cũng như tiền sử các bệnh lý mà gia đình bạn hiện có như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần nói cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng trong thời gian gần đây để được tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp.

Nằm một tư thế khi thực hiện ECG thiếu máu cơ tim

Khi tiến hành ECG, bạn sẽ được yêu cầu nằm trên giường. Để kết quả ECG chuẩn xác nhất, trong quá trình đọc điện tâm đồ bạn cần nằm yên và thư giãn. Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bỏ nút áo và để lộ phần ngực. Lúc này bạn nên nằm ngửa, đặt 2 tay song song với thân, chân duỗi và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Nếu bạn có đeo trang sức hoặc trên cơ thể có các vật bằng kim loại thì nên tháo bỏ trước khi tiến hành ECG thiếu máu cơ tim.

ECG thiếu máu cơ tim: Phương pháp chẩn đoán để điều trị bệnh hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Trong quá trình đọc điện tâm đồ bạn cần nằm yên và thư giãn để kết quả ECG chuẩn xác nhất

Khi được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu cơ tim, người bệnh không nên hoảng loạn, lo lắng mà cần tuân thủ những điều như sau:

  • Tạo thói quen ăn uống lành mạnh: Không ăn chất béo, không ăn mặn, không ăn thịt đỏ, tăng cường ăn cá, rau xanh, bổ sung vitamin thích hợp, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Luyện tập thể dục thể thao: Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những bài tập phù hợp với bệnh lý nhằm hỗ trợ sức khỏe.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ: Bệnh nhân nên thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Bệnh được phát hiện càng sớm thì sẽ được can thiệp sớm và kết quả điều trị sẽ tốt hơn.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Bệnh nhân nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ đúng theo lịch hẹn để được chăm sóc và kiểm soát bệnh lý tốt.

Qua những phân tích trên có thể thấy ECG thiếu máu cơ tim là phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh liên quan đến tim mạch. Trước khi thực hiện điện tâm đồ, hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh của bản thân để được tư vấn điều trị phù hợp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *