Xỏ khuyên có nên uống kháng sinh không? Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng và chảy máu xảy ra thường xuyên và mặc dù hiếm gặp nhưng các biến chứng nặng cũng đã được báo cáo. Dị ứng kim loại có thể phát triển do xỏ khuyên, do đó, loại trang sức dùng để đeo lỗ xỏ khuyên là một điều quan trọng cần cân nhắc.
Bạn đang đọc: Xỏ khuyên có nên uống kháng sinh không?
Các biến chứng thường gặp của việc xỏ khuyên bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và các vấn đề liên quan đến chấn thương mô và sẹo, được báo cáo bởi gần 50% số người xỏ khuyên. Ngoài ra, việc quản lý vị trí xỏ khuyên trở nên quan trọng trong một số điều kiện nhất định. Vậy xỏ khuyên có nên uống kháng sinh không?
Contents
Xỏ khuyên bao lâu thì lành?
Tốc độ lành sau xỏ khuyên thay đổi tùy theo độ tuổi, vị trí và thể chất của mỗi người. Các xỏ khuyên ở tai thường mất từ 6 đến 8 tuần để lành. Tuy nhiên, các vị trí khác mất nhiều thời gian hơn, thường từ 3 đến 9 tháng. Trong thời gian này, nên xoay bông tai một hoặc hai lần một ngày để tránh các vết thương cứng lại. Tuy nhiên, việc chạm vào tay cũng nên hạn chế, vì bạn có thể dễ dàng bị nhiễm trùng nếu tay không sạch.
Vết thương nhanh lành hay không còn phụ thuộc vào việc chăm sóc và vệ sinh lỗ xỏ khuyên. Dùng bông gòn thấm quanh vết thương mỗi ngày một lần. Trong mọi trường hợp, bạn không nên sử dụng cồn vì nó sẽ làm khô chỗ xỏ khuyên. Không tháo khuyên cho đến khi vết thương lành lại.
Xỏ khuyên có nên uống kháng sinh không?
Sự an toàn của việc xỏ khuyên được quyết định bởi sự sạch sẽ và uy tín của nơi thực hiện. Nếu dụng cụ tại nơi thực hiện không sạch sẽ, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, uốn ván, viêm gan do virus,… Ngay cả trong môi trường vô trùng, việc xỏ khuyên có thể có những tác hại tiềm ẩn, bao gồm:
- Chảy máu liên tục;
- Nhiễm trùng mạn tính;
- Viêm hoặc tổn thương thần kinh;
- Dị ứng da gây châm chích và ngứa;
- Áp xe (tình trạng da đau đớn với lượng mủ lớn);
- Các vết nứt, trầy xước do va chạm, thể thao, thậm chí là ma sát khi ngủ hoặc thay quần áo,…
- Khi sẹo lồi hình thành, tính thẩm mỹ bị suy giảm;
Trong đó nhiễm trùng là tình trạng hay gặp nhất hiện nay do chăm sóc vệ sinh không cẩn thận. Vậy xỏ khuyên có nên uống kháng sinh không? Trường hợp nào cần sử dụng kháng sinh? Kháng sinh có thể dùng để điều trị hoặc dự phòng nhiễm trùng nhiễm khuẩn. Thuốc mỡ kháng sinh rất tốt để điều trị vết thương hở nhỏ nhưng ít hữu ích hơn đối với vết thương bị nhiễm trùng sâu. Sau khi rửa sạch và lau khô lỗ xỏ, bôi thuốc mỡ kháng sinh để giúp vết thương mau lành hơn. Thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ vào bông gòn hoặc tăm bông và bôi một lớp mỏng lên vùng xỏ khuyên. Không sử dụng thuốc mỡ nếu vết thương đang rỉ nước hoặc rỉ dịch.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối
Nhưng ở những trường hợp nhiễm trùng nặng thì những loại thuốc này tạo thành một lớp mỏng trên da và đóng vết thương. Điều này có nghĩa là vết thương sẽ không khô và nhiễm trùng sẽ bị đọng lại bên trong. Vì vậy xỏ khuyên có nên uống kháng sinh không? Về việc uống kháng sinh là khi có tình trạng nhiễm trùng xảy ra, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bôi hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trên lỗ xỏ khuyên của bạn.
Các dấu hiệu của nhiễm trùng khi xỏ khuyên
Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên là rất quan trọng để đề phòng tiến triển nặng và điều trị kịp thời. Nhiễm trùng thường xảy ra nhất khi xỏ khuyên tại nhà hoặc khi bạn bất cẩn trong quá trình xỏ khuyên. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn có thể đã gặp phải tình trạng nhiễm trùng:
- Nhức hoặc đau nhiều tại chỗ xỏ khuyên;
- Sưng đỏ nhiều không thấy giảm;
- Tại vị trí xỏ khuyên đỏ ửng so với vùng da bình thường;
- Có khi tạo mủ, chảy máu hoặc dịch tiết;
Nhiễm trùng có thể tiến triển nhanh chóng nếu không được điều trị, nhưng hầu hết các tình trạng này cũng có thể nhanh khỏi nếu được chăm sóc thích hợp sớm và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên vệ sinh vị trí xỏ khuyên bằng nước ấm và sát khuẩn. Luôn rửa tay thật kỹ trước khi chạm vào khuyên, đặc biệt nếu vết thương mới hoặc bị nhiễm trùng thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho da mụn? Đừng bỏ qua 9 thực phẩm vàng cho làn da mụn
Ngoài nhiễm trùng, bạn cũng có thể bị kích ứng do xỏ khuyên nếu bị dị ứng kim loại. Các dấu hiệu dị ứng với khuyên bao gồm: Da đỏ, phát ban ở chỗ xỏ khuyên, bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc rát khi làm sạch lỗ xỏ khuyên.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về xỏ khuyên có nên uống kháng sinh không. Thuốc kháng sinh thường sẽ được bác sĩ kê đơn cho bạn nếu không may bạn gặp phải tình trạng nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên. Hãy nhớ rằng, nếu có bất cứ dấu hiệu nào của nhiễm trùng, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nếu có ý định xỏ khuyên, hãy lựa chọn các cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh và an toàn để hạn chế tối thiểu các trường hợp không mong muốn xảy ra với sức khỏe của bạn nhé!